Những bí mật ít biết về nghề tiếp viên hàng không
Yêu cầu về ngoại hình phải học kỹ năng đỡ đẻ và cả kỹ năng tự vệ là những điều ít biết về nghề tiếp viên hàng không.
1. Yêu cầu về độ tuổi và ngoại hình: Các tiếp viên hàng không luôn phải tuân thủ các yêu cầu nghiêm ngặt của hãng về đầu tóc, ăn mặc, trang điểm. Móng tay phải được cắt gọn gàng và sơn theo quy định. Ngoài ra, tất cả tiếp viên hàng không (nam lẫn nữ) đều yêu cầu “về hưu” ở độ tuổi 32.
2. Cân nặng: Nhiều hãng hàng không còn đi kèm các quy định về trọng lượng cơ thể và tỷ lệ mỡ mà các tiếp viên hàng không phải tuân theo. Họ phải đạt chỉ số BMI khỏe mạnh và một cơ thể đạt chuẩn theo yêu cầu của từng hãng hàng không.
3. Tiếp viên được trả tiền từ khi cửa máy bay đóng: Khi chuyến bay bị trì hoãn hoặc bất ngờ hủy bỏ, họ sẽ chỉ được nhận một khoản trợ cấp nhỏ thường là khoảng 1 euro/giờ, như chính sách của hãng American Airlines và Singapore Airlines.
4. Học quyền tự vệ nếu bị bắt buộc: Ngày nay, tất cả tiếp viên hàng không (nam lẫn nữ) đều phải trải qua một khóa huấn luyện kỹ năng tự vệ cận chiến, theo chính sánh phòng chống không tặc chiếm máy bay. Do đó, nếu hàng khách quá khích, tiếp viên hàng không có thể tự vệ.
Video đang HOT
5. Được huấn luyện để có thể đỡ đẻ trên máy bay: Bên cạnh những hướng dẫn cơ bản về cấp cứu và y tế, những khóa học tiếp viên hàng không còn dậy cách để đỡ đẻ. Đây không phải là điều hiếm gặp khi đã có nhiều ca đẻ trên máy bay của các sản phụ.
6. Được huấn luyện cách để tồn tại trong điều kiện khắc nghiệt: Những tiếp viên hàng không được huấn luyện để có thể xử lý trong những tình huống khẩn cấp nếu máy bay không may bị tai nạn hay đâm phải những nơi có điều kiện và hoàn cảnh khắc nghiệt.
7. Các tiếp viên đều là những chuyên gia làm đẹp: Tất cả nữ tiếp viên đều được dạy cách trang điểm và giữ nhan sắc tươi tắn trong suốt quá trình bay chỉ với vài lít nước (để giữ cho da không bị sần), một bộ mỹ phẩm trang điểm, dụng cụ làm tóc, làm móng…
8. Tiếp viên được quyền sử dụng thiết bị điện tử: Mặc dù tất cả hành khách đều được yêu cầu thắt dây an toàn và tắt tất cả thiết bị điển tử thì quy tắc này lại không được áp dụng với đội ngũ tiếp viên. Theo đó, họ vẫn được quyền gọi điện và chụp hình tự sướng rồi gửi lên mạng xã hội.
9. Phải thực hiện những yêu cầu quái gở từ phía hành khách: Ngoài những hành khách liên tục nhấn nút khẩn cấp trong suốt quá trình bay, tiếp viên còn thường xuyên phải đối phó với một số câu hỏi và yêu cầu quái gở từ phía hành khách.
10. Các tiếp viên cũng có thể bị say máy bay: Dù đã quen với cường độ bay và có những khóa tập luyện lâu dài nhưng các tiếp viên vẫn có thể bị say máy bay. Điều này thường xảy ra khi các tiếp viên rơi vào trạng thái mệt mỏi và kiệt sức do lịch bay liên miên và không cố định.
Theo_Kiến Thức
Điều ít biết về loại sứa đỏ đang gây sốt ở Hà Nội
Không chỉ độc lạ về màu sắc sứa đỏ còn là nguyên liệu làm nên nhiều món ăn gây sốt giới trẻ Hà Nội. Cùng tìm hiểu về loại nguyên liệu quý hiếm này.
Món sứa đỏ
mắm tôm có nguồn gốc từ vùng biển Hải Phòng, Nam Định. Mặc dù vừa mới du nhập đến Hà Nội nhưng đã tạo nên một cơn sốt ẩm thực trong những ngày hè nóng bức.
Mùa sứa bắt đầu từ tháng 2 đến tháng 5 âm lịch. Sứa có 2 loại trắng và đỏ. Sứa đỏ là loại hải sản mang giá trị kinh tế cao. Một con sứa tươi thường được bán với giá 25.000 đồng/con. Sứa đỏ chỉ mới xuất hiện tại vùng biển Nam Định, Hải Phòng từ vài năm nay.
Sứa đỏ của làng biển Thủy Nguyên - Hải Phòng được rất nhiều người biết đến không chỉ do ưu đãi thủy thổ của vùng nguyên liệu dồi dào mà còn bởi những bí quyết gia truyền chế biến sứa biển nối đời độc đáo của những lò sứa bản địa.
Thân sứa chứa 96-97 % nước nên chỉ vài giờ sau khi thu hoạch là hư hỏng. Cũng do có nhiều nước, nên sau khi sứa đỏ được đánh bắt lên sẽ được ngâm với nước vỏ cây sú vẹt để giúp sứa không tan, giòn và màu càng đỏ tươi hơn.
Sứa đỏ có giá trị dinh dưỡng rất cao, thơm ngon, mát bổ mang mùi vị của biển và vị ngọt mát. Sứa đỏ sau khi đánh bắt được không cần chế biến có thể xuất bán ngay.
Món sứa đỏ xuất hiện tại Hà Nội. Vẻ lạ lẫm của nó khiến nhiều người đổ xô đi ăn thử món ăn đặc biệt này. Ở Hà Nội, mỗi suất sứa đỏ mắm tôm được bán với giá dao động từ 25.000 - 30.000 đồng.
Theo_Kiến Thức
Bột ngọt giá rẻ Trung Quốc khiến hàng trong nước khó thở Ngày 14.3, thông tin từ Bộ Công Thương cho biết, cơ quan này đã quyết định áp dụng biện pháp tự vệ toàn cầu đối với sản phẩm bột ngọt nhập khẩu vào Việt Nam. Cụ thể, ngày 10.3.2016, Bộ Công Thương đã ban hành Quyết định số 920/QĐ-BCT về việc áp dụng biện pháp tự vệ toàn cầu đối với sản phẩm...