Những bí mật ít biết về chiếc áo bà ba của phụ nữ Nam bộ
Chiếc áo này là một nét văn hóa không thể thiếu trong đời sống tinh thần của phụ nữ Nam bộ.
Chiếc áo bà ba luôn gắn liền với phụ nữ Nam bộ.
Nếu như người Bắc bộ thường gắp liền với chiếc áo tứ thân, áo yếm váy đụp thì người miền Nam lại xem chiếc áo bà ba như một phục trang quen thuộc. Cứ về đến đất Nam bộ, thì hình ảnh quen thuộc mà chúng ta dễ dàng bắt gặp đó chính là các bà má, các cô gái vận trên mình chiếc áo bà ba giản dị nhưng vẫn không hề kém phần quyến rũ.
Áo bà ba đã góp phần tôn lên vẻ đẹp thuần hậu, mộc mạc và dịu dang của người phụ nữ vùng miệt vườn của sông nước Cửu Long. Áo bà ba thường được thiết kế không cổ, thân áo phía sau may bằng một mảnh vải nguyên, thân trước gồm hai mảnh, ở giữa có hai dải cúc chạy dàu từ trên xuống. Áo chít eo, xẻ tà vừa phải ở hai bên hông. Áo có độ dài trùm qua mông, gần như bó sát thân làm tôn lên những đường cong của cơ thể người mặc.
Cha đẻ của chiếc áo huyền thoại
Midu trong một trang phục áo bà ba cách tân.
Áo bà ba xuất hiện vào nửa đầu thế kỷ 19, được Trương Vĩnh Ký cách tân từ áo của người dân đảo Penang (người Malaysia gốc Hoa) cho phù hợp với người Việt. Trương Vĩnh Ký một nhà văn, nhà ngôn ngữ học, nhà giáo dục học, và khảo cứu văn hóa tiêu biểu của Việt Nam thời bấy giờ.
“Bà ba” xuất phát từ tiếng gọi của một tộc người Mã Lai lai Trung Hoa cổ xưa. Áo bà ba gắn liền với người miền Nam như một thói quen cố hữu, trong mọi hoạt động của đời sống sinh hoạt. Từ đi làm đồng cho đến đi chơi, đi tết hay thường ngày. Chỉ có điều, cách lựa chọn vải và màu sắc sẽ thay đổi để phù hợp với từng hoàn cảnh mà thôi.
Video đang HOT
Trước đây, áo bà ba chủ yếu là màu nâu và đen do được nhuộm từ các loại vỏ cây thiên nhiên. Nhưng sau này, khi công nghiệp thời trang phát triển, màu sắc cũng đa dạng và chất liệu vải cũng phong phú hơn rất nhiều.
Áo bà ba- một giá trị truyền thống của người Nam bộ
Cũng như trang phục áo dài, áo yếm hay tứ thân, áo bà ba cũng đã nhiều lần đi vào thơ ca của các văn nhân, thi sỹ. Tác giả Đình Văn đã viết: “ Tôi thương chiếc áo bà ba, áo bà ba em mặc đưa đò, đời dãi dầu trong chiếc áo nâu, đêm anh về nhớ áo bà ba” hay Nguyễn Thiện Thanh từng phê pha trước vẻ đẹp của chiếc áo bà ba mà thốt lên đầy cảm thán: “ Chiếc áo bà ba trên dòng sông thăm thẳm. Thấp thoáng con xuồng bé nhỏ lướt mong manh. Nón lá đội nghiêng tóc dài con nước đổ. Hậu Giang ơi em vẫn đẹp ngàn đời”.
Không những thế, chiếc áo bà ba đang dần trở thành một thứ phục trang được nâng tầm về giá trị văn hóa, được thế giới đón nhận. Như tại cuộc thi “Miss Grand International 2017″ (Hoa hậu Hòa bình Quốc tế 2017) tổ chức tại Việt Nam, những chiếc áo bà ba đã được các người đẹp mặc trong một hoạt động bên lề. Chính phục trang giản dị này đã rất được lòng các người đẹp. Hay trong cuộc thi Hoa hậu Việt Nam 2016, các thí sinh cũng được vận lên mình chiếc áo truyền thống của người Nam bộ khi tham gia tham quan một di tích văn hóa lịch sử.
Theo danviet.vn
Quốc phục thi hoa hậu quốc tế: Phá cách đến đâu là vừa?
Sáng tạo hay cách tân quốc phục thi hoa hậu quốc tế là điều cần thiết, nhưng phải giữ được vẻ đẹp của trang phục, cũng như cái hồn của dân tộc. Nhiều quốc phục của đại diện Việt Nam từng gây tranh cãi.
Những quốc phục gây tranh cãi vì "tham" chi tiết
Dĩ nhiên, không phải bộ quốc phục nào mỗi khi được lựa chọn cho các đại diện của Việt Nam đi chinh chiến ở đấu trường nhan sắc quốc tế cũng đều nhận được những lời khen ngợi. Bởi vì quốc phục thi hoa hậu quốc tế mà thí sinh mang đến được xem là góp phần quan trọng trong việc quảng bá và giới thiệu nét văn hóa truyền thống đặc trưng nhất của đất nước mình nên càng cần phải được lựa chọn kỹ càng.
Tuy vậy, quá "lạm dụng" trong việc đưa cái đặc trưng vào trang phục khiến nhiều khi bị "phản tác dụng". Mới đây, "Bánh mì" - một trong 6 mẫu thiết kế được đem ra để lựa chọn cho Hoa hậu H'Hen Niê mang tới Miss Universe 2018 - gây nhiều chú ý nhất vì đây là bộ trang phục dân tộc thi quốc tế đầu tiên lấy cảm hứng từ ẩm thực Việt Nam, lại là một món ăn dân dã như bánh mì đường phố.
H'Hen Niê diện trang phục "bánh mì 10K". Ảnh: BTC.
Bộ trang phục này bao gồm phần khung tròn được H'Hen Niê đeo ngang hông, trên đó chất đầy những "ổ bánh mì" và gắn xung quanh là các biển rao bánh "10K", hay câu slogan quen thuộc "Ăn là ghiền". Phụ kiện kèm theo là bông tai cũng hình bánh mì và nón lá.
Nhiều ý kiến khen ngợi "Bánh mì" khá sáng tạo và độc đáo. Tuy nhiên, không ít người lại nhận xét rằng bộ trang phục này trông hơi "rẻ tiền, hàng chợ" và có phần "dị dị". Thậm chí có khán giả còn nhận xét việc đưa hết các thiết kế lên trên bề mặt khiến "Bánh mì" trông giống thời trang tái chế hơn.
"Tham" trong việc muốn làm nổi bật lên quá nhiều chi tiết, phá cách trang phục khiến không ít trang phục dân tộc thi hoa hậu quốc tế cũng chịu rất nhiều ý kiến gây nhiều tranh cãi.
Bộ trang phục dân tộc "Sen vàng Việt Nam" nặng 45kg của NTK Lê Long Dũng mà người đẹp Dương Nguyễn Khả Trang mang đến Hoa hậu Siêu quốc gia 2016 từng gây tranh cãi vì quá rườm rà và rối mắt.
Bộ trang phục dân tộc "Sen vàng Việt Nam".
Khắc phục được nhược điểm rườm rà, quá nhiều chi tiết nhưng một số bộ trang phục lại vướng tranh cãi vì quyến rũ quá mức. Chiếc váy Lửa thiêng của NTK Long Dũng mà đại diện Việt Nam là Thúy Ngân mang đến cuộc thi Nữ hoàng Du lịch Quốc tế 2011 từng khiến mọi người "ngột thở" vì sự lộ liễu da thịt quá đà, khiến trang phục trở nên phản cảm.
Thúy Ngân gợi cảm trong trang phục Lửa thiêng. Ảnh: Quốc Huy.
Phá cách cũng phải có chừng mực
Quay lại bàn về bộ trang phục "Bánh mì" đang gây tranh cãi, nhà thiết kế Thuận Việt cho biết trên Zing rằng: "Điểm yếu của bộ trang phục Bánh mì là chất liệu của chiếc áo và kỹ thuật cắt may. Chiếc áo thiếu chi tiết làm điểm nhấn, cũng như các phụ kiện, chiếc nón lá và đôi giày tôi nghĩ nên thay đổi, cần chỉn chu và công phu hơn".
"Rẻ tiền hay đắt tiền, hàng chợ hay hàng cao cấp phụ thuộc vào cách thể hiện bộ trang phục. Có thể mọi người không hài lòng vì trang phục chưa hoàn hảo và chỉn chu", Thuận Việt nhận xét.
Từ đó đặt câu hỏi vậy lựa chọn trang phục như thế nào cho phù hợp và phá cách đến đâu là vừa? Quốc phục - trang phục dân tộc mà đại diện Việt Nam mang đến đấu trường nhan sắc quốc tế không nhất thiết phải là áo bà ba, áo tứ thân, hoặc váy yếm, nhưng trang phục đó phải mang tính biểu tượng và làm nổi bật được nét văn hoá đặc trưng của cả cộng đồng. Rõ ràng áo dài đang làm được điều đó khi rất nhiều lần được bạn bè quốc tế khen ngợi.
NTK Thuận Việt được mệnh danh là người phù phép tinh hoa dân tộc trên những tà áo dài truyền thống.
Tuy nhiên, theo quan điểm của nhiều người thì rất cần thiết trong việc mở rộng chủ đề thiết kế trang phục dân tộc của Việt Nam, đi cùng với đó là sự sáng tạo hơn về chất liệu, kiểu dáng...
Nhìn ra các nhan sắc thế giới, có thể nhận thấy đại diện của mỗi quốc gia thường chỉ chọn một hình ảnh tiêu biểu của đất nước để đưa vào trang phục. Chẳng hạn như tại cuộc thi Hoa hậu hoàn vũ 2015, Hoa hậu Thái Lan gây ấn tượng mạnh khi khoác lên mình chiếc váy lấy cảm hứng từ xe tuk tuk hay đại diện Thái Lan giành giải Trang phục dân tộc đẹp nhất tại Hoa hậu Liên lục địa 2017 với bộ đồ sầu riêng khổng lồ...
Phải khẳng định rằng, sáng tạo hay cách tân là điều cần thiết nhưng vẫn phải giữ được vẻ đẹp và cái hồn mà trang phục muốn hướng tới. Sự cách tân có chừng mực đi kèm với sự sáng tạo cùng ý tưởng giàu tính chiều sâu văn hóa trong mỗi mẫu thiết kế đã, đang và sẽ giúp Việt Nam để lại dấu ấn khó quên trên đấu trường nhan sắc quốc tế.
Theo kienthuc.net.vn
Áo phao dáng dài lên ngôi: hóa ra, các bà các mẹ mới là những trend-setter đích thực! Thời trang đúng là một vòng xoáy kỳ lạ, những thứ tưởng như đã hết mốt giờ lại quay trở lại và lợi hại hơn xưa. Cỡ chục năm trước, áo phao chắc chắn là kiểu áo được mặc nhiều nhất trong mùa đông. Từ già đến trẻ, ai cũng "găm" cho mình vài chiếc để chống chọi với cái rét cắt da,...