Những bi kịch sau ly hôn
Ly hôn – đó là một điều hết sức nặng nề, một thất bại cay đắng trong hôn nhân. Sau ly hôn người ta sẽ rơi vào hụt hẫng cô đơn, cảm giác như mình bị bỏ rơi khi bước ra khỏi tòa án.
Rất ít người sau khi chia tay vẫn đối xử với nhau như bạn bè và luôn thực hiện tốt trách nhiệm của mình đối với con cái. Phần đông họ vẫn chưa nguôi căm hận đối với chồng (vợ) cũ, họ tìm cách trả thù và con cái bị đem ra làm vũ khí. Họ không đủ tỉnh táo để hiểu rằng chỉ riêng việc cha mẹ chia ly đã là nỗi bất hạnh lớn đối với con, không gì thay thế được.
Lẽ ra cha mẹ phải làm mọi cách bù đắp cho những đứa con để chúng đỡ thiệt thòi, nhưng sự oán hận người cũ đã khiến họ trở nên mù quáng, ích kỷ. Họ vô tình đầu độc những suy nghĩ trong sáng của con cái, khiến trẻ bị mất niềm tin yêu đối với cha (mẹ). Đó là sai lầm nghiêm trọng của các bậc sinh thành, họ đã làm ảnh hưởng xấu đến việc hình thành nhân cách của con mình. Nhiều trẻ vì thế mà trở nên hư hỏng, bất trị.
Rất ít người sau khi chia tay vẫn đối xử với nhau như bạn bè và luôn thực hiện tốt trách nhiệm của mình đối với con cái.
Ra tòa, chị Linh xin được quyền nuôi đứa con trai 7 tuổi và chị đã được toại nguyện. Người chồng tỏ ra thất vọng vì anh rất yêu quý con, nó giống anh như tạc, lại là cháu đích tôn. Trước khi ra tòa, anh đã điều đình với vợ là để anh nuôi con, đổi lại anh sẽ không đòi phân chia tài sản. Nhưng chị Linh nhất quyết giành đứa con về với mình, đó là cách chị làm cho kẻ đã từng là chồng mình phải đau khổ vì đã phụ bạc vợ.
Vợ chồng chị Hòa thì lại đùn đẩy nhau trong việc nuôi đứa con gái 8 tuổi. Cuối cùng tòa xử để người chồng nuôi con vì chị Hòa chưa có công việc ổn định. Thời gian đầu chị còn hay đến thăm con, nhưng khi chị “đi bước nữa” thì việc thăm mom cũng thưa thớt dần. Ít lâu sau người chồng cũ cũng lấy vợ mới và chuyển vào TP.HCM lập nghiệp. Con bé phải sống với bà nội ở quê. Vậy là con bé tuy còn cha mẹ đầy đủ mà cũng như trẻ mồ côi, nó ngày càng trở nên ít nói, kết quả học hành cũng bị sút kém.
Nhiều ông bố bà mẹ sau ly hôn tuy cũng thương con nhưng do có những toan tính riêng nên đã không làm tròn trách nhiệm đối với con cái. Thực tế cho thấy trong số những trẻ vị thành niên sớm sa chân vào con đườnng xấu như: trộm cắp, cướp giật, bị nghiện , mua bán mại dâm… có rất nhiều trẻ cùng chung cảnh ngộ cha mẹ bỏ nhau.
Video đang HOT
Không phải ai ly hôn cũng tìm thấy hạnh phúc, yên vui với cuộc hôn nhân mới
Tất nhiên, ly hôn là quyền tự do của mỗi người, nhất là khi chị em phụ nữ ý thức được quyền bình đẳng với nam giới. Họ không cam chịu sống trong đau khổ cho đến cuối đời bên người chồng mà họ không còn yêu thương. Họ chủ động viết đơn xin ly hôn để được tự do làm lại cuộc đời.
Và thế là mỗi ngày lại có thêm những đứa trẻ không được hưởng trọn vẹn tình yêu thương đầy đủ của cha mẹ.
Không phải ai ly hôn cũng tìm thấy hạnh phúc, yên vui với cuộc hôn nhân mới. Họ thường phải rơi vào cảnh “con bà, con tôi, con chúng ta”, nhất là khi con riêng của chồng đã lớn, thường thủ thế sẵn sàng ăn miếng trả miếng với mẹ kế. Với định kiến “mấy đời bánh đúc có xương…” những người trong gia đình chồng mới thường không có thiện cảm với nàng dâu. Lại thêm sự gièm phai xúi bẩy của người ngoài khiến cho quan hệ mẹ kế, con chồng, gặp nhiều sóng gió.
Tương tự, mối quan hệ giữa cha dượng và con riêng của vợ, tuy đỡ phức tạp hơn nhưng họ cũng phải chú trọng và khéo léo trong cách cư xử để con riêng của vợ không còn ác cảm với cha dượng.
Khi cha (mẹ) tái hôn, trẻ cảm thấy đau khổ, buồn tủi hơn là khi phải chứng kiến sự chia ly của cha mẹ.
Sở dĩ trẻ ghét mẹ kế, cha dượng là vì họ là người dập tắt hy vọng có ngày cha mẹ sẽ quay về với nhau của đứa trẻ. Thế nên khi cha (mẹ) tái hôn, trẻ cảm thấy đau khổ, buồn tủi hơn là khi phải chứng kiến sự chia ly của cha mẹ.
Điều đáng nói là trước khi đưa nhau ra tòa, chẳng mấy ai đoái hoài gì đến tâm tư nguyện vọng của con cái mà chỉ nhăm nhăm giành phần thắng về mình. Điều đó khiến cho trẻ càng thấy cô đơn, hụt hẫng và cũng làm ảnh hưởng đến tính cách của trẻ.
HÀ THÂN
Theo thegioitiepthi.vn
Đã bao lâu rồi bạn không nói lời yêu thương với bố mẹ?
Chúng ta có thể thoải mái biểu lộ cảm xúc yêu thương với người yêu và bạn bè. Vậy nhưng với bố mẹ thì lại rất hiếm khi. Đừng như vậy, vì bố mẹ sẽ hạnh phúc lắm nếu được con cái quan tâm, dù bề ngoài họ cứ khoát tay "rõ vẽ chuyện".
Dù bạn là ai, có như thế nào chăng nữa thì sẽ luôn có hai người trên thế giới này luôn che chở và yêu thương bạn vô điều kiện. Vậy nên đừng lãng phí thời gian vào những thú vui ích kỷ dần khiến bạn trở thành một người con chưa ngoan.
Bạn có biết, bố mẹ đã giấu giếm chúng ta rất nhiều chuyện
Bố mẹ sẽ rất hạnh phúc nếu được con cái quan tâm, dù chỉ là một câu hỏi thăm bình thường chăng nữa. Ảnh: Dantri
Họ che giấu những vất vả và mệt mỏi
Nếu bạn thấy cuộc sống của mình bây giờ quá khó khăn. Vậy thì bố mẹ còn vất vả đến thế nào để có thể nuôi nấng bạn nên người, chi trả mọi hóa đơn hàng tháng, quên cả những nhu cầu của bản thân để cho bạn những gì tốt nhất có thể. Vậy nhưng họ có khi nào để bạn biết không?
Họ biết bạn khó chịu với những lời khuyên bảo nhưng không "truy cứu"
Khi còn trẻ, chúng ta thường mặc định những lời khuyên bảo của bố mẹ là sự phiền phức và luôn cố né tránh hết mức có thể. Lúc này bố mẹ sẽ cố gắng kiên trì "đóng vai ác" cho đến khi con hiểu được vấn đề. Dù kìm nén bên ngoài nhưng thực ra những lúc con cái không nghe lời thế này, bố mẹ sẽ buồn và lo lắng biết bao.
Dù bạn là ai, có như thế nào chăng nữa thì sẽ luôn có hai người trên thế giới này luôn che chở và yêu thương bạn vô điều kiện. Ảnh: Phunugiadinh
Làm con cái thì hãy luôn nhớ rằng:
Nhà của bạn là nơi chứa đựng tình cảm gia đình thiêng liêng, chứ không phải chốn quán xá xô bồ ồn ã.Bạn có thể đến quán karaoke để giải tỏa căng thẳng, nhưng trước đó hãy thử chia sẻ lý do khiến bạn căng thẳng với bố mẹ mình nhé.Đừng để bố mẹ phải chờ cửa quá khuya, phải lo lắng nhiều sẽ không tốt cho người lớn tuổi đâu.Đừng mâu thuẫn với bố mẹ, hãy từ tốn lắng nghe và bảy tỏ quan điểm. Không có bố mẹ nào lại đẩy phần thiệt thòi cho con mình cả.Hãy yêu thương bậc sinh thành ngay từ bây giờ. Đừng để đến khi bạn làm bố làm mẹ rồi mới hiểu thì có thể đã muộn rồi.
Cuối cùng, xin được nhắc lại tiêu đề của bài viết một lần nữa: "Đã bao lâu rồi bạn không nói lời yêu thương với bố mẹ vậy?
Theo bestie.vn
Bạn thực sự không có thời gian hay đó chỉ là lời biện minh nói nhiều thành quen? Đừng để thói quen trì hoãn "bóp nghẹt" cuộc sống Trước hết, bạn có cảm thấy những cụm từ sau quen thuộc không: "Tôi bận lắm nên không có thời gian", "Xin lỗi nhé, mình cũng muốn đi lắm nhưng mình không thể"? Tin tôi đi, những lời trên được chúng ta nói ra với tần suất lớn hơn là bạn nghĩ đấy. Một lần một tuần, hai lần một tuần hoặc thậm...