Những bí ẩn về Covid-19 chưa được giải mã

Theo dõi VGT trên

Hơn 2 tháng kể từ khi phát hiện ca đầu tiên nhiễm Covid-19 nhưng đến nay vẫn còn rất nhiều ẩn số về loại virus này chưa được giải đáp.

Tính đến ngày 17/2, thế giới đã ghi nhận gần 1.800 ca tử vong và hơn 71.400 ca mắc viêm phổi cấp do virus corona mới (COVID-19). Dịch cũng đã lan tới 29 quốc gia, vùng lãnh thổ, trong đó Việt Nam đã ghi nhận 16 ca dương tính.

Đến nay, COVID-19 là loại virus có sức lây lan mạnh, diễn biến rất nhanh. Tuy nhiên kể từ khi ghi nhận ca đầu tiên tại Trung Quốc vào tháng 12/2019 đến nay, vẫn còn rất nhiều thông tin về loại virus này chưa được giải mã.

Những bí ẩn về Covid-19 chưa được giải mã - Hình 1

COVID-19 có tốc độ lây lan mạnh nhưng đến nay còn nhiều bí ẩn chưa được giải mã

- Nguồn gốc: Họ coronavirus gồm 6 nhóm lớn đã từng được ghi nhận, thường gây bệnh trên động vật là chính sau đó lây sang người, trong đó có dịch SARS năm 2003, MERS năm 2016. Đến 2019, chủng mới virus corona xuất hiện (COVID-19, nCoV) là nhóm thứ 7, trước đây chưa từng xác định ở người.

Các kết quả giải trình tự gene cho thấy, COVID-19 giống dơi đến 90%, tuy nhiên khi dịch xảy ra tại Vũ Hán không có dơi vì đang mùa đông nên các nhà khoa học chưa biết chính xác virus lây từ loài động vật nào.

Một nghiên cứu gần đây của các nhà khoa học ở Quảng Đông, Trung Quốc tiết lộ, tê tê có thể là vật chủ gây ra đại dịch virus corona mới bắt nguồn từ thói quen ăn thịt, dùng vẩy tê tê chữa bệnh. Song nghiên cứu này chưa được công bố chính thức.

- Đặc điểm virus: Đến nay các nhà khoa học chưa xác định được virus corona mới bị tiêu diệt ở nhiệt độ, điều kiện nào, tất cả mới dựa trên kinh nghiệm đối với coronavirus khác, phổ biến nhất là virus gây bệnh SARS do 2 loại virus này có nhiều đặc điểm tương đồng nhau.

Tuần trước, phát hiện của các nhà khoa học Đức, đăng tải trên tạp chí Journal of Hospital Infection chỉ ra rằng họ coronavirus có thể tồn tại 9 ngày trên bề mặt vật dụng trong điều kiện nhiệt độ phòng cũng chỉ dựa trên các dữ kiện của virus gây bệnh SARS và MERS, còn đến nay, chưa biết chính xác COVID-19 tồn tại được bao lâu ngoài không khí, trên bề mặt các đồ vật.

Các khuyến cáo như tăng nhiệt độ, mở cửa thông thoáng… đang được khuyến cáo cũng là biện pháp từng được áp dụng trong dịch SARS.

- Thời gian ủ bệnh: Theo WHO, thời gian ủ bệnh trung bình của COVID-19 là từ 1-12,5 ngày, trong đó phần lớn trường hợp có thời gian ủ bệnh từ 5-6 ngày.

Tuy nhiên, mới đây một nhóm các nhà khoa học Trung Quốc công bố, có trường hợp nhiễm COVID-19 có thời gian ủ bệnh lên tới 24 ngày.

Video đang HOT

Đây là một thông tin mới, dù là ca đơn lẻ nhưng đang tiếp tục được nghiên cứu thêm. Hiện WHO vẫn đang khuyến cáo, thời gian cách ly y tế với COVID-19 là 14 ngày. WHO giải thích, khuyến cáo này dựa trên thông tin từ các bệnh coronavirus khác như SARS và MERS.

Dù vậy, WHO cho biết, những thông tin, khuyến cáo về thời gian ủ bệnh của COVID-19 sẽ được tinh chỉnh khi cơ quan này có thêm các dữ liệu.

Đáng lưu ý, khác với đại dịch SARS, những người nhiễm COVID-19 có thể lây truyền bệnh cho người khác ngay từ khi chưa có triệu chứng và nhiều trường hợp nhiễm bệnh nhưng không hề có biểu hiện sổ mũi, đau họng, hắt hơi. Đây là một trong những nguyên nhân khiến số ca mắc mới trên toàn thế giới tăng nhanh.

Các nhà khoa học cũng chưa trả lời được thời điểm nào, một người nhiễm COVID-19 có thể lây cho người khác.

- Tỉ lệ tử vong: Hiện tất cả những đánh giá, nghiên cứu đều dựa trên các số liệu do Trung Quốc cung cấp do đây là điểm nóng của dịch. Với những dữ kiện hiện có, tỉ lệ tử vong khi mắc COVID-19 xấp xỉ 2,5%. Tuy nhiên tỉ lệ tử vong chỉ chính xác khi biết được số người lây nhiễm thực sự đến cuối dịch.

PGS.TS Trần Đắc Phu, cố vấn Trung tâm đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng (Bộ Y tế) cho biết, do là virus mới chưa từng xuất hiện trước đó nên COVID-19 còn nhiều điều chưa rõ ràng.

Tuy nhiên hiện nay, một số nước, trong đó có Việt Nam đã nuôi cấy và phân lập thành công COVID-19, là tiền đề quan trọng để nghiên cứu toàn bộ đặc điểm loại virus này, tiến tới sản xuất vắc xin, thuốc điều trị.

WHO cũng khẳng định, những hiểu biết về loại virus này đang thay đổi nhanh chóng. “Chúng tôi sẽ tiếp tục phân tích thông tin ở những ca bệnh hiện nay cũng như các ca bệnh mới để hiểu thêm về loại virus này”, WHO nhấn mạnh.

Thúy Hạnh

Theo vietnamnet

Vaccine ngừa corona: Lâu hơn 1 năm, nhiều hơn 1 tỷ USD nhưng liệu có quá muộn?

Tổ chức Y tế Thế giới vừa công bố sẽ mất khoảng 18 tháng và hơn 1 tỷ USD để tạo ra vaccine phòng ngừa chủng virus corona mới. Nhưng điều này liệu có khả thi?

Khi dịch viêm phổi cấp do virus corona gây ra bắt đầu bùng nổ và lây lan trên khắp thế giới, các nhà khoa học, các nhà nghiên cứu về y tế cũng như các dược sĩ đã nhanh chóng bắt tay vào công cuộc tìm ra vaccine phòng chống đại dịch này. Thế nhưng, đây là quá trình cần nhiều thời gian và tiền bạc chứ không phải chuyện một sáng một chiều là hoàn thành.

Vaccine ngừa corona: Lâu hơn 1 năm, nhiều hơn 1 tỷ USD nhưng liệu có quá muộn? - Hình 1

Ảnh chỉ có tính chất minh họa.

Tại sao điều chế vaccine lại mất nhiều thời gian? Cũng như nhiều đại dịch trước đây, virus corona hay theo tên gọi chính thức của WHO là Covid-19, cần phải được phân tách, khảo sát "tập tính" sống của chúng rồi mới bắt đầu nghiên cứu, tạo nhiều phiên bản vaccine "nháp", thử nghiệm trong phòng lab rồi mới được đưa ra ngoài để phục vụ cộng đồng.

Lâu hơn 1 năm, nhiều hơn 1 tỷ

Mặc dù vaccine được sinh ra là nhằm hạn chế việc thêm người lây nhiễm mới, nhưng nhìn vào lịch sử có thể thấy được vaccine không đóng vai trò này quá lớn trong các đại dịch có tính lây lan nhanh. Tiến sĩ Gregory Poland, trưởng nhóm nghiên cứu vaccine của Mayo Clinic, cho biết có thể mất đến hàng tháng hay hàng năm và hàng tỷ USD để có được liều vaccine đầu tiên.

Vaccine ngừa corona: Lâu hơn 1 năm, nhiều hơn 1 tỷ USD nhưng liệu có quá muộn? - Hình 2

Nhân viên y tế đang đo thân nhiệt tại một trạm kiểm soát ở An Huy, Trung Quốc. Ảnh: Thomas Peter/Reuters.

Vào 8 năm trước, dịch suy hô hấp SARS tương tự như nCoV đã bùng nổ và làm chết hơn 800 người ở nhiều nước trên thế giới. Các nhà nghiên cứu đã miệt mài trong suốt 1 năm để tìm ra vaccine phòng ngừa căn bệnh quái ác này. Tuy nhiên khi vaccine SARS được thử nghiệm trên người thì đại dịch đã được kiểm soát và từ đó cho đến nay không còn ca mắc nào được ghi nhận.

Tương tự như vậy, dịch MERS vào năm 2012 làm hơn 400 người bỏ mạng cũng không xuất hiện kịp thời vaccine để ngăn ngừa. Mãi đến khi trận dịch dần kết thúc thì vaccine mới bắt đầu bước thử nghiệm. Sau đó không lâu, dịch Ebola nhen nhóm từ lâu khiến giới khoa học bắt tay vào tạo vaccine từ năm 2014, nhưng khi dịch bùng phát vào năm 2018 thì mãi đến năm 2019 vaccine mới được cấp phép để tiêm cho người.

Vaccine ngừa corona: Lâu hơn 1 năm, nhiều hơn 1 tỷ USD nhưng liệu có quá muộn? - Hình 3

WHO cho biết sẽ có vaccine phòng coronavirus trong 18 tháng tới. Ảnh minh họa.

Tiến sĩ Gregory Poland cho biết nguyên nhân chính là bởi cần thử nghiệm rất nhiều lần để đảm bảo về tính an toàn và hiệu quả nhằm tiêm được trên người. Nhiều nhà khoa học và tổ chức nghiên cứu đã nỗ lực để giảm thiểu số tiền bỏ ra trong việc tạo ra vaccine, tuy nhiên nó cũng khó thấp hơn 200 triệu USD và trung bình là khoảng 1,5 tỷ USD.

WHO hôm 11/02 cho biết sẽ mất khoảng 18 tháng để điều chế vaccine ngừa nCoV. Trong khi chờ đợi có vaccine chuyên dụng để chống lại "sự bành trướng" của dịch bệnh, các bác sĩ ở khắp nơi trên thế giới có nhiều cách thức riêng để chế ngự bệnh. Chẳng hạn như nhiều loại thuốc vốn được dùng để chữa HIV hay viêm gan, nay được dùng để "trị" corona.

Tạo ra vaccine để làm gì khi dịch bệnh đã qua?

Tiến sĩ Gregory Poland cho biết, mặc dù vaccine được điều chế mất thời gian và ít khi ngăn chặn được đại dịch lây lan, nhưng thực tế mục đích xa hơn của vaccine chính là phòng bệnh lâu dài với tầm nhìn hàng chục năm. "Không có trận dịch nào là lần cuối, sẽ luôn có lần sau", ông Poland nói.

Vaccine ngừa corona: Lâu hơn 1 năm, nhiều hơn 1 tỷ USD nhưng liệu có quá muộn? - Hình 4

Một phụ nữ Hong Kong mua khẩu trang dự trữ trước cơn đại dịch đang không ngừng "bành trướng" khắp nơi. Ảnh: Getty Images.

Thật vậy, chỉ trong vòng 20 năm qua các chủng khác nhau của virus corona đã gây ra 3 đại dịch trên khắp thế giới nhưng không có gì đảm bảo sẽ không có lần thứ 4. Virus corona trước đây từng gây ra dịch SARS, nó bùng phát lên rồi tự biến mất. Thế nhưng Covid-19 rất có thể vẫn còn một hướng phát triển khác.

Khả năng xấu nhất, đại dịch lần này sẽ không biến mất mà sẽ xuất hiện theo mùa như cảm cúm thông thường mà ta hay mắc phải. Chính vì những lo ngại về một đợt bùng phát khác trong tương lai, giới khoa học phải dốc hết sức để tìm ra vaccine phòng ngừa.

Vaccine ngừa corona: Lâu hơn 1 năm, nhiều hơn 1 tỷ USD nhưng liệu có quá muộn? - Hình 5

Người dân Trung Quốc mang khẩu trang trên phố. Ảnh: AFP.

Một vấn đề khác khiến giới khoa học phải lo ngại đó chính là khi dịch bệnh được kiểm soát, chính phủ và các công ty tư nhân sẽ không đổ tiền vào nghiên cứu để tạo ra vaccine nữa, những nỗ lực trước đó trở nên công cốc và rồi ta sẽ khó phòng bị tốt được cho lần sau.

Thực tế, sau khi SARS được kiểm soát, các công trình nghiên cứu tạo ra vaccine phòng dịch bệnh này đã bị ngừng lại, mọi nỗ lực bị đổ sông đổ biển và điều này khiến Covid-19 trở nên khó bị kiểm soát và đem lại cái chết cho hơn 1.000 người cùng hơn 40.000 ca đã bị lây nhiễm.

Vaccine ngừa corona: Lâu hơn 1 năm, nhiều hơn 1 tỷ USD nhưng liệu có quá muộn? - Hình 6

Vì đại dịch không bao giờ xảy ra lần cuối, vì thế vaccine luôn cần thiết khi nhìn xa vào vài chục năm tới. Ảnh minh họa.

Bà Elena Maria Bottazzi, Giám đốc trung tâm phát triển vaccine của Bệnh viện Texas, cho biết: "Phát triển vaccine tốn nhiều năm cũng không bao giờ là muộn, vì chúng sẽ giúp ta chuẩn bị tốt hơn cho những đại dịch khác trong tương lai. Chúng chỉ muộn khi sự chú ý của người dân, truyền thông đã qua khiến sự tài trợ vào nghiên cứu không còn".

Quang Niên

Theo khampha

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

7 thực phẩm lên men tốt cho sức khỏe đường ruột nên ăn vào dịp Tết7 thực phẩm lên men tốt cho sức khỏe đường ruột nên ăn vào dịp Tết
20:57:46 30/01/2025
Nhiều ca nghi mắc sởi và sốt xuất huyết trong những ngày đầu nghỉ tếtNhiều ca nghi mắc sởi và sốt xuất huyết trong những ngày đầu nghỉ tết
22:01:17 30/01/2025
10 loại thực phẩm tốt cho não và hệ thần kinh10 loại thực phẩm tốt cho não và hệ thần kinh
22:00:04 30/01/2025
Mật ong sử dụng theo cách này sẽ 'vị thuốc đại bổ' nhưng không phải ai cũng biếtMật ong sử dụng theo cách này sẽ 'vị thuốc đại bổ' nhưng không phải ai cũng biết
11:17:50 31/01/2025
10 lợi ích sức khỏe tuyệt vời khi ăn dưa lưới10 lợi ích sức khỏe tuyệt vời khi ăn dưa lưới
11:43:30 31/01/2025
6 đồ uống giúp hơi thở thơm tho, giảm hôi miệng ngày Tết6 đồ uống giúp hơi thở thơm tho, giảm hôi miệng ngày Tết
10:38:58 01/02/2025
Nguy cơ bùng phát viêm loét đại tràng dịp lễ Tết và cách giảm đau nhanhNguy cơ bùng phát viêm loét đại tràng dịp lễ Tết và cách giảm đau nhanh
14:06:51 31/01/2025
Người đàn ông dập nát 2 bàn tay nghi do pháo tự chếNgười đàn ông dập nát 2 bàn tay nghi do pháo tự chế
18:55:14 31/01/2025

Tin đang nóng

Đến nhà chị dâu cũ chúc Tết, tôi sửng sốt khi thấy anh trai đang lúi húi nướng mực dưới bếp, còn gọi tiếng "Vợ ơi"Đến nhà chị dâu cũ chúc Tết, tôi sửng sốt khi thấy anh trai đang lúi húi nướng mực dưới bếp, còn gọi tiếng "Vợ ơi"
09:09:22 01/02/2025
Quán bún Hà Nội xin lỗi vụ bán 1,2 triệu đồng 3 bát bún riêu ngày Tết, nói chỉ là 'hiểu lầm'Quán bún Hà Nội xin lỗi vụ bán 1,2 triệu đồng 3 bát bún riêu ngày Tết, nói chỉ là 'hiểu lầm'
09:01:26 01/02/2025
Nàng hậu Việt đã hẹn hò kín đáo 4 năm với bạn trai thiếu gia bất ngờ "xả ảnh" tình tứ, thông tin đàng trai gây chú ýNàng hậu Việt đã hẹn hò kín đáo 4 năm với bạn trai thiếu gia bất ngờ "xả ảnh" tình tứ, thông tin đàng trai gây chú ý
09:24:59 01/02/2025
Đầu năm nghe Chu Thanh Huyền "nịnh" chồng như văn mẫu, bảo sao Quang Hải yêu chiều vợ hết mựcĐầu năm nghe Chu Thanh Huyền "nịnh" chồng như văn mẫu, bảo sao Quang Hải yêu chiều vợ hết mực
11:22:46 01/02/2025
Chồng cản vợ biếu ông bà ngoại 5 triệu ăn Tết, đến khi nhìn túi quà anh biếu 2 người thì tôi giật mình ngã ngửaChồng cản vợ biếu ông bà ngoại 5 triệu ăn Tết, đến khi nhìn túi quà anh biếu 2 người thì tôi giật mình ngã ngửa
08:56:47 01/02/2025
Người duy nhất thành công khắc chế "mỏ hỗn" của Trấn Thành, khiến đạo diễn nghìn tỷ phải ngậm ngùi nhận saiNgười duy nhất thành công khắc chế "mỏ hỗn" của Trấn Thành, khiến đạo diễn nghìn tỷ phải ngậm ngùi nhận sai
09:33:24 01/02/2025
Sáng Mùng 2 Tết, chồng dẫn về một đứa bé, con lên tiếng gọi "mẹ ơi" mà tôi vỡ òa trong hạnh phúcSáng Mùng 2 Tết, chồng dẫn về một đứa bé, con lên tiếng gọi "mẹ ơi" mà tôi vỡ òa trong hạnh phúc
09:06:14 01/02/2025
Hoa hậu Đặng Thu Thảo khoe tổ ấm siêu sang với chồng doanh nhânHoa hậu Đặng Thu Thảo khoe tổ ấm siêu sang với chồng doanh nhân
09:07:01 01/02/2025

Tin mới nhất

Chế độ dinh dưỡng, tập luyện hợp lý cho phụ nữ giảm cân dịp Tết

Chế độ dinh dưỡng, tập luyện hợp lý cho phụ nữ giảm cân dịp Tết

12:53:08 01/02/2025
Bác sĩ Nguyễn Đức Thành, Bệnh viện Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, các nghiên cứu cho thấy rằng: nếu ta ngưng việc tập luyện mà ta vẫn làm thường lệ thì cơ thể sẽ trở nên suy yếu ngay chỉ sau một vài tuần.
7 bài tập giảm đầy bụng, khó tiêu

7 bài tập giảm đầy bụng, khó tiêu

11:57:27 01/02/2025
Bắt đầu với hai bàn chân rộng bằng hông. Đặt tay lên hông hoặc bám vào lưng ghế chắc chắn. Sau đó, từ từ uốn cong đầu gối cho đến khi mông gần chạm sàn.
Bác sĩ cảnh báo nguy cơ dị vật đường thở ở trẻ dịp tết

Bác sĩ cảnh báo nguy cơ dị vật đường thở ở trẻ dịp tết

13:32:33 31/01/2025
Để phòng tránh dị vật đường thở, bác sĩ Trần Thanh Phụng khuyến cáo: Các bà mẹ cho trẻ bú sữa đúng cách; không ăn, bú, uống thuốc khi trẻ đang khóc, cười.
Bí quyết giữ gìn sức khỏe, tránh tăng cân trong kỳ nghỉ Tết

Bí quyết giữ gìn sức khỏe, tránh tăng cân trong kỳ nghỉ Tết

13:30:41 31/01/2025
Bánh gạo lứt có thành phần chính từ gạo lứt. Mỗi chiếc bánh gạo lứt 9 gram chỉ có khoảng 35 calo. Ăn bánh gạo lứt giúp ổn định đường huyết, giảm cholesterol và hỗ trợ ngăn ngừa các bệnh về tim hiệu quả.
Phòng bệnh viêm kết mạc mùa xuân

Phòng bệnh viêm kết mạc mùa xuân

11:27:27 31/01/2025
Khi bị viêm kết mạc dị ứng, tránh day dụi mắt vì có thể khiến mắt bị viêm nặng hơn, thậm chí có thể gây xước giác mạc ảnh hưởng đến thị lực.
Những loại thuốc không thể thiếu dịp Tết để bảo vệ sức khỏe

Những loại thuốc không thể thiếu dịp Tết để bảo vệ sức khỏe

20:55:47 30/01/2025
Thuốc bôi ngoài da là một phần quan trọng trong tủ thuốc gia đình, đặc biệt trong dịp Tết khi mà các hoạt động ngoài trời và giao tiếp xã hội gia tăng. Cần trang bị các loại thuốc kháng viêm, giảm đau và trị vết thương để kịp thời xử lý...
3 không khi du xuân trời lạnh

3 không khi du xuân trời lạnh

09:11:08 30/01/2025
Thời tiết lạnh, đặc biệt khi nhiệt độ dưới 15 độ C và có gió, đòi hỏi bạn phải chuẩn bị kỹ lưỡng để đảm bảo thoải mái và an toàn nếu muốn du xuân.
3 ca cấp cứu đột quỵ trong khoảnh khắc giao thừa

3 ca cấp cứu đột quỵ trong khoảnh khắc giao thừa

08:04:34 30/01/2025
Thời điểm giao thừa, ê-kíp trực Tết của Bệnh viện E cấp cứu nhiều trường hợp bị đột quỵ, hầu hết là người cao tuổi, có bệnh nền như tăng huyết áp, đái tháo đường.
Cú điện thoại 45 giây tái sinh cuộc đời bác sĩ trẻ

Cú điện thoại 45 giây tái sinh cuộc đời bác sĩ trẻ

08:01:58 30/01/2025
Đón Giao thừa Xuân Ất Tỵ khi phải xa quê, bác sĩ Mạnh chưa thể tin được bản thân đã trải qua một năm đầy ly kỳ, với những đớn đau, mệt mỏi nhưng ngập tràn tình yêu thương, may mắn không ngờ tới như vậy.
Sai lầm chết người khi 'khai tửu đầu Xuân'

Sai lầm chết người khi 'khai tửu đầu Xuân'

08:01:51 30/01/2025
Dù đã được chuyên gia y tế cảnh báo, nhiều người vẫn sử dụng rượu ngâm không đúng cách, phải nhập viện cấp cứu, thậm chí lọc máu vì uống rượu ngâm không đúng cách.
3 cách đánh bay mệt mỏi do uống rượu ngày Tết

3 cách đánh bay mệt mỏi do uống rượu ngày Tết

08:01:50 30/01/2025
Tình trạng uống rượu quá chén trong dịp Tết Nguyên đán khá phổ biến. Việc sử dụng các mẹo giải rượu giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn, giảm mệt mỏi, đau đầu.
Người phụ nữ nhập viện cấp cứu sau bữa cơm cá kho

Người phụ nữ nhập viện cấp cứu sau bữa cơm cá kho

08:01:47 30/01/2025
Nữ bệnh nhân 67 tuổi trú tại TP Hòa Bình (tỉnh Hòa Bình) nhập viện cấp cứu trong tình trạng khó thở, không nuốt được thức ăn vì hóc xương cá.

Có thể bạn quan tâm

Squid Game 3 xác nhận ngày lên sóng, lộ loạt tình tiết bất ngờ, V (BTS) góp mặt?

Squid Game 3 xác nhận ngày lên sóng, lộ loạt tình tiết bất ngờ, V (BTS) góp mặt?

Phim châu á

14:39:36 01/02/2025
Sau thành công của phần 2, Squid Game phần 3 sắp sửa trở lại khi nhà sản xuất chính thức công bố ngày phát hành và loạt hình ảnh hé lộ nội dung mới. Động thái này khiến các fan phim đứng ngồi không yên .
Đoàn Văn Hậu đưa vợ con về Hà Nội tết ngoại, thái độ của em trai Doãn Hải My với anh rể gây chú ý

Đoàn Văn Hậu đưa vợ con về Hà Nội tết ngoại, thái độ của em trai Doãn Hải My với anh rể gây chú ý

Sao thể thao

14:36:54 01/02/2025
Sau mấy ngày đón tết ở quê nội Thái Bình, mới đây, hậu vệ Đoàn Văn Hậu đã đưa bà xã Doãn Hải My và con trai Đoàn Minh Đăng (biệt danh bé Lúa) trở lại Hà Nội phố, đến chúc tết nhà ngoại.
4 chị em sinh tư tuổi Tỵ - con gái của nguyên Phó giám đốc bệnh viện ĐH Y Dược TP.HCM: Tết đi đến đâu là rộn ràng, niềm vui như nhân 3

4 chị em sinh tư tuổi Tỵ - con gái của nguyên Phó giám đốc bệnh viện ĐH Y Dược TP.HCM: Tết đi đến đâu là rộn ràng, niềm vui như nhân 3

Netizen

14:28:48 01/02/2025
Cô chị cả - Phạm Nguyễn Linh Mai nhớ những ngày cả gia đình quây quần trong căn nhà ở Quận 5, TP.HCM đón Tết Nguyên Đán.
Tai nạn giao thông, cô gái vừa tốt nghiệp đại học ở Hải Dương tử vong tối mồng 3 Tết

Tai nạn giao thông, cô gái vừa tốt nghiệp đại học ở Hải Dương tử vong tối mồng 3 Tết

Tin nổi bật

14:27:18 01/02/2025
Ngay khi nhận được tin báo, lực lượng chức năng huyện Thanh Miện nhanh chóng có mặt tại nơi xảy ra sự việc, tiến hành công tác khám nghiệm và điều tra nguyên nhân vụ tai nạn giao thông.
Những loại đồ uống ấm áp để bạn chào đón năm mới an lành

Những loại đồ uống ấm áp để bạn chào đón năm mới an lành

Thế giới

13:37:35 01/02/2025
Gừng là một loại gia vị với đặc tính tiêu hóa và chống buồn nôn. Uống một tách trà gừng ấm vào buổi sáng giúp kích thích hệ tiêu hóa, giảm đầy hơi và tăng cường tuần hoàn.
'Cấp cứu' làn da ngày Tết, chị em ghi nhớ 4 điều này

'Cấp cứu' làn da ngày Tết, chị em ghi nhớ 4 điều này

Làm đẹp

12:39:20 01/02/2025
Nếu có tắm biển hoặc hồ bơi, nên chọn loại kem có thêm tính chống nước. Bên cạnh đó, nên che chắn bằng khẩu trang, kính mát, nón rộng vành khi đi ra ngoài trời.
Độc lạ phong tục đón mừng năm mới ở nghĩa địa tại Chile

Độc lạ phong tục đón mừng năm mới ở nghĩa địa tại Chile

Lạ vui

10:47:08 01/02/2025
Tại thành phố Talca, một thị trấn nhỏ ở đất nước Chile có một phong tục rất đặc biệt: Đón năm mới cùng với những người thân đã khuất.
ĐTCL mùa 13: San phẳng mọi đối thủ với "bài dị" Morgana - Tiên Tri sức mạnh cực kỳ "lỗi"

ĐTCL mùa 13: San phẳng mọi đối thủ với "bài dị" Morgana - Tiên Tri sức mạnh cực kỳ "lỗi"

Mọt game

10:43:05 01/02/2025
Morgana đang bất ngờ vươn lên đầy mạnh mẽ tại phiên bản 13.4 của ĐTCL mùa 13. Morgana đã được buff rất nhiều sát thương ở bản 13.4 vừa qua
Bức ảnh bữa cơm tất niên trong phòng trọ của vợ chồng ở Hà Nội khiến 7000 người nhẹ nhõm

Bức ảnh bữa cơm tất niên trong phòng trọ của vợ chồng ở Hà Nội khiến 7000 người nhẹ nhõm

Sáng tạo

10:30:04 01/02/2025
Bước sang năm mới rồi, nhưng vẫn có những chuyện của năm cũ mà chúng ta không nên bỏ qua . Bức ảnh của cặp vợ chồng vay 100 triệu tiêu Tết khiến hàng ngàn người nổi da gà
Tiến Luật: Tôi để Thu Trang ngồi trên vai, chứ đội lên đầu thì tuột mất

Tiến Luật: Tôi để Thu Trang ngồi trên vai, chứ đội lên đầu thì tuột mất

Hậu trường phim

09:28:52 01/02/2025
Sau loạt phim hành động, phim tình cảm gia đình, Thu Trang - Tiến Luật đã ít nhiều thành công trong việc rẽ hướng sang phim về tình yêu nam nữ.
Đầu tư tiền ảo, ngoại hối... và những "chiếc bẫy" phía sau

Đầu tư tiền ảo, ngoại hối... và những "chiếc bẫy" phía sau

Pháp luật

09:23:41 01/02/2025
Thay vì lời mời gọi việc nhẹ lương cao , nhóm đối tượng lừa đảo tài chính dụ dỗ con mồi bằng những câu quảng cáo đầu tư chắc chắn thắng .