Những bí ẩn chưa lời giải một năm sau vụ thảm sát Charlie Hebdo
Một năm sau vụ thảm sát tại toà soạn tạp chí Charlie Hebdo ở thủ đô Paris (Pháp), cơ quan điều tra đã tìm ra manh mối về động cơ của anh em Kouachi và Amedy Coulibaly. Tuy nhiên vẫn còn đó những điều bí ẩn.
Hai tay súng thực hiện vụ tấn công toà soạn Charlie Hebdo tại Paris (Pháp) ngày 7.1.2015 – Ảnh: Reuters
Tạp chí Charlie Hebdo đã mất đi nhiều cây bút chủ lực vào ngày 7.1.2015 khi 2 anh em nhà Kouachi, những phần tử Hồi giáo cực đoan, đã tiến vào cuộc họp ban biên tập báo và nã đạn.
Hai ngày sau đó, một người có trang bị vũ khí khác, được xác định là Amedy Coulibaly, đã sát hại một nữ cảnh sát, bắt giữ nhiều con tin tại một cửa hàng của người Do Thái cũng tại Paris. Bốn người thiệt mạng và kẻ bắt cóc bị bắn chết. Cùng thời điểm đó, cảnh sát cũng truy đuổi và dồn 2 nghi phạm thoát khỏi vụ tấn công Charlie Hebdo, anh em Said và Cherif Kouachi vào một nhà máy ở phía bắc Paris. Hai người này cũng bị tiêu diệt vào hôm đó.
Từ đó đến nay, nhiều khúc mắc được làm sáng tỏ, nhưng cũng còn không ít bí ẩn chưa được giải đáp.
Vẫn còn một ‘đạo diễn’ giấu mặt?
Qua phân tích các nội dung từ máy tính của Amedy Coulibaly, cơ quan điều tra nhận định rằng một người đã chỉ đạo các cuộc tấn công từ xa. Nhiều tin nhắn qua giải mã cho thấy có thể Coulibaly đã yêu cầu tiếp viện và có một nhân vật bí ẩn đứng đằng sau các vụ tấn công, theo Le Monde ngày 4.1.
Video đang HOT
Vào lúc 12 giờ 48 ngày 7.1.2015, Coulibaly đã gửi cho người này tin nhắn rằng: “Tôi có một khẩu AK-47 và 275 viên đạn. Sáu khẩu Torakev (súng ngắn) và 69 viên đạn. Ba áo chống đạn, 3 áo khoác quân sự, 2 quả bom gas, 2 con dao lớn và một súng điện”.
Vẫn chưa xác định được nhân vật bí ẩn đã chỉ đạo cho Amedy Coulibaly – Ảnh: Reuters
Đến 14 giờ ngày 7.1.2015, tức 2 giờ sau vụ thảm sát tại toà soạn Charlie Hebdo, nhân vật bí ẩn này gửi tin nhắn cho Amedy Coulibaly nói rằng sẽ sớm có chỉ dẫn và có “bạn” đến giúp đỡ.
Sang 17 giờ 21 ngày 8.1.2015, nhân vật kia chỉ thị cho Coulibaly rằng “không thể có bạn, làm việc một mình”. Cùng ngày đó, Coulibaly sát hại nữ cảnh sát và làm bị thương một đặc vụ khác tại Montrouge, phía nam Paris. Qua ngày 9.1, Coulibaly thực hiện vụ bắt cóc con tin tại cửa hàng Do Thái.
Ai là người đã ra lệnh?
Danh tính nhân vật bí ẩn trên vẫn chưa được xác định. Tuy nhiên, nhờ việc anh em nhà Kouachi nhận mình là thành viên của tổ chức al-Qaeda tại bán đảo Ả Rập (AQPA) và Coulibaly thực hiện cuộc tấn công nhân danh IS, danh sách những cái tên đã dần được thu hẹp.
Có 2 cái tên bị nghi ngờ nhiều nhất. Người đầu tiên là Peter Cherif (33 tuổi), thành phần của nhóm “des Buttes-Chaumont” (một nhóm “thánh chiến” tại Pháp) vào những năm 2000 cùng Cherif Kouachi. Sau khi trốn sang Yemen vào năm 2011, Peter Cherif trở thành một trong những cái tên cộm cán của AQPA và hiện có thể đang ở tại Syria.
Nhiều khúc mắc vẫn chưa được giải đáp một năm sau vụ tấn công tòa soạn báo Charlie Hebdo – Ảnh: AFP
Cái tên còn lại là Salim Benghalem, một cai ngục của IS. Gia nhập tổ chức cực đoan này vào giữa năm 2013, Benghalem đã đến Yemen cùng Said Kouachi vào năm 2011. Hai người này sau đó được huấn luyện trong hàng ngũ của AQPA.
Coulibaly lấy vũ khí từ đâu?
Các nhà điều tra vẫn chưa thể xác định được vào sáng 8.1.2015, Amedy Coulibaly có nhắm vào một trường học Do Thái để tấn công hay không. Một câu hỏi khác chính là việc Coulibaly đã sở hữu số vũ khí từ đâu. Cơ quan chức năng Pháp đã bắt giữ một người tên Claude Hermant. Qua xác minh, có 5 món vũ khí của Coulibaly được mua từ một công ty của vợ Claude Hermant. Điều đặc biệt là Hermant là một người cung cấp thông tin cho cơ quan tình báo tại thành phố Lille (Pháp).
Tờ La Voix du Nord đã đặt ra nghi vấn rằng có thể cơ quan này đã để cho Hermant có thể tuồn vũ khí vào mạng lưới tội phạm và lọt đến tay Coulibaly. Tuy nhiên, luật sư của Hermant cho rằng có thể còn nhiều người môi giới trung gian khác và bác bỏ những nghi vấn trên về thân chủ của mình.
Bảo Vinh
Theo Thanhnien
Pháp phá âm mưu IS tấn công căn cứ hải quân
Cơ quan chức năng Pháp đã phá một âm mưu tấn công khủng bố nhắm vào căn cứ hải quân của nước này và bắt giữ một người có liên kết với IS tại Syria.
Tàu sân bay Charles de Gaulle tại cảng Toulon của Pháp - Ảnh: AFP
Bộ Nội vụ Pháp ngày 10.11 thông báo đã theo dõi người đàn ông trên từ lâu vì hành vi cực đoan và công khai ủng hộ tư tưởng Hồi giáo cực đoan. Người này được cho là đã cố thực hiện một cuộc tấn công nhắm vào quân nhân Hải quân Pháp tại thành phố Toulon, theo AFP ngày 10.11.
Các nguồn tin cho hay nghi can nói trên bị các cơ quan tình báo theo dõi sau 2 lần sang Syria nhưng không thành công. Người đàn ông này bị bắt giam vào hôm 29.10 và bị buộc tội tấn công khủng bố. AFP cho hay người này đã nhận được một kiện hàng gửi qua đường bưu điện, trong đó chứa một con dao và một mặt nạ trùm đầu.
Ông này thừa nhận đã liên lạc với một người Pháp hiện là thành viên của IS ở Syria và bị xúi giục hành động. Người này cũng thừa nhận âm mưu tấn công căn cứ Hải quân ở Toulon nhưng không có một kế hoạch chi tiết. Toulon nằm bên bờ Địa Trung Hải, có 20.000 quân nhân và thường dân.
Nước Pháp đã từng trong tình trạng báo động sau các vụ tấn công tại thủ đô Paris khiến 17 người thiệt mạng hồi tháng 1, trong đó có vụ khủng bố tại tòa soạn tạp chí Charlie Hebdo. Kể từ đó, giới chức Pháp đã phá nhiều âm mưu tấn công.
Hơn 500 tay súng Pháp được cho là đang chiến đấu cùng IS tại Syria và Iraq, trong khi 250 người đã trở về Pháp và khoảng 750 người đang có ý định sang Trung Đông.
Bảo Vinh
Theo Thanhnien
Pháp đang trả giá cho việc can thiệp quân sự ở nước ngoài Việc Pháp tham chiến chống IS tại Syria và Iraq, tham gia cuộc chiến tại Afghanistan hay can thiệp quân sự chống các tổ chức Hồi giáo cực đoan ở châu Phi đang khiến nước này trở thành đích ngắm của các vụ tấn công. Nghi phạm vụ tấn công ở Isere (Pháp) ngày 26.6, Yassin Salhi bị cảnh sát áp giải -...