Những bếp ăn tình thương, cây gạo ATM giúp người nghèo trong dịch bệnh Covid-19
Giữa những khó khăn do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, người dân Đà Nẵng luôn hướng về cộng đồng, bằng những việc làm thiện nguyện đầy ý nghĩa.
Những Bếp ăn tình thương hay cây gạo ATM hoạt động thường xuyên tại phường Hoà Thọ Đông, quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng đã phần nào giúp những mảnh đời khó khăn ấm áp hơn.
Cứ mỗi sớm, các thành viên của Bếp ăn tình thương ở phường Hoà Thọ Đông, quận Cẩm Lệ chia nhau mỗi người một việc, người thì đi chợ người nhặt rau, chế biến món ăn để sớm có bữa ngon mang đến cho người nghèo. Hơn 10 giờ trưa, mọi người đã mang xuất cơm đến các chung cư trên địa bàn, trao cho hoàn cảnh khó khăn như người bán vé số, lao động nghèo, sinh viên khu nhà trọ và cả bệnh nhân nghèo ở các bệnh viện mà Ban điều hành Bếp ăn tình thương đã đăng ký trước đó.
Những suất ăn chuẩn bị sẵn để mang đi hỗ trợ cho các đối tượng hoàn cảnh khó khăn.
Khẩu phần xuất ăn thường đầy đủ 5 món gồm: cá, thịt, canh, đậu khuôn và rau xào. Chị Phùng Thị Hương, thành viên Bếp ăn tình thương ở phường Hoà Thọ Đông, quận Cẩm Lệ chia sẻ, mọi người luôn cố gắng nấu những bữa ăn ngon, đảm bảo vệ sinh gửi tặng đến mọi người.
“Vận động chị em phật tử để về phục vụ, Sáng sớm tôi dậy đi chợ khoảng 6 giờ xong, 7 giờ vào bếp chị em xúm lại khoảng 9 giờ cơm đã vào hộp. Cố gắng làm sao để bữa ăn đảm đảm ngon miệng. Đợt dịch này khó khăn nên chị em cố gắng để tạo bữa ăn đảm bảo cùng giúp đỡ họ”, chị Hương nói.
Bếp ăn tình thương hỗ trợ cho người nghèo và bệnh nhân hoàn cảnh đặc biệt khó khăn ở phường Hòa Thọ Đông, quận Cẩm Lệ thành lập năm 2011, văn phòng liên lạc đặt tại Trung tâm Văn hóa Thể thao phường. Bếp ăn này hoạt động thường xuyên từ nguồn kinh phí tài trợ của các nhà hảo tâm. Mỗi ngày bếp ăn này cung cấp từ 150 đến 200 suất ăn cho các đối tượng hoàn cảnh khó khăn.
Ông Ngô Văn Thắng, ở phường Hòa Thọ Đông, quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng thường xuyên được hỗ trợ suất ăn miễn phí cùng lương thực thực phẩm từ bếp ăn tình thương cho biết: gia đình thuộc diện hộ đặc biệt nghèo, bản thân ông bị khuyết tật chân đi lại khó khăn, còn người mẹ bị bệnh nan y.
Con trai đầu của ông Thắng làm công nhân, nhưng do dịch bệnh Covid-19 nên cũng nghỉ việc ở nhà. Cuộc sống của gia đình đã khó càng túng thiếu hơn. Nhận được sự quan tâm giúp đỡ của các nhà hảo tâm ông Ngô Văn Thắng cảm thấy ấm lòng trong lúc khó khăn.
“Nhà hộ nghèo cũng nhờ địa phương hỗ trợ gạo, trong dịch còn cho quà, trứng, rau quả nước mắm đầy đủ. Hoàn cảnh gia đình khó khăm thường xuyên ốm đau nằm viện có hỗ trợ cơm”, ông Thắng cho hay.
Mỗi ngày, Bếp ăn tình thương cung cấp từ 150 đến 200 suất ăn cho các đối tượng hoàn cảnh khó khăn.
Ngoài Bếp ăn tình thương tại phường Hoà Thọ Đông, quận Cẩm Lệ còn có mô hình “ATM- Hạt gạo tình thương”. Vào ngày thứ Bảy của tuần cuối tháng, mỗi hộ nghèo được cấp một thẻ từ để nhận gạo tại máy ATM gạo. Mỗi hộ nhận từ 5 đến10kg/tháng.
Ông Nguyễn Phước Sơn, Chủ tịch phường Hoà Thọ Đông, quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng cho biết: gần 190 hộ trên địa bàn thường xuyên được hỗ trợ gạo từ “ATM- Hạt gạo tình thương” do các nhà hảo tâm đóng góp.
Video đang HOT
“Do ảnh hưởng dịch bệnh Covid-19, đối tượng yếu thế trong xã hội, như hộ nghèo, đặc biệt nghèo, yếu thế trong xã hội, các hoàn cảnh khác thì họ cần quan tâm chia sẻ của cộng đồng. Qua việc triển khai Bếp ăn tình thương và cây ATM gạo phải nói sức lan toả rất lớn kể cả các tổ chức trong ngoài địa bàn. Các tổ chức thiện nguyện nhân đạo họ đến mang tính chất tự nguyện tham gia nấu ăn, hỗ trợ ngày công miễn phí”, ông Sơn cho biết.
Từ khi bùng phát đợt dịch Covid-19, nhiều tổ chức từ thiện, các nhà hảo tâm tại thành phố Đà Nẵng đã chung tay hỗ trợ hàng chục ngàn suất quà, thùng hàng, hay cây ATM gạo, tổ chức phiên chợ nhân đạo gửi tặng các gia đình hoàn cảnh khó khăn.
Ông Dương Đình Liễu, Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Đà Nẵng cho biết: những việc làm nhân văn, thấm đẫm đạo lý của dân tộc “Lá lành đùm lá rách” đã góp phần giúp người khó khăn trong cuộc sống. Qua đó, đóng góp tích cực vào mục tiêu giảm nghèo và bảo đảm an sinh xã hội của thành phố, đặc biệt trong tình hình dịch bệnh Covid-19.
“UBMT thành phố nhận thấy rằng ở các địa phương vẫn tổ chức những suất ăn tình thương, những bữa trao quà nước uống rồi những nhu yếu phẩm về đời sống vẫn diễn ra. Điều đó thể hiện mối quan tâm của cộng đồng đối với những người đang gặp khó khăn để chúng ta vừa phòng chống dịch vừa đảm bảo đời sống. Đến nay, người dân nhận được sự ủng hộ rất tích cực từ phía các mạnh thường quân rất ấm áp từ những người có tấm lòng thiện nguyện”, ông Liễu nói./.
Bán Mercedes mua xe chở ATM gạo: "Tôi sẽ chống dịch đến đồng tiền cuối"
Đem xe Mercedes đổi thành xe bán tải chở ATM gạo, gom hết lợi nhuận công ty làm chương trình chống dịch, cha đẻ ATM gạo khẳng khái tuyên bố: "Tôi sẽ chống dịch đến đồng tiền cuối cùng".
Lợi nhuận công ty dồn vào chương trình chống dịch
Trong những ngày TPHCM căng mình chống dịch bệnh Covid-19, nhiều người lâm vào cảnh khó khăn, thậm chí thiếu ăn thiếu mặc vì bí lối mưu sinh... những cây ATM gạo lại lần nữa tái xuất.
Những cây ATM gạo có mặt khắp những nơi dịch bệnh bùng phát. (Ảnh: NVCC)
Từ tháng 4/2020, khi TPHCM giãn cách lần đầu tiên, anh Hoàng Tuấn Anh (36 tuổi), Giám đốc Công ty PHGLock, bắt đầu tạo ra những cây ATM hỗ trợ lương thực cho người nghèo, gặp khó khăn mùa dịch. ATM gạo của anh đi nhiều nơi, dừng lại tại những địa phương Covid-19 bùng phát, hoặc lũ lụt hoành hành, để đảm bảo bữa cơm cho mọi người.
Suốt hơn một năm qua, anh dùng toàn bộ lợi nhuận của công ty mình đổ dồn vào các chương trình chống dịch. Tất cả các chương trình này đều được anh thực hiện liên tục và kéo dài cho đến khi dịch bệnh kết thúc.
Ngoài ATM gạo, anh Tuấn Anh còn cho ra đời những cây ATM khẩu trang tại 3 sân bay lớn nhất Việt Nam là Nội Bài, Tân Sơn Nhất và Đà Nẵng. (Ảnh: NVCC).
Theo suy nghĩ của anh Tuấn Anh, trên đường đời của mỗi người đều xuất hiện một vài vực thẳm. Với một số người, đợt dịch bệnh này là vực thẳm của họ khi khó khăn, túng thiếu trong các bữa ăn.
Anh lo rằng có người túng quá sẽ làm liều, sa vào những việc sai trái, ảnh hưởng đến cả tương lai. Hay việc thiếu một vài bữa ăn đối với những người già, những đứa bé cũng đủ hành hạ thể xác họ, thậm chí lấy đi sinh mệnh.
Vậy nên, anh hy vọng những hạt gạo tình thương nhỏ bé này phần nào lấp đầy bữa ăn của những mảnh đời khốn khó.
Anh Tuấn Anh hy vọng những hạt gạo tình thương nhỏ bé này phần nào lấp đầy bữa ăn của những mảnh đời khốn khó. (Ảnh: NVCC).
"Mình nghĩ hơn một năm qua các công ty hay bất kỳ ai đều rất mệt mỏi rồi. Mình đã cố gắng cho việc chống dịch thì mình sẽ cố gắng đến cùng để cùng Nhà nước giữ vững thành tích chống dịch đã đạt được", anh Tuấn Anh chia sẻ.
ATM gạo tái xuất... chạy lưu động trong đợt dịch thứ 4
Trong đợt dịch này, cây ATM gạo đầu tiên được đặt tại Trường mầm non Bông Sen (số 2/2 Thạnh Lộc 29, phường Thạnh Lộc, quận 12), để hỗ trợ chủ yếu cho bà con trong khu phong tỏa.
Sắp tới, kế hoạch của anh Tuấn Anh sẽ hướng tới những người bán vé số, nhặt ve chai hay bất kỳ ai đang thiếu thốn, khó khăn trong mùa dịch.
Cây ATM gạo mới nhất được đặt tại Trường mầm non Bông Sen (số 2/2 Thạnh Lộc 29, phường Thạnh Lộc, quận 12). (Ảnh: NVCC).
Hiện tại, mô hình ATM gạo được đặt cố định, mọi người tới nhận sẽ xếp hàng theo khoảng cách an toàn, lần lượt lấy gạo. Tuy nhiên, với những chuyển biến phức tạp của dịch bệnh, việc tụ tập đông người cũng tiềm ẩn những nguy cơ lây lan không mong muốn. Chính vì lý do này, anh Tuấn Anh nảy ra ý tưởng làm ATM gạo lưu động, đi phát cho từng khu vực nhỏ, tránh quy tụ đám đông.
Cụ thể, ATM gạo sẽ được thu nhỏ, thiết kế gọn gàng, linh động để có thể đặt được trên ô tô bán tải. Anh Tuấn Anh cùng những người đồng hành của mình sẽ lái xe đến từng khu phố, con hẻm để phát gạo cho những người đang cần.
Để thực hiện ý tưởng này, anh Tuấn Anh đã bán đi chiếc Mercedes gắn bó với mình suốt 5 năm để mua một ô tô bán tải phục vụ việc chở ATM gạo.
Quyết định bán xế sang mua xe bán tải một phần giai đoạn này Tuấn Anh không dư dả gì, lợi nhuận công ty được dồn hết vào các chiến dịch, anh không thể bỏ tiền mua thêm xe. Nhưng quan trọng hơn cả, với anh xe chỉ là phương tiện để di chuyển, không quan trọng và cũng không thể nào so sánh với những việc cấp bách khác, đặc biệt là cứu giúp người khó khăn.
Kế hoạch sắp tới của anh Tuấn Anh là khởi động ATM gạo lưu động, phát gạo từng khu vực nhỏ để tránh tụ tập đông người. (Ảnh: NVCC).
"Từ khi làm ATM gạo, suy nghĩ của mình thay đổi nhiều lắm. Mình đặt nhẹ vật chất hơn rất nhiều. Với mình bây giờ, cảm giác lâng lâng vui sướng khi kiếm được 5 tỷ, 10 tỷ đồng cũng không bằng cảm giác hạnh phúc khi nhìn thấy hàng trăm hàng ngàn người khó khăn được nhận gạo", vị giám đốc trẻ chia sẻ trong sự xúc động.
Không chỉ vậy, niềm vui của anh còn được nhân lên gấp nhiều lần khi những người xung quanh, đặc biệt là các cụ già ở quê nhà luôn dành tình cảm đặc biệt cho anh.
Theo chia sẻ của anh, mấy đợt về quê, bà con còn tổ chức tiệc để chào đón rất nồng nhiệt. Những tình cảm đó đem lại cho anh sự vui sướng và tự hào hơn cả xe sang hay vàng bạc.
Người đàn ông nhiệt huyết này đã khẳng khái tuyên bố rằng: "Tôi sẽ chống dịch đến đồng tiền cuối cùng". (Ảnh: NVCC).
Để thực hiện các chiến dịch cộng đồng chưa bao giờ là đơn giản, đặc biệt trong giai đoạn dịch bệnh thế này. Bên cạnh đó, chiến dịch của anh Tuấn Anh hướng tới không chỉ một ngày một bữa, mà duy trì trong khoảng thời gian dài.
Dù gặp phải nhiều áp lực về dư luận, tiền bạc lẫn khối lượng công việc, nhưng nhờ vào sự ủng hộ hết mình từ gia đình, bạn bè, sự đón nhận nồng nhiệt của những người được giúp đỡ, Tuấn Anh càng vững lòng hơn để kiên trì đến cùng với tâm nguyện của mình.
"Tôi sẽ chống dịch đến đồng tiền cuối cùng. Vì chỉ khi nào đất nước không còn dịch bệnh, mỗi người dân chúng ta mới thực sự được bình yên" - người đàn ông nhiệt huyết chia sẻ.
'Khoai lang tím rất ngon, bà con Đồng Tháp mến tặng dân TP.HCM' Chị Nguyễn Ngọc Hà, người tổ chức hoạt động phát khoai miễn phí, cho biết đây là sự góp sức của chị và các thành viên để hỗ trợ bà con tỉnh Đồng Tháp và lao động nghèo tại TP.HCM. Ngày 14/6, biết tin TP.HCM quyết định thực hiện giãn cách thêm 2 tuần, chị Nguyễn Ngọc Hà (sinh năm 1988), chủ của...