Những bếp ăn nghĩa tình ấm lòng trong mùa dịch
Với tinh thần “ chống dịch như chống giặc”, gần 3 tháng qua, các “chiến sĩ” nơi tuyến đầu chống dịch của tỉnh Vĩnh Long đã và đang căng mình thực hiện nhiệm vụ, sớm đưa địa phương trở về trạng thái bình thường mới.
Sẻ chia với những vất vả của lực lượng tuyến đầu, nhiều tổ chức, đoàn thể và người dân đã chung tay góp sức nấu hàng ngàn suất cơm bổ dưỡng để hỗ trợ. Những phần cơm được trao tay vội vàng nhưng tràn đầy sự ấm áp và sẻ chia như một lời động viên tinh thần, cùng nhau khắc phục khó khăn vượt qua đại dịch.
Bếp ăn của Hội Liên hiệp Phụ nữ thành phố Vĩnh Long thu hút nhiều lực lượng cùng tham gia.
Ngay từ những ngày đầu tỉnh thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16, hội viên phụ nữ các cấp của thành phố đã tích cực tham gia các hoạt động tại bếp ăn của Hội Liên hiệp Phụ nữ thành phố Vĩnh Long để hỗ trợ lực lượng y tế, chốt kiểm soát dịch bệnh và người dân khó khăn, người bệnh đang chạy thận tại các bệnh viện trên địa bàn. Bếp ăn hoạt động từ 7-19 giờ hàng ngày với nhiệm vụ cung ứng từ 800 – 1.000 suất ăn/ngày cho các lực lượng. Bình quân mỗi ngày có 15 – 20 chị tham gia, chia làm 3 ca để đảm bảo thực hiện việc giữ khoảng cách.
Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ thành phố Vĩnh Long Nguyễn Ánh Nguyệt cho biết, hàng ngày bếp ăn đáp ứng đầy đủ 3 suất ăn cho các lực lượng. Thực đơn được thay đổi liên tục, tất cả nguyên liệu đều tươi, sạch, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Với sự khéo léo, các hội viên phụ nữ đã chế biến nên nhiều món ăn thơm ngon, bổ dưỡng, đong đầy yêu thương. Những phần ăn đều được chăm chút, chỉnh chu trước khi trao đến cho người nhận.
Chị Nguyễn Ánh Nguyệt chia sẻ: “Điều đáng quý nhất khi chúng tôi phát động bếp ăn này là bên cạnh đóng góp các của nhà hảo tâm còn có sự tham gia nhiệt tình của các hội viên ở cơ sở. Ai cũng muốn góp sức để tham gia cùng với bếp. Người góp công, người góp của, mỗi người đóng góp vài bó rau, vài kg gạo để cùng giữ lửa cho bếp ăn trong suốt những ngày cả tỉnh cùng chung sức chống dịch”.
Chị Nguyễn Thị Mộng Thùy, Phó trưởng Ban Pháp chế, Hội đồng nhân dân thành phố Vĩnh Long cho biết, ngoài công việc chuyên môn hàng ngày ở cơ quan, chị cố gắng sắp xếp thời gian để tranh thủ đến hỗ trợ bếp ăn. Những phần cơm được trao không chỉ làm ấm lòng người nhận mà còn là niềm vui, hạnh phúc của các thành viên bếp ăn. Các hội viên ai cũng muốn góp một chút công sức của mình đem niềm vui đến để các lực lượng tuyến đầu vững tâm làm nhiệm vụ, giúp người dân có bữa cơm ấm lòng trong mùa dịch.
Bí thư Thành ủy Vĩnh Long Đặng Văn Chính đánh giá, hoạt động của bếp ăn có vai trò rất lớn trong việc hỗ trợ người bệnh, người dân tại các khu cách ly, khu vực phong tỏa và lực lượng tuyến đầu. Bếp ăn đã được sự đồng tình, thu hút nhiều lực lượng cùng tham gia, huy động được sự đóng góp và ủng hộ của nhân dân. Bên cạnh sự đóng góp của các đoàn thể, doanh nghiệp, hàng ngày nhiều người dân đã mang gạo, rau củ, gia vị đến để hỗ trợ duy trì hoạt động bếp ăn. Hơn bao giờ hết, tinh thần đoàn kết, yêu thương, sẻ chia đang được lan tỏa. Đây là một trong những nhân tố có đóng góp quan trọng trong cuộc chiến chống dịch COVID-19 còn nhiều khó khăn.
Video đang HOT
Chuẩn bị các suất ăn cung ứng cho lực lượng tuyến đầu chống dịch và người dân tại các khu cách ly.
Tại huyện Tam Bình, để tiếp sức cho các lực lượng y tế, tình nguyện viên thực hiện nhiệm vụ tại bệnh viện dã chiến, khu cách ly, khu phong tỏa và chốt kiểm soát dịch bệnh trên địa bàn, gần 1 tháng qua, một bếp ăn thiện nguyện đã được nhóm bạn trẻ “Điều ước Ban mai” (phường 4, thành phố Vĩnh Long) phối hợp với các đoàn thể của huyện duy trì. Bếp ăn đặt tại Trường Trung học Phổ thông Trần Đại Nghĩa với sự đóng góp, tham gia của nhiều đoàn viên viên, hội viên và giáo viên trên địa bàn. Hàng ngày, bếp cung ứng hơn 300 phần cơm cho các lực lượng làm nhiệm vụ nơi tuyến đầu chống dịch.
Là người tham gia bếp ăn xuyên suốt ngay từ ngày đầu mới hoạt động, thầy Trần Hữu Phúc, Phó Hiệu trưởng Trường Trung học Phổ thông Dân tộc Nội trú tỉnh Vĩnh Long cho biết, Trường có 14 giáo viên cùng tình nguyện tham gia phục vụ bếp ăn. Không ai bảo ai, cứ đến giờ là mọi người có mặt để chia nhau những công việc, người sơ chế nông sản, người nấu cơm, người chế biến canh… Hàng ngày, bếp luôn cố gắng xây dựng thực đơn khác nhau, đảm bảo đủ các món mặn, xào, canh và trái cây để có đẩy đủ dinh dưỡng cho lực lượng chống dịch làm nhiệm vụ.
Bạn Nguyễn Trí Ngân, Trưởng nhóm thiện nghiện “Điều ước ban mai” cho biết, bên cạnh việc duy trì bếp ăn ở huyện Tam Bình, nhóm vẫn đang phục vụ các suất ăn tối cho lực lượng y, bác sĩ làm nhiệm vụ điều trị bệnh nhân COVID-19 tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Vĩnh Long. Các bữa ăn được đầu tư vừa ngon vừa đảm bảo dinh dưỡng nhằm động viên tinh thần, thể hiện niềm tin và sự sẻ chia của người dân trong tỉnh đến các lực lượng nơi tuyến đầu chống dịch.
Tình hình dịch bệnh ngày càng phức tạp, những bệnh viện dã chiến, khu cách ly, khu phong tỏa được lập nên đến đâu, các “Bếp ăn 0 đồng” có mặt ở đó để hỗ trợ các lực lượng làm nhiệm vụ và người dân còn khó khăn. Những việc làm nhân văn, đầy ý nghĩa đang được nhân lên từng ngày, thể hiện sự đồng lòng, quyết tâm của cả hệ thống chính trị và người dân tỉnh Vĩnh Long trong cuộc chiến chống đại dịch COVID-19.
Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long Nguyễn Thị Quyên Thanh chia sẻ, cùng với nỗ lực của địa phương, nhiều tổ chức, cá nhân đã đồng hành với các lực lượng tuyến đầu chống dịch và người dân khó khăn thông qua nhiều hình thức hỗ trợ khác nhau. Bên cạnh các “Gian hàng 0 đồng”, các “Bếp ăn 0 đồng” ngày đêm đỏ lửa để kịp thời mang lại bữa cơm đầy dinh dưỡng cho các lực lượng. Những phần cơm mang tấm lòng của người hậu phương gửi đến các “chiến sĩ” nơi tuyến đầu như một lời động viên tinh thần, tiếp thêm niềm tin và sức mạnh để cùng nhau khắc phục khó khăn, kiểm soát được dịch bệnh.
Phụ nữ, giáo viên Thủ đô đồng hành phòng, chống dịch
Nhằm chung tay chia sẻ sự vất vả của lực lượng tuyến đầu chống dịch, cũng như làm vơi bớt những khó khăn của người dân có hoàn cảnh khó khăn, đã xuất hiện nhiều mô hình, cách làm hiệu quả của phụ nữ Thủ đô, đội ngũ giáo viên ở khắp các địa phương.
Hội Chữ thập đỏ quận Ba Đình tặng các phần quà hộ trợ tới lực lượng tuyến đầu tại các chốt phòng dịch và người dân bị ảnh ảnh hưởng trên địa bàn quận. Ảnh: TTXVN phát
Bà Đinh Thị Phương Liên, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ quận Ba Đình cho biết, để vừa đảm bảo công tác phòng, chống dịch bệnh, vừa hỗ trợ các lực lượng tuyến đầu, Hội Liên hiệp Phụ nữ quận đã ban hành công văn thực hiện mô hình "Bữa ăn ấm tình". Hội Phụ nữ quận cũng đề nghị Hội Phụ nữ các cơ sở Hội chủ động bố trí, phân bổ lực lượng tham gia nấu cơm, đảm bảo yêu cầu giãn cách xã hội; chọn bếp ăn gia đình tập trung tối đa 3 người, không trong diện phải cách ly (F1, F2, F3), cố gắng là những người đã được tiêm mũi 1 vaccine phòng COVID-19.
Ngay lập tức, mô hình "Bữa cơm ấm tình" được nhiều hội viên Hội Phụ nữ và đội ngũ giáo viên trong quận tích cực tham gia. Nhiều trường học còn tham gia nấu ăn, ủng hộ vật chất gửi đến lực lượng tuyến đầu chống dịch. Đơn cử như ngày 30/7, Trường Trung học Cơ sở Nguyễn Tri Phương và Công đoàn nhà trường kêu gọi toàn thể các cán bộ, giáo viên, nhân viên cùng đóng góp gửi Hội Liên hiệp Phụ nữ phường Quán Thánh và nhờ các bác, các cô trong Hội hàng ngày nấu những suất cơm, quà, ấm tình người gửi đến các lực lượng tuyến đầu phòng, chống dịch trên địa bàn phường và quận. Chỉ trong chưa đầy 24 giờ, bằng sự chung tay góp sức, sự sẻ chia và tấm lòng yêu thương của mỗi người cô, người thầy nơi mái trường Cửa Bắc, Công đoàn đã đón nhận 10 triệu đồng tiền ủng hộ. Số tiền này đã được gửi đến Hội Phụ nữ phường Quán Thánh với mong muốn sẻ chia những khó khăn, góp phần làm vơi bớt nỗi vất vả của lực lượng tuyến đầu chống dịch.
Bà Hoàng Thị Hằng, Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ phường Ngọc Hà (quận Ba Đình) cho biết, từ ngày 25/7, Hội Chữ thập đỏ đã phối hợp với Hội Phụ nữ phường triển khai mô hình "Bữa cơm ấm tình" tại các bếp ăn gia đình. Mô hình đã triển khai những suất ăn miễn phí gửi tặng lực lượng tuyến đầu chống dịch tại địa bàn và đội ngũ y, bác sỹ ở các chốt kiểm soát phòng dịch và Trạm Y tế phường.
"Lực lượng làm nhiệm vụ ở các chốt kiểm soát dịch COVID-19 phải đi làm từ 4 giờ đến trưa, trong khí đó thời tiết lại nắng nóng và hàng quán nghỉ phòng dịch. Bởi vậy, mô hình "Bữa cơm ấm tình" cung cấp bữa ăn sáng và nước uống được thực hiện để chia sẻ phần nào khó khăn vất vả với lực lượng tuyến đầu chống dịch", bà Hằng bày tỏ.
Theo bà Hoàng Thị Hằng, mỗi ngày có khoảng 45 - 50 suất ăn sáng được đưa đến các chốt kiểm soát và 12 suất ăn trưa gửi đến Trạm y tế cùng các y, bác sĩ thực hiện công tác tiêm phòng vaccine. Trong quá trình thực hiện, có sự chung tay của 4 trường học đóng trên địa bàn, gồm: Trường Mẫu giáo số 5, Trường Trung học Cơ sở Ba Đình, Trường Tiểu học Ba Đình và Trường Tiểu học Ngọc Hà.
Hội Chữ thập đỏ quận Ba Đình tặng các phần quà hộ trợ tới lực lượng tuyến đầu tại các chốt phòng dịch và người dân bị ảnh ảnh hưởng trên địa bàn quận. Ảnh: TTXVN phát
Còn tại huyện Quốc Oai, hình ảnh các mẹ, các cô trong Hội Phụ nữ vận chuyển từng xe nhu yếu phẩm tới các "Cửa hàng 0 đồng" tại các khu vực cách ly để phục vụ bà con khó khăn trong thời tiết nắng nóng, khiến nhiều người cảm phục. Những thực phẩm thiết yếu như gạo, thịt, mỳ tôm, rau, củ quả... đều được các bà, các chị chuẩn bị kỹ lưỡng, đóng thành từng túi để bà con tiện mang về qua "hàng rào" cách ly.
Thông tin từ Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Quốc Oai, Hội đã xây dựng và thực hiện mô hình "Cửa hàng 0 đồng" nhằm giúp người dân vượt qua khó khăn, ổn định đời sống, phát huy truyền thống đoàn kết, tinh thần tương thân tương ái. Qua đó, huy động mọi nguồn lực hỗ trợ lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm, kinh phí để thực hiện "Cửa hàng 0 đồng" bắt đầu từ ngày 28/7 - 7/8. Tất cả các thực phẩm đều được Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Quốc Oai kêu gọi xã hội hóa để phục vụ bà con.
Cũng trong đợt bùng phát dịch COVID-19 lần này, Hội Liên hiệp Phụ nữ quận Hà Đông đã tặng quà và nhu yếu phẩm cho đội ngũ y, bác sĩ của Bệnh viện Đa khoa quận Hà Đông và Bệnh viện Công an; tặng lương thực, thực phẩm hỗ trợ những hộ dân bị phong tỏa, cách ly y tế, với tổng số tiền gần 100 triệu đồng. Số tiền được trích từ quỹ từ thiện của phong trào "Thùng rác thân thiện" trong thời gian qua.
Bên cạnh đó, cán bộ, hội viên Hội Liên hiệp Phụ nữ các quận, huyện Đống Đa, Sóc Sơn, Chương Mỹ, Thạch Thất, Đan Phượng... thường xuyên đi chợ, nấu những suất cơm cho lực lượng tuyến đầu chống dịch; vận động ủng hộ và cung cấp lương thực, thực phẩm cho các hộ dân tại khu vực bị phong tỏa, hộ nghèo trên địa bàn...
Bà Lê Kim Anh, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ thành phố Hà Nội cho biết, thời gian qua, các cấp Hội đã tích cực tuyên truyền, vận động hội viên nghiêm túc chấp hành Chỉ thị số 17 của UBND thành phố, tham gia hiệu quả vào các Tổ phòng, chống COVID cộng đồng, phối hợp làm nhiệm vụ tại các chốt trực cũng như hỗ trợ các công việc hậu cần cho các tổ y tế, chốt trực.
"Hội Liên hiệp Phụ nữ thành phố Hà Nội cũng đã có kế hoạch hỗ trợ các lao động nữ tự do, phụ nữ dễ bị tổn thương, gặp khó khăn do dịch COVID-19, trong đó cao điểm triển khai trao tặng 1.000 suất quà từ ngày 30/7 - 30/8. Hội cũng đang đề nghị với các địa phương tạo điều kiện thuận lợi cho các chị em tiếp cận được với gói hỗ trợ theo Nghị quyết 68 của Chính phủ", bà Lê Kim Anh cho biết thêm.
Hội Chữ thập đỏ huyện Gia Lâm trao phần hỗ trợ tới người dân có hoàn cảnh khó khăn và lực lượng tuyến đầu chống dịch của xã Bát Tràng. Ảnh: TTXVN phát
Được biết, thời gian qua, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động Hội Liên hiệp Phụ nữ thành phố Hà Nội đã ủng hộ Quỹ phòng, chống dịch và Quỹ vaccine phòng dịch COVID-19 số tiền 36,4 triệu đồng; kêu gọi ủng hộ, phối hợp tặng 68 triệu đồng; 111.680 khẩu trang, 900 bộ đồ bảo hộ, 1.100 tấm chắn giọt bắn, 2.500 băng đeo khẩu trang, 330 chai nước sát khuẩn, 218 thùng mì tôm, 100 suất sữa và các nhu yếu phẩm cho 5 đơn vị làm nhiệm vụ cách ly, trung tâm y tế và địa phương bị phong tỏa, người thân chiến sĩ, y, bác sĩ tuyến đầu chống dịch...
Hội Liên hiệp Phụ nữ các quận, huyện, thị xã cũng có các hoạt động thiết thực như: ủng hộ Quỹ phòng, chống dịch và Quỹ vaccine phòng dịch số tiền 501 triệu đồng, trao tặng hơn 256 triệu đồng tiền mặt cùng 607.750 khẩu trang, 13.900 găng tay y tế, 1.972 bộ đồ bảo hộ, 34.800 tấm chắn giọt bắn, 2.650 băng đeo khẩu trang, 1.965 chai nước sát khuẩn, 822 suất ăn, 15 tấn gạo, 520 thùng sữa, nước giải khát và nhu yếu phẩm khác với tổng trị giá 3,15 tỷ đồng...
Người đàn ông ngày, đêm đi từng ngõ hẻm trao quà cho người khó khăn trong mùa dịch Dịch bệnh lần thứ tư xuất hiện cũng là lúc anh Phạm Hữu Tình (sinh năm 1984, ngụ tại TP Hồ Chí Minh) rong ruổi mỗi ngày trên các con phố, ngõ hẻm để trao các phần quà hỗ trợ người dân trong khu cách ly, phong tỏa. Không chỉ phát quà, mỗi ngày, anh còn nấu hàng nghìn suất cơm tặng miễn...