Những bệnh ung thư thường gặp
Bệnh ung thư ngày càng xảy ra nhiều. Nếu được phát hiện và điều trị sớm thì khả năng chữa khỏi cao hơn, cũng như chi phí ít hơn.
Một ca mổ điều trị ung thư vú tại Bệnh viện Ung bướu TP.HCM – Ảnh: T.Tùng
Nguy cơ cao từ tuổi trung niên
Theo TS-BS Phạm Xuân Dũng (Phó giám đốc Bệnh viện Ung bướu TP.HCM), bình quân mỗi năm trên thế giới có gần 13 triệu người mắc mới bệnh ung thư và hơn 7,5 triệu người tử vong. Riêng trong nước, hằng năm có khoảng 116.000 người mắc mới bệnh ung thư (tính chung các loại); hơn 80.000 bệnh nhân ung thư bị tử vong.
Các loại ung thư thường gặp trên thế giới đối với nam gồm: ung thư phổi, tuyến tiền liệt, trực tràng, bao tử, gan… Còn ở nữ thường gặp là ung thư vú, cổ tử cung, trực tràng, phổi, bao tử… Theo TS-BS Xuân Dũng, tại Bệnh viện Ung bướu TP.HCM, thống kê gần đây nhất (năm 2013) cho thấy 10 loại ung thư vào bệnh viện này nhiều nhất theo thứ tự gồm: ung thư vú, cổ tử cung, tuyến giáp, phổi, buồng trứng, gan, vòm hầu, dạ dày, da, trực tràng. Bình quân, mỗi năm lượng bệnh nhân ung thư vào Bệnh viện Ung bướu TP.HCM tăng 10%.
Khảo sát về xuất độ ung thư trên địa bàn TP.HCM trong 5 năm trở lại đây với 33.126 bệnh nhân ung thư, kết quả cho thấy 5 loại ung thư gặp nhiều nhất ở nữ gồm: ung thư vú, cổ tử cung, đại trực tràng, phổi và tuyến giáp. Còn ở nam gặp nhiều nhất theo thứ tự là: ung thư phổi, gan, đại trực tràng, dạ dày, vòm hầu. Qua khảo sát trên cũng cho thấy ở cả nam và nữ khi bước qua tuổi 40 thì nguy cơ mắc các bệnh ung thư cao hơn.
Chi phí điều trị “khủng”
Theo TS-BS Phạm Xuân Dũng, chi phí điều trị bệnh ung thư rất cao, là gánh nặng cho người bệnh và gia đình. Ước tính chi phí điều trị cho các loại bệnh ung thư tại VN như sau: thấp nhất là ung thư cổ tử cung giai đoạn sớm, điều trị triệt để, chi phí khoảng 25 – 50 triệu đồng. Ung thư buồng trứng nếu giai đoạn sớm điều trị tốn khoảng 120 – 200 triệu đồng. Với ung thư vú, chi phí điều trị dao động từ 80 – 700 triệu đồng (tùy giai đoạn). Điều trị ung thư đại tràng – dạ dày tiến xa từ 210 – 700 triệu đồng (tùy giai đoạn). Ung thư trực tràng giai đoạn sớm, chi phí điều trị từ 150 – 170 triệu đồng. Ung thư phổi sẽ tốn kém từ 200 – 300 triệu đồng. Ung thư gan tiến xa tốn khoảng 820 triệu đồng…
Video đang HOT
Thanh Tùng
Theo TNO
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến: Còn khám chữa bệnh là còn sai sót
"Một khi có bệnh, đi khám chữa bệnh thì vẫn có thể khỏi bệnh, có thể biến chứng, tai biến và có thể tử vong. Còn khám chữa bệnh là còn sai sót. Tai biến y khoa là điều không thể tránh trong y học, có những điều y học bất lực", Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến giải trình trước QH trong phiên chất vấn chiều 1.4.
Loại khỏi ngành y bác sĩ không có y đức
Trong phiên chất vấn Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến của Ủy ban thường vụ Quốc hội (UBTV QH), nhiều ĐB đã đặt vấn đề liên quan đến chất lượng khám chữa bệnh, y đức.
ĐB Đặng Xuân Thăng (Hải Dương) chất vấn Bộ trưởng đánh giá thế nào trước băn khoăn của cử tri là thời gian qua y đức chưa chuyển biến tích cực.
ĐB Trương Minh Hoàng đặt vấn đề: "Nhiều trường hợp sai sót y khoa, khiến người làm bác sĩ phải hổ thẹn với bậc thầy, các y bác sĩ đi trước. Nên chăng cần lập một quỹ bảo hiểm nghề nghiệp để bù đắp cho người dân trong sai sót y khoa?"
Không để chấp nhận, để chuyện y bác sĩ mê tiền hơn mê điều trị bệnh cho người dân
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng
Một khi có bệnh, đi khám chữa bệnh thì vẫn có thể khỏi bệnh, có thể biến chứng, tai biến và có thể tử vong. Còn khám chữa bệnh là còn sai sót. Tai biến y khoa là điều không thể tránh trong y học, có những điều y học bất lực", Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến giải trình.
Người đứng đầu Bộ Y tế nói không dám trả lời được là khi nào chấm dứt về sai sót y khoa của y bác sĩ.
Tuy nhiên, theo bà Bộ trưởng, hiện ngành y tế đang chấn chỉnh, xử lý nghiêm các trường hợp sai sót y khoa, đặc biệt, y đức vẫn là vấn đề rất nóng bỏng.
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến trả lời chất vấn trước QH chiều 1.4 - Ảnh: Ngọc Thắng
"Kiên quyết đưa ra khỏi ngành cán bộ mất phẩm chất, đạo đức của ngành. Đồng thời, động viên, tuyên dương cán bộ làm tốt, hết lòng vì bệnh nhân. Chứ nếu làm cho họ buồn chán thì bệnh nhân cũng thiệt thòi", Bộ trưởng Bộ Y tế phát biểu.
Không chấp nhận, để chuyện y bác sĩ mê tiền hơn mê điều trị bệnh
Trong khi đó, theo các ĐB, nhiều ý kiến cử trí phản ánh có sự phân biệt đối xử giữa bệnh nhân khám dịch vụ với bệnh nhân bảo hiểm y tế (BHYT). Công tác quản lý đối với cơ sở y tế tư nhân, đặc biệt là phòng khám có yếu tố nước ngoài còn lỏng lẻo, nhiều trường hợp vi phạm gây hại cho sức khỏe người dân, tiền mất tật mang. ĐBQH đề nghị Bộ trưởng Bộ Y tế có giải pháp chấn chỉnh.
Trong phiên chất vấn, ĐB Nguyễn Văn Phúc cho rằng: Nếu QH cho phép trưng cầu ý dân thì tôi sẽ chọn bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến hơn bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh (Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thể thao - Du lịch). Vì nếu làm cuộc trưng cầu ý dân là tiếp tục đầu tư cho ngành y tế hay ASIAD thì tôi sẽ chọn đầu tư cho y tế.
Theo ĐB Trương Minh Hoàng (Cà Mau): hiện nay, điều kiện cơ sở vật chất, chất lượng điều trị tuyến cơ sở còn hạn chế, người dân không tin tưởng thì vượt tuyến là đương nhiên.
Bà Tiến nhìn nhận: Bên khám bệnh bảo hiểm thì rất đông, chi phí do BHYT chi trả theo mức thanh toán nhất định. Trong khi đó, khám dịch vụ người dân phải tự chi trả nhiều hơn, điều kiện khám tốt hơn, chờ có máy lạnh. Đó là sự khác biệt.
"Tuy nhiên, tôi hiểu người dân bức xúc là thái độ của cán bộ y tế. Đây là vấn đề y đức chúng tôi vẫn đang chấn chỉnh. Đồng thời, chúng tôi đang chấn chỉnh lại quy trình khám chữa bệnh cho bớt phiền hà nhân dân", người đứng đầu Bộ Y tế nói.
Còn về chất lượng tại các bệnh viện thì theo Bộ trưởng Bộ Y tế: "Đi nhiều bệnh viện tỉnh chúng tôi thấy sự thay đổi đáng ngạc nhiên. Ở các phòng khoa khám bệnh, có bệnh viện mua cả ghế ngồi chờ như ở sân bay cho bệnh nhân, có quạt, cầu thang máy cho người dân đi".
Bà Tiến cho biết sự thay đổi đó ở các bệnh viện do đã trích đầu tư từ 15% trong số tiền tăng viện phí.
Cảnh quá tải, bệnh viện phải lấy gầm giường làm... giường bệnh cho bệnh nhân, tại Bệnh viện Ung bướu TP.HCM - Ảnh: Nguyên Mi
"Khi giá dịch vụ khám chữa bệnh ở bệnh viện công được tính đúng, tính đủ như bệnh viện tư nhân, có sự cạnh tranh lành mạnh thì các bệnh viện bắt buộc phải nâng cao chất lượng, chứ không người dân sẽ ra ngoài khám hết. Bộ Y tế đang tính tới lộ trình đảm bảo cạnh tranh công bằng giữa bệnh viện tư công để người dân thụ hưởng sự chăm sóc sức khỏe tốt nhất", Bộ trưởng nêu giải pháp.
Trước những vấn đề y tế được chất vấn, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng kết luận đề nghị Bộ Y tế chấn chỉnh, loại ra khỏi ngành những người không có y đức, không thể để người không có y đức mà lại hoạt động trong ngành khám chữa bệnh cho người dân, một lĩnh vực hết sức quan trọng.
"Không chấp nhận, để chuyện y bác sĩ mê tiền hơn mê điều trị bệnh cho người dân", Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nói.
Theo TNO
Tung clip "riêng tư", có thể ngồi tù đến 3 năm. Mới đây, vụ "clip dao kéo" của ca sĩ trẻ Hương Tràm bị tung lên mạng đã gây xôn xao dư luận. Đây không phải lần đầu tiên clip riêng tư của người nổi tiếng bị lộ ngoài ý muốn. Nhưng hầu như những người tung clip vẫn được... an toàn trong bóng tối Vụ "clip dao kéo" của ca sĩ trẻ Hương...