Những bệnh trong miệng dễ bị bỏ qua
Rất nhiều trường hợp khi bị một số bệnh như vôi hóa tuyến nước bọt, nang vùng hàm mặt, bệnh bạch sản… do triệu chứng của bệnh diễn tiến âm thầm, ít gây đau đớn nên chủ quan, tự điều trị tại nhà. Bởi vậy, khi đến cơ sở y tế bệnh thường nặng, thậm chí đã bị biến chứng. Điều này không những gây nguy hiểm cho người bệnh mà còn khó khăn cho quá trình chẩn đoán và điều trị.
Vôi hóa tuyến nước bọt
Vôi hóa ở tuyến nước bọt là một trong những bệnh nằm trong miệng rất dễ phát hiện qua chẩn đoán bằng chụp X-quang, tuy nhiên bệnh nhân lại dễ bỏ qua. Vôi hóa tuyến nước bọt thường do canxi có trong nước bọt lắng đọng quanh khối viêm lâu dần tạo thành sỏi. Viên sỏi này nằm chắn ngay tuyến nước bọt, khi người bệnh nhai làm tuyến nước bọt bị kích thích và sưng phồng. Sau khi ăn, nước bọt tiết ra miệng từ từ, tuyến nước bọt sẽ xẹp xuống. Chính vì vậy, nhiều bệnh nhân chủ quan cho rằng bệnh đã tự hết hoặc không nguy hiểm. Đến khi viên sỏi quá lớn, bít cả tuyến nước bọt, gây sưng phồng và đau nhiều mới đến cơ sở y tế để khám.
Khi bị vôi hóa tuyến nước bọt, người bệnh thường xuất hiện khối sưng phồng vùng góc hàm hoặc dưới hàm, kèm theo đau trong bữa ăn, đặc biệt là ăn chua, sau vài phút lại xẹp xuống. Khi sỏi tắc nghẽn lâu, nó có thể gây viêm tấy, áp xe tại vùng tuyến như sưng, nóng, đỏ, đau tại vùng góc hàm và dưới hàm, bệnh nhân có thể sốt cao, thậm chí rét run. Tổ chức viêm có thể tạo thành ổ áp xe, gây tổn thương dây thần kinh chi phối hoạt động của các cơ mặt, gây liệt mặt.
Điều trị vôi hóa tuyến nước bọt bằng cách phẫu thuật lấy sỏi. Tuy nhiên, nếu sỏi to bác sĩ phải cắt luôn cả tuyến nước bọt, để lại sẹo ở phía ngoài khuôn mặt. Bên cạnh đó, chức năng tiết nước bọt bị hạn chế, gây ảnh hưởng đến quá trình nhai và tiêu hóa.
Khi có bệnh vùng miệng cần đi khám và điều trị tại bác sĩ chuyên khoa răng hàm mặt.
Nang vùng hàm mặt
Đa số bệnh nhân mắc bệnh nang răng đến khám đều đã có biến chứng nặng. Bệnh phát triển âm thầm, không gây đau nhức nhưng phát triển đến đâu gây tiêu xương đến đó. Khi nang phồng lên, gây biến dạng khuôn mặt thì bệnh đã ở giai đoạn muộn, răng bị mất hàng loạt, gãy xương.
Nang răng được chia thành nhiều dạng, tùy theo nguyên nhân gây bệnh. Trường hợp răng mọc ngầm không được điều trị kịp thời để mảnh mô biểu bì bao quanh sẽ phát triển thành nang thân răng. Răng bị nhiễm trùng dần dần sẽ phát triển thành nang nhiễm trùng. Ngoài ra, còn có nang quanh răng hoặc nang sót (nang răng đã được mổ nhưng lấy không hết, sau đó tái phát).
Video đang HOT
Điều trị nang hàm mặt phụ thuộc vào giai đoạn bệnh nặng hay nhẹ. Phương pháp điều trị là phẫu thuật cắt nang, sau khi phẫu thuật và đợi vết thương lành, bệnh nhân có thể làm răng giả.
Răng mọc trong xoang
Răng mọc trong xoang không phải là bệnh thường gặp nhưng là một trong những bệnh dễ bị bỏ qua. Vì đây là bệnh dễ gây nhầm lẫn trong việc chẩn đoán và điều trị vì có triệu chứng không đặc thù của bệnh răng hàm mặt. Khi răng mọc trong xoang bệnh nhân thường đau nhức vùng trán, hốc mắt hoặc vùng má ở một bên mặt. Răng nằm chèn vào đường dẫn lưu của xoang, gây tắc dịch, phù nề kéo dài, dẫn tới viêm xoang. Khi đó, bệnh nhân bắt dầu có biểu hiện của viêm xoang kết hợp như ngạt tắc mũi, chảy mũi mủ… Những bệnh nhân có răng mọc trong xoang thường bị thiếu răng trên cung hàm.
Cách điều trị duy nhất là phẫu thuật xoang lấy bỏ răng lạc chỗ, kết quả rất khả quan. Sau phẫu thuật, bệnh nhân dần dần mất hết toàn bộ những triệu chứng kể trên.
Bệnh bạch sản
Bạch sản là dạng tổn thương trong miệng, hay gặp ở nam giới cao tuổi. Bệnh không gây đau vì vậy dễ gây chủ quan cho người bệnh. Triệu chứng ban đầu bệnh bạch sản biểu hiện như một vết loét phẳng, màu xám – thường ở trên lợi hoặc trên mặt trong má và đôi khi ở trên lưỡi. Qua vài tuần hoặc vài tháng, vết loét bạch sản tiến triển thành mảng với những đặc điểm sau: Màu trắng; Dày, thô; Bề mặt cứng.
Thông thường, bạch sản là hậu quả của sự kích thích mạn tính các mô mỏng manh trong miệng. Sự kích thích này có thể từ một số nguồn gồm: Răng giả lắp kém, những nốt xù xì trên răng hoặc hàn răng, và uống rượu lâu ngày. Tuy nhiên, hút thuốc lá là nguyên nhân của hầu hết các trường hợp bạch sản. Đại đa số những người bị bạch sản là người nghiện thuốc lá, và hầu hết các mảng bạch sản được cải thiện hoặc biến mất trong vòng một năm sau khi bỏ thuốc.
Bệnh bạch sản không gây đau, nhưng những mảng này có thể nhạy cảm khi chạm vào chúng hoặc ăn thức ăn cay, nóng. Mặc dù bệnh không nguy hiểm, song nó có thể rất nghiêm trọng. Đa số ung thư miệng hình thành ở vùng gần kề các mảng bạch sản, và các mảng này tự chúng có thể biểu hiện những thay đổi ung thư. Do đó, tốt nhất là đi khám nha sĩ nếu bạn có những thay đổi khác thường ở trong miệng kéo dài trên 1 tuần. Điều trị thông thường đối với bạch sản là loại bỏ nguồn kích thích. đối với phần lớn bệnh nhân, bỏ thuốc hoặc chỉnh nha sẽ làm bệnh biến mất.
Bác sĩ Nguyễn Hạnh
Theo Sức Khỏe Đời Sống
Vi khuẩn: Bom hẹn giờ trong nhà!
Ít ai có thể ngờ rằng những vật dụng cá nhân đơn giản, thân thiết hàng ngày như những chiếc gối, lược chải đầu lại là một trong những nơi chứa rất nhiều vi khuẩn.
Nếu không được thường xuyên vệ sinh, cọ rửa sạch sẽ, đó có thể là nơi trú ngụ lý tưởng của vi khuẩn gây bệnh. Các cuộc kiểm tra vệ sinh tại Mỹ đã thống kê những loại đồ vật và các chất liệu dễ phát sinh sự tồn tại và trú ngụ của nhiều vi khuẩn nhất trong nhà bao gồm:
Các loại đồ gỗ
Các vật dụng bằng gỗ khá phổ biến trong gia đình và được nhiều người ưa chuộng, song đây cũng là loại vật liệu mà vi khuẩn rất ưa trú ngụ. Theo GS. John Oxford tại Bệnh viện Virology - Barts- London - Anh, các vi khuẩn tập trung nhiều trên các loại đồ gỗ nhất là khuẩn E.coli (gây ngộ độc và tiêu chảy) thường tập trung trên các vật dụng làm bếp bằng đồ gỗ như: thìa gỗ, đũa ăn, thớt, chuôi dao, cối, chày...
Đặc biệt với những người ít để ý tới việc vệ sinh các dụng cụ này, những người có thói quen dùng để chế biến đồ ăn sống và chín lẫn lộn...thì nguy cơ bị nhiễm khuẩn E.coli là rất cao.
Để tránh nhiềm khuẩn bệnh nên thường xuyên vệ sinh sạch sẽ các loại đồ gỗ dùng để chế biến thực phẩm, để khô ráo và nên thay sau 5 năm sử dụng.
Bàn chải đánh răng
3 tháng nên thay bàn chải răng một lần để đảm bảo không bị nhiễm khuẩn gây bệnh răng miệng.
Không ít nghiên cứu đã chỉ ra mối liên quan giữa các khuẩn gây bệnh răng miệng và nguy cơ mắc các vấn đề về sức khỏe như bệnh tim, đột quỵ, viêm khớp và nhiễm khuẩn mạn tính. Nguyên nhân nhiều khi xuất phát từ chiếc bàn chải đánh răng. Theo một nghiên cứu bàn chải răng có chứa khoảng 10 triệu con vi khuẩn gây bệnh răng miệng bao gồm các loại phổ biến như: Staphy - lococci, Streptococcus, E.coli và Candida...
Theo khuyến cáo của nha sĩ, trung bình 3 tháng nên thay bàn chải răng một lần để đảm bảo không bị nhiễm khuẩn gây bệnh răng miệng.
Khăn tắm
Là một trong những nơi trú ẩn lý tưởng của vi khuẩn, đặc biệt là các loại vi khuẩn gây bệnh ngoài da. Kể cả khi thường xuyên được làm vệ sinh, khăn tắm vẫn có thể chứa một lượng lớn vi khuẩn, nấm mốc... và có thể làm gia tăng tình trạng nhiễm khuẩn có vết thường hở. Cách đảm bảo khăn tắm hợp vệ sinh là luộc khăn trong nước nóng 90 độ và phơi ở nơi khô ráo. Sau một thời gian sử dụng, bụi bẩn, hơi thở và mồ hôi bám trên vỏ chăn, ga, gối tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi, phát triển. Một chiếc gối mới tinh sẽ nặng gấp hai lần trọng lượng của nó sau 3 năm sử dụng. Lượng vi khuẩn trú ngụ trên đó có thể làm gia tăng nguy cơ mắc các chứng: sốt, eczema, hen suyễn...
Khăn tắm, một trong những nơi trú ẩn lý tưởng của vi khuẩn
Theo GS. Jean Ember-lin- chuyên gia nghiên cứu về chứng dị ứng tại Trường đại học Worcester, Anh - thì sử dụng chăn, ga, gối đệm kém vệ sinh còn có thể làm gia tăng nguy cơ mắc các chứng viêm mũi dị ứng, viêm xoang cho người sử dụng. Để tránh các nguy hại cho sức khỏe, cần giữ gìn vệ sinh giường ngủ ít nhất 6 tháng một lần và ngâm vỏ chăn, ga, gối trong nước sôi 60 độ trong ít nhất là 20 phút/ mỗi lần giặt.
Lược chải đầu
Theo nghiên cứu, mỗi nang tóc có thể chứa tới 50.000 vi khuẩn và những chiếc lược chải đầu kém vệ sinh có thể là nguyên nhân góp phần làm gia tăng lượng vi khuẩn đó. Bề mặt các răng lược thường xuyên tiếp xúc với chất nhờn tiết ra trên da đầu và rất dễ bám bụi. Nếu lâu ngày không được cọ rửa, chúng sẽ tạo thành môi trường tốt cho vi khuẩn cư trú và quay trở lại gây bệnh cho da đầu. Các vấn đề thường gặp do các vi khuẩn gây ra cho da đầu bao gồm: viêm nang tóc, nổi mụn, ngứa... Cách tốt nhất để giữ gìn vệ sinh lược chải đầu là ngâm trong nước sôi và cọ rửa thường xuyên bằng xà phòng.
Giẻ rửa bát
Cả vật dụng trong nhà bếp, trong đó có giẻ rửa bát được xem là một trong những nơi trú ẩn lý tưởng của nấm, vi khuẩn và mầm bệnh. Những mẩu vụn thức ăn bám trên giẻ rửa bát nếu không được giặt sạch sẽ tạo môi trường thuận lợi cho các sinh vật phát triển và trú ngụ trên đó. Kết quả kiểm tra của các nhà khoa học thuộc Trường đại học Arizona - Mỹ đã phát hiện ra rằng: Trung bình trên giẻ rửa bát có chứa lượng vi khuẩn nhiều gấp 200 lần so với bồn nhà vệ sinh. Các loại vi khuẩn sinh sôi và phát triển nhiều gấp 4 lần chỉ trong vòng 8 tiếng đồng hồ. Để ngăn chặn tình trạng vi khuẩn có thể biến giẻ rửa bát trong nhà thành nơi cư trú lý tưởng, cách tốt nhất là giặt giẻ rửa bát trong nước có nhiệt độ cao (90 độ) và sử dụng các loại xà phòng, nước tẩy rửa bát thường xuyên sau khi rửa bát.
(Theo Sức khỏe & Đời sống)
10 sai lầm "ngộ nghĩnh" của teen về chăm sóc răng miệng Bạn đã từng phạm sai lầm khi chăm sóc răng miệng? Hãy thử nghía qua những liệt kê dưới đây để rút kinh nghiệm nhé. 1. Không khám răng thường xuyên Điều này đồng nghĩa với việc từ chối những biện pháp phòng ngừa hữu hiệu cho răng miệng mà lẽ ra bạn nên có. Bạn hãy thử tưởng tượng xem, nếu được...