Những bệnh thường gặp ở xe ô tô vào mùa hè
Do ảnh hưởng từ nắng nóng, vào mùa hè xe ô tô thường bị một số “chứng bệnh” mà người dùng nên chú ý.
Các vấn đề của lốp xe có thể dẫn đến những tai nạn khó lường trên đường đi nhưng nhiều tài xế lại thường ngó lơ và ít khi để ý đến tình trạng lốp xe. Vào mùa hè, cùng với sự chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm, nhiệt độ mặt đường cao và lực ma sát lớn khiến áp suất lốp tăng lên, có thể dẫn đến nổ lốp.
Vì vậy, bạn nên kiểm tra lốp xe thường xuyên, xem xét kĩ đường rãnh lốp hoặc hạn sử dụng được ghi trên thành lốp. Thêm vào đó, đừng để lốp xe được bơm quá căng hay quá xẹp bởi có thể độ bám đường của lốp xe bị giảm đi hoặc xảy ra tình trạng nổ lốp.
Đừng để lốp xe được bơm quá căng hay quá xẹp bởi có thể độ bám đường của lốp xe bị giảm đi hoặc xảy ra tình trạng nổ lốp
Nhiều người cho rằng xe sẽ hao hụt nhiên liệu nhiều hơn trong những ngày hè do hoạt động của máy lạnh. Tuy nhiên trên thực tế, nền nhiệt cao vào mùa hè cũng có thể khiến lượng xăng trong bình nhiên liệu chuyển sang dạng khí và làm áp suất bên trong tăng cao, khiến hơi xăng bị rò rỉ, buộc người lái phải bỏ tiền ra nhiều hơn.
Trước tiên hãy đảm bảo rằng nắp nhiên liệu của xe được đậy chặt. Trong trường hợp nhận thấy xe ăn xăng nhiều hơn bình thường hoặc ngửi thấy mùi xăng quanh xe, hãy mang xe của bạn đến các trung tâm bảo dưỡng để đảm bảo mọi thứ đều an toàn.
Nhiều người cho rằng xe sẽ hao hụt nhiên liệu nhiều hơn trong những ngày hè do hoạt động của máy lạnh
Hệ thống điều hòa quá tải
Video đang HOT
Trong những ngày nắng nóng gay gắt, điều hòa trên ô tô luôn trở thành “cứu cánh” cho những lái xe. Chính vì điều này, nhiều khi hệ thống điều hòa buộc phải hoạt động hết công suất trong thời gian dài, dẫn đến việc chúng bị quá tải và nhiều chi tiết bị trục trặc.
Bạn nên kiểm tra hệ thống điều hòa thường xuyên để đảm bảo hiệu quả hoạt động của chúng. Một mẹo hữu ích là nếu nhiệt độ bên trong xe thấp hơn nhiệt độ bên ngoài khoảng 10 độ C thì bạn có thể yên tâm rằng điều hòa vẫn đang hoạt động tốt. Còn nếu không, hãy mang xe đến các trung tâm bảo dưỡng để được sửa chữa hoặc thay mới nếu cần.
Trong những ngày nắng nóng gay gắt, điều hòa trên ô tô luôn trở thành “cứu cánh” cho những lái xe
Ắc-quy bị bay hơi dung dịch
Thời tiết nắng nóng buộc ắc-quy của bạn phải làm việc vất vả hơn khiến hiệu quả hoạt động của bộ phận này bị suy giảm đáng kể. Chưa kể đến nhiệt độ cao dễ làm chất lỏng bay hơi, khiến lượng dung dịch bên trong không còn đạt chuẩn, thậm chí trong nhiều trường hợp còn dẫn đến ắc-1uy bị “chết”. Hơn nữa hiện tượng chập cháy cũng có thể xảy ra do ắc-quy mất cân bằng xung điện.
Để tránh tình trạng này, bạn nên thường xuyên kiểm tra và tháo dây ắc-quy, lau sạch các đầu cực. Ngoài ra, bạn cu thay ắc-quy xe theo định kì từ 3 đến 5 năm bởi bình ắc-quy cũ khó sạc hơn và gây tốn điện hơn.
Cách sử dụng điều hòa ôtô không hại sức khỏe vào mùa hè
Việc sử dụng điều hòa đúng cách không chỉ tăng hiệu quả làm mát mà còn làm tăng tuổi thọ điều hòa.
Hệ thống điều hòa trên xe ô tô là một trong những chi tiết cực kỳ quan trọng & cần thiết, đặc biệt là ở những nước có khí hậu nhiệt đới và môi trường nhiều khói bụi như Việt Nam. Trong những tháng mùa hè nóng bức này, hệ thống máy lạnh trên xe chính là cứu cánh cho tất cả chúng ta, không có nó thì... chắc chớt.
Chính vì thế, mọi người cần lưu ý một số điểm về cách sử dụng và bảo quản hệ thống điều hòa để đảm bảo nó có thể hoạt động hiệu quả và bền bỉ nhất.
1. Mở cả 4 cánh cửa trước khi lên xe
Ở những nơi có không gian cho phép, các bạn nên mở cả 4 cánh cửa, sau đó bật quạt gió ở mức 2 hoặc 3.
Lưu ý: Chỉ bật quạt gió và không bật điều hòa
Khi bật quạt gió, các bạn nên chọn chế độ lấy gió cả trên và dưới để đẩy luồng không khí nóng ra khỏi xe.
Đối với những không gian chật hẹp, không cho phép mở 4 cánh cửa thì bạn có thể hạ 4 kính cửa rồi làm theo các bước trên trong khoảng thời gian từ 1 đến 2 phút.
Ở những nơi có không gian cho phép, các bạn nên mở cả 4 cánh cửa, sau đó bật quạt gió ở mức 2 hoặc 3
2. Điều hòa trong xe trong lúc hoạt động
Các bạn nên để ở mức 23 đến 25 độ C. Tốt nhất nhiệt độ trong xe không chênh lệch quá 5 độ C so với nhiệt độ bên ngoài.
Trong quá trình sử dụng, để không ảnh hưởng đến sức khỏe của người trên xe, bạn không nên để mức quạt gió quá lớn hay nhiệt độ điều hòa ở mức quá thấp.
3. Lưu ý trước khi dừng xe
Trước khi dừng xe, các bạn nên điều chỉnh điều hòa cân bằng với nhiệt độ bên ngoài để tránh gây ra sốc nhiệt. Khi dừng xe không nên xuống xe ngay mà nên ngồi trong xe tầm 2 phút rồi mới mở cửa ra khỏi xe.
4. Hệ thống lấy gió trong và ngoài
Đối với các xe cao cấp, hệ thống này sẽ hoàn toàn tự động. Tuy nhiên, đối với các xe thông thường điều chỉnh bằng tay, các bạn nên lấy gió ngoài sau 30-40 phút vận hành để đảm bảo duy trì lượng oxy trong xe.
Tuy nhiên, không nên lấy gió ngoài liên tục để tránh trường hợp tăng bụi bẩn và mùi lạ từ bên ngoài vào trong xe.
Không nên lấy gió ngoài liên tục để tránh trường hợp tăng bụi bẩn và mùi lạ từ bên ngoài vào trong xe
5. Những lưu ý đối với hệ thống điều hòa trên ôtô
- Vệ sinh, thay mới lọc gió điều hòa khi xe giảm mát. Chi phí thay mới khoảng vài trăm nghìn đồng tùy dòng xe.
- Kiểm tra gas điều hòa, bổ sung thay mới nếu cần thiết. Chi phí nạp gas điều hòa khoảng 500.000 đồng.
- Vệ sinh dàn nóng, dàn lạnh điều hòa. Chi phí bảo dưỡng dàn nóng, dàn lạnh khoảng 800.000 đồng.
- Kiểm tra lốc điều hòa, thay mới nếu hỏng hóc nặng. Chi phí thay lốc điều hòa ôtô dao động khoảng 10 triệu đồng.
Điều hòa ô tô không mát và cách khắc phục Điều hòa ô tô không mát có thể do nhiều nguyên nhân như do giàn nóng bị bám quá nhiều bụi bẩn, quạt giàn nóng không chạy hoặc chạy yếu... Có nhiều nguyên nhân khiến hệ thống điều hòa trên xe ô tô không mát, do đó, cần đưa xe đi kiểm tra, bảo dưỡng kịp thời Hỏi: Thời gian gần đây, trời...