Những bệnh thường gặp ở nam giới tuổi 40
Bước qua tuổi 40, đa số đàn ông cảm thấy cơ thể có sự thay đổi rõ rệt so với lúc trẻ.
Sau đây là những vấn đề sức khoẻ thường gặp khác của nam giới ngoài 40 tuổi:
1. Cao huyết áp
Cao huyết là một trong những bệnh thường gặp khi nam giới bước vào tuổi 40. Căn bệnh này sẽ trở nên nguy hiểm khi nam giới ở độ tuổi trên 50. Bạn bị cao huyết áp nếu chỉ số huyết áp trung bình bạn đo được trên 140/90.
Khi phát hiện bị cao huyết áp, nam giới nên giảm bớt ăn mặn, ăn đồ chứa nhiều dầu mỡ và tập thể dục bằng cách đạp xe đạp mỗi ngày để ổn định huyết áp.
2. Bệnh gút
Nếu bạn có thể trạng hơi béo, thích uống bia, cần nghĩ đến bệnh gút khi thấy đau khớp (nhất là các khớp hạ chi) hoặc khi khớp gốc ngón chân cái sưng, đỏ, đau lúc về sáng. Bạn nên thử máu và có thể sẽ thấy lượng axit uric máu trên 7 mg%.
3. Xơ gan
Nhiều bạn có quan niệm sai lầm rằng chỉ rượu mới có hại, còn bia rất bổ và tốt cho sức khoẻ. Thực ra, 3 ly bia cũng có tác hại bằng 1 ly rượu. Nếu uống quá nhiều rượu bia, gan bạn sẽ bị hóa mỡ. Ở giai đoạn đầu, bệnh còn dễ chữa nếu bạn kiêng hẳn bia rượu. Nếu vẫn tiếp tục uống, bạn sẽ bị xơ gan, vô phương cứu chữa.
Video đang HOT
4. Tiểu đường
Tiểu đường đe dọa đến sức khỏe nam giới tuổi 40, đặc biệt ở những người béo phì. Bệnh tiểu đường là một căn bệnh mãn tính, không thể chữa khỏi dứt điểm. Khi mắc căn bệnh này, tốt nhất là bạn nên đến khám bác sĩ để được tư vấn kỹ càng về chế độ ăn uống cũng như luyện tập.
5. Các bệnh do thuốc lá
Bạn nghiện thuốc lá? Nên bỏ sớm nếu muốn sống lâu. Thuốc lá là nguyên nhân gây ung thư phổi, nhồi máu cơ tim, khí thũng phổi, tâm phế mãn, tắc các mạch máu đầu chi…
Trong bệnh nhồi máu cơ tim, một phần mạch vành chở máu nuôi cơ tim bị bít tắc, gây hoại tử cơ tim. Khi tim co bóp, phần cơ hoại tử sẽ bị lủng, gây vỡ tim. Máu lan tràn rất nhanh vào lồng ngực làm bệnh nhân tử vong đột ngột.
6. Các bệnh do làm việc nặng
Đừng bao giờ làm quá sức mình. Nếu không, đến một ngày nào đó, sau khi khiêng nặng, bạn sẽ bị cụp xương sống và đứng lên không được. Chứng đau thần kinh tọa hoặc thoát vị đĩa đệm gây chèn ép thần kinh tọa cũng có thể xảy ra sau khi quá gắng sức. Cơn đau này đặc biệt khởi đầu từ một bên hông, lan qua mông xuống một bên chân, bàn chân.
7. Mất ngủ
Càng nhiều tuổi, bạn càng thấy giấc ngủ mình ngắn dần, hay thức dậy sớm (3-4 giờ sáng). Điều đó báo hiệu bạn đã bị chứng mất ngủ ở người cao tuổi. Nên tắm nước ấm, tập thể dục nhẹ, không ăn trái cây lúc chiều tối, ngủ nơi yên tĩnh, tránh đọc sách hay xem phim căng thẳng, bạn sẽ ngủ tốt hơn.
8. Đục thủy tinh thể
Nếu bạn cảm thấy mắt mờ dần, không còn nhìn xa hay gần được nữa thì có thể bạn đã bị cườm (đục thủy tinh thể), phải đến khám bác sĩ. Khi cườm đã chín hay già, bác sĩ sẽ mổ lấy thủy tinh thể đục ra và đặt vào một thủy tinh thể nhân tạo, giúp bạn trông rõ trở lại.
9. Thoái hoá khớp
Sau bao năm hoạt động, khi đến tuổi này, các khớp xương của bạn bắt đầu bị lão hóa. Nếu cảm thấy đau lưng, mỏi gối, có thể bạn đã bị thoái hóa khớp. Việc uống thuốc kháng viêm sẽ giúp giảm đau phần nào nhưng bệnh thoái hóa khớp ở người cao tuổi không sao khỏi hẳn được.
10. U xơ tiền liệt tuyến
Nếu tình cờ bạn cảm thấy tiểu khó, sức rặn yếu đi, hãy đi siêu âm hoặc khám ở bác sĩ ngoại khoa để phát hiện sớm bệnh u xơ tuyến tiền liệt. Khi được phẫu thuật cắt bỏ khối u xơ chèn ép ống thoát tiểu, bạn sẽ đi tiểu thoải mái ngay.
Bạn cũng có thể vô tình thấy một khối u mềm ở bìu hay bẹn, đó là do cơ thành bụng đã yếu, gây bệnh sa ruột hay thoát vị. Không có gì phải lo ngại; hãy đến khám bác sĩ ngoại khoa. Bác sĩ sẽ mổ kéo ruột lên và may thành bụng chắc lại.
11. Ung thư dạ dày
Ung thư dạ dày cũng là một căn bệnh dễ mắc phải ở độ tuổi này. Ung thư dạ dày do nhiều nguyên nhân gây ra trong đó có nguyên nhân uống rượu bia nhiều và áp lực công việc, áp lực cuộc sống. Triệu chứng của bệnh là ăn không ngon miệng, buồn nôn, da nhợt nhạt. Khi bệnh ở gian đoạn nặng, thì sờ vào bụng thấy một khối u cứng.
12. Suy giảm khả năng tình dục
Những vấn đề về sức khỏe sẽ gây ảnh hưởng đến khả năng tình dục của phái mạnh. Khí đó nên đến các phòng khám nam khoa để được tư vấn chứ không nên tự ý mua thuốc tăng dục về sử dụng.
Theo VNE
Xơ gan giai đoạn đầu thường không có triệu chứng
Ở giai đoạn đầu, người bệnh thường không có triệu chứng, chỉ được chẩn đoán dựa trên các xét nghiệm máu hoặc chẩn đoán hình ảnh khác. Nhiều bệnh nhân xơ gan có thể bị mệt mỏi, bất lực, khó tập trung nhưng thường bỏ qua.
Các triệu chứng cụ thể của bệnh nhân xơ gan nặng bao gồm chướng bụng, vàng da (nước tiểu sẫm màu), xuất huyết (trong phân và bầm tím trên da), buồn ngủ, lẫn lộn và nhiễm trùng. Một biến chứng quan trọng của bệnh là ung thư phát triển trong gan. Ung thư gan phát triển âm thầm và khi phát hiện các triệu chứng chỉ trong giai đoạn cuối và cơ hội chữa khỏi bệnh rất mong manh.
Để phòng tránh xơ gan, bạn phải hạn chế rượu bia tối đa. Theo đó mức tiêu thụ đối với người khỏe mạnh là dưới hoặc bằng 7 đơn vị mỗi tuần cho phụ nữ và dưới hoặc bằng 14 đơn vị mỗi tuần cho nam giới. Phát hiện sớm và phòng tránh xơ gan tốt hơn tìm phương pháp điều trị khi xơ gan đã tấn công vào gan. Bệnh nhân cần liên hệ với bác sĩ để biết cách kiểm tra sức khỏe gan của mình. Việc kiểm tra sức khỏe gan thường được đánh giá qua xét nghiệm máu. Nếu bạn sống trong khu vực dễ truyền nhiễm, hoặc tiếp nhận máu, sinh hoạt tình dục không lành mạnh, hoặc người thân bị nhiễm viêm gan B hoặc C thì bạn cũng cần kiểm tra chuyên sâu hơn. Nếu bệnh nhân quan tâm đến ung thư gan hoặc xơ gan, bệnh nhân có thể cân nhắc chụp cắt lớp CT hoặc cộng hưởng từ.
Hiện nay có hai loại thuốc viên chống virus để điều trị viêm gan B là Baraclude (Entecavir) và Viread (tenofovir). Mặc dù thuốc không thể diệt trừ vĩnh viễn virus từ cơ thể của bạn, nhưng thuốc có hiệu quả trong việc kiểm soát virus sinh sôi nảy nở và gây thiệt hại cho gan. Nhiều bằng chứng cho thấy liệu pháp chống virus làm giảm nguy cơ ung thư gan và thậm chí đảo ngược sự tiến triển của bệnh xơ gan. Thuốc điều trị viêm gan B hấp thụ tốt với rủi ro tác dụng phụ thấp nhất. Tuy nhiên không phải tất cả bệnh nhân sẽ được điều trị chống virus khi chẩn đoán viêm gan B. Khi được chuẩn đoán viêm gan, bệnh nhân cần thăm khám cùng bác sĩ chuyên khoa để xác định khi nào bắt đầu điều trị và trong bao lâu.
Bên cạnh đó, để điều trị viêm gan C, các bệnh nhân nên tìm bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn và phác đồ điều trị. Các tiêu chuẩn chăm sóc cho bệnh nhận thuộc các kiểu gen (tiểu loại) nhiễm viêm gan C đã được tiêm pegylated interferon và uống thuốc ribavirin trong một thời gian từ 12-48 tuần, với mục đích loại trừ virus ra khỏi cơ thể (chữa bệnh). Viêm gan C Genotype 1 là phổ biến ở những bệnh nhân trong khu vực và điều trị bằng pegylated interferon và ribavirin có tỷ lệ khỏi bệnh khoảng 40-50%. Một loại thuốc chống virus thứ ba,Victrelis (Boceprevir) kết hợp với pegylated interferon và ribavirin, bây giờ đã có riêng cho genotype 1. Với liệu pháp bổ sung mới (gọi là liệu pháp ba), tỷ lệ thành công để chữa bệnh là khoảng 65-70% trong một thời gian ngắn điều trị nếu bệnh nhân đáp ứng tốt.
Raffles là một trong những nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe hàng đầu tại Singapore và Đông Nam Á. Bệnh viện có hơn 30 năm kinh nghiệm cung cấp dịch vụ y tế chất lượng cao.
Các bệnh nhân Việt Nam khi đến bệnh viện Raffles sẽ nhận được sự hỗ trợ miễn phí trong suốt quá trình từ việc nhận tư vấn từ xa của bác sĩ, đặt lịch hẹn, sắp xếp chuyến đi, nơi ở, gia hạn visa, và hỗ trợ dịch thuật khi gặp bác sĩ.
Bác sĩ Kelvia Thia của Raffles là chuyên gia tiêu hóa. Ông tốt nghiệp tại trường NUS năm 1998 và có tên trong danh sách Dean ở kỳ thi MBBS cuối cùng của mình. Ông đạt chứng chỉ MRCP năm 2003 và tiếp tục được đào tạo chuyên sâu về tiêu hóa và gan tại bệnh viện SGH.
Bác sĩ Kelvin Thia từng tham vấn tại khoa tiêu hóa và gan bệnh viện SGH. Ông là Giám đốc dịch vụ hỗ trợ dinh dưỡng lâm sàng được chứng nhận từ hội đồng chứng nhận hỗ trợ dinh dưỡng Mỹ vào năm 2011. Ông cũng từng giảng viên lâm sàng tại trường Y khoa Yong Loo Lin và là thành viên của Chương trình Y Residency Singhealth. Bác sĩ còn là thành viên của hội tiêu hóa Singapore cũng như thành viên quốc tế của trường tiêu hóa và xã hội Mỹ về dinh dưỡng đường hệ tiêu hóa. Bác sĩ Kelvin Thia chuyên trị bệnh viêm đường ruột, nội soi tầm xoát polyp đại trực tràng và ung thư đại tràng, xuất huyết dạ dày, kém hấp thu, hội chứng ruột ngắn.
Theo VNE
Uống nhiều bia sẽ mắc bệnh nguy hiểm gì? Để giải khát, nhiều người thường uống bia thay nước trắng. Đây là một thói quen phản khoa học. Họ nghĩ rằng, uống vài cốc bia không ảnh hưởng gì đến sức khỏe. Nhưng thực tế, uống nhiều bia rất nguy hiểm, bạn có thể dễ dàng mắc một số bệnh. Viêm dạ dày Uống nhiều bia trong một thời gian ngắn sẽ...