Những bệnh ở mắt có thể dẫn đến mù lòa
Nếu không được chẩn đoán đúng và điều trị kịp thời, một số bệnh ở mắt có thể ảnh hưởng trầm trọng tới thị lực, thậm chí có thể dẫn đến mù lòa.
Nếu bất kì phần nào của mắt hoặc thần kinh thị giác bị tổn thương do chấn thương hoặc bị bệnh có thể dẫn đến mù một phần hoặc hoàn toàn. Có 4 bệnh ở mắt có thể gây ra mù hoàn toàn mà bạn cần biết.
1. Đục thủy tinh thể
Đục thủy tinh thể được gây ra do ống kính tinh thể bị mờ đi ở một hoặc cả hai mắt. Đây là nguyên nhân hàng đầu gây mù trên thế giới, đặc biệt là ở các nước đang phát triển, chủ yếu là do thiếu công nghệ y tế tiên tiến. Được biết, hơn 22 triệu người Mỹ bị đục thủy tinh thể ở một hoặc cả hai mắt. Bệnh này có nguy cơ tăng lên cùng với tuổi tác và thường gặp nhất ở những phụ nữ trên 60 tuổi.
Bệnh đục thủy tinh thể là hiện tượng đục mờ thủy tinh thể. Sự đục mờ này ngăn không cho tia sáng lọt qua, kết quả là võng mạc không thu được hình ảnh và thị lực bệnh nhân suy giảm dẫn đến mù lòa.
Nguyên nhân gây đục thủy tinh thể là thiếu oxy, tăng lượng nước, giảm protein. Các yếu tố nguy cơ gây bệnh bao gồm: tiếp xúc với ánh sáng mặt trời, ánh sáng nhân tạo (đèn pha sân khấu, trường quay phim, đèn cao áp…), tiếp xúc với virus, vi trùng, chất độc của môi trường, khói (thuốc lá, máy xe, nhà máy…). Sự tiếp xúc này sẽ làm tổn thương tiềm tàng thành phần protein của thủy tinh thể, làm mất dần protein và dẫn đến đục thủy tinh thể.
Ảnh minh họa
Triệu chứng:
- Mờ mắt
- Khó nhìn thấy rõ trong ánh sáng mờ
- Nhìn một thành hai
- Màu sắc xuất hiện nhạt dần
- Nhạy cảm với ánh sáng hoặc ánh sáng chói
Điều trị:
Trong giai đoạn đầu, bệnh nhân nên sử dụng loại kính phù hợp. Ở giai đoạn bệnh đã phát triển thì có thể được điều trị bằng phẫu thuật đục thủy tinh thể. May mắn thay, phẫu thuật đục thủy tinh thường là một thủ tục có hiệu quả và an toàn.
Video đang HOT
2. Bệnh võng mạc tiểu đường
Võng mạc tiểu đường là biến chứng của bệnh tiểu đường lên mắt. Trong bệnh tiểu đường, lượng đường trong máu tăng chính là nguyên nhân gây tổn thương các cơ quan trong đó có mắt.
Nguy cơ mắc bệnh võng mạc tiểu đường phụ thuộc chủ yếu vào thời gian bị tiểu đường và mức độ kiểm soát bệnh của người bệnh. Sau nhiều năm bị tiểu đường, hầu hết bệnh nhân tiểu đường loại 1 và hơn 60% các trường hợp tiểu đường loại 2 bị mắc chứng bệnh võng mạc tiểu đường. Nếu không chữa trị đúng cách bệnh nhân có thể giảm thị lực, thậm chí mù lòa.
Ảnh minh họa
Triệu chứng:
- Nhìn mờ
- Giảm thị lực
- Chỉ nhìn được xa (viễn thị)
Điều trị:
Võng mạc tiểu đường có thể được điều trị bằng phẫu thuật laser. Tuy nhiên, nó có thể được ngăn ngừa bằng cách đi khám mắt định kì và thường xuyên kiểm tra mức độ đường trong máu với chế độ ăn uống thích hợp và tập thể dục đều đặn.
3. Bệnh tăng nhãn áp
Bệnh tăng nhãn áp là một thuật ngữ được sử dụng cho một nhóm các bệnh về mắt, trong đó áp suất chất lỏng bên trong mắt tăng lên, gây thiệt hại cho thần kinh thị giác. Đây là bệnh lý phức tạp, nguy hiểm, và là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến mù loà vĩnh viễn, đứng thứ hai sau bệnh đục thủy tinh thể.
Bệnh tăng nhãn áp thường xảy ra ở những người bị viễn thị, cơ địa và thần kinh dễ bị kích thích. Người có tiền sử gia đình mắc bệnh tăng nhãn áp cũng có nguy cơ cao hơn những người khác.
Ảnh minh họa
Triệu chứng:
Bệnh tăng nhãn áp được đặc trưng bởi mất thị lực ngoại vi và có thể kèm theo các triệu chứng khác như:
- Mắt đau nặng
- Buồn nôn và nôn (đi kèm với đau mắt nặng)
- Đột ngột có sự xáo trộn thị giác, thường trong ánh sáng yếu
- Mờ mắt
- Có quầng quanh đèn
- Đỏ mắt.
Điều trị:
Bệnh có thể được điều trị bằng thuốc nhỏ mắt và phẫu thuật. Nếu được chẩn đoán kịp thời, bạn có thể kiểm tra sự phát triển của bệnh và ngăn ngừa được nguy cơ mất thị lực dẫn đến mù.
4. Bệnh thoái hóa điểm vàng (thoái hóa hoàng điểm)
Bệnh thoái hóa điểm vàng thường liên quan đến tuổi tác, nó xảy ra ở những người ở độ tuổi trên 60 là chủ yếu. Bệnh diễn tiến chậm và thầm lặng, tuy nhiên một khi tiến triển thì khó có khả năng điều trị và có thể dẫn đến mù lòa không hồi phục.
Ở người lớn tuổi thoái hóa điểm vàng như là một phần của quá trình lão hóa tự nhiên của cơ thể. Có hai loại thoái hóa điểm vàng là loại khô và loại ướt.
Nguyên nhân gây thoái hóa điểm vàng bao gồm sự hình thành và tích tụ của chất gọi là drusen dưới võng mạc gây ra viêm hoàng điểm và hoặc thoái hóa. Ngoài ra còn có sự phát triển bất thường của các mạch máu dưới võng mạc.
Ảnh minh họa
Triệu chứng:
- Khó khăn trong việc nhận ra màu sắc
- Khó khăn để nhìn thấy trong ánh sáng
- Nhìn đường thẳng bị lệch
Điều trị:
Tình trạng này được điều trị bằng laser kết hợp bổ sung vitamin và dinh dưỡng phù hợp…
Các biện pháp giúp tránh thoái hóa điểm vàng bao gồm: Khám mắt thường xuyên; đề phòng các bệnh khác như bệnh tim mạch, đái tháo; ngưng hút thuốc lá; chọn một chế độ ăn uống giàu trái cây và rau quả; bổ sung cá trong chế độ ăn uống, bổ sung axit béo omega-3 cho cơ thể…
Theo VNE
Nguy cơ rụng răng ở bệnh nhân tiểu đường
Người bị bệnh tiểu đường dễ có nguy cơ rụng răng cao do sức đề kháng kém với các bệnh nhiễm trùng.
Người bị tiểu đường cần chăm sóc sức khỏe răng miệng tốt - Ảnh: Shutterstock
Diễn viên Hollywood Tom Hanks cho biết ông là một trong 26 triệu người Mỹ bị bệnh tiểu đường loại 2, những người cần phải chăm sóc kỹ sức khỏe để tránh bị rụng răng, mù lòa và suy thận.
Một nghiên cứu được công bố trên chuyên san của Hiệp hội Nha khoa Mỹ cho thấy, cứ 5 trường hợp bị rụng răng ở Mỹ thì có 1 ca có thể liên quan tới bệnh tiểu đường.
Khi đề cập đến bệnh tiểu đường và sức khỏe răng miệng, nghiên cứu cho thấy bệnh nhân bị bệnh tiểu đường có sức đề kháng kém với các bệnh nhiễm trùng. Điều đó, cùng với quá trình lâu lành bệnh, làm những người bị bệnh tiểu đường dễ bị bệnh nướu răng, theo UPI dẫn nguồn từ các nhà nghiên cứu.
Các chuyên gia khuyên bệnh nhân tiểu đường nên quan tâm đến sức khỏe răng miệng và đi khám răng định kỳ để kiểm tra các dấu hiệu của bệnh nướu răng.
Theo TNO
Dấu hiệu cảnh báo đục thủy tinh thể Theo các chuyên gia nhãn khoa, đục thủy tinh thể cơ bản là một căn bệnh về mắt nghiêm trọng, gây ra bởi sự lão hóa của ống kính mắt, có thể cản trở tầm nhìn và cuối cùng gây mù lòa. Vì vậy, phát hiện sớm đục thủy tinh thể để tiến hành phẫu thuật sớm trước khi hoàn toàn mất hẳn...