Những bệnh nguy hiểm bạn có thể mắc phải từ thú cưng của mình
Đối với nhiều người, chăm sóc thú cưng là một trải nghiệm tuyệt vời. Chăm sóc thú cưng giúp bớt cảm thấy cô đơn, tốt cho tim mạch, giảm căng thẳng.
Nhưng thú cưng cũng mang vi khuẩn, vi rút, ký sinh trùng và nấm có thể gây bệnh nếu truyền sang người, qua việc bị cắn hoặc cào hoặc tiếp xúc với chất thải, nước bọt hoặc lông của chúng.
Vì vậy, nếu bạn đang nghĩ đến việc nuôi thú cưng, đặc biệt nếu nhà bạn có trẻ nhỏ, điều quan trọng là bạn phải biết cách bảo vệ gia đình mình khỏi bị nhiễm bệnh.
Trẻ nhỏ dưới 5 tuổi, đặc biệt là trẻ sơ sinh, phụ nữ mang thai và những người có hệ thống miễn dịch bị suy yếu, có nguy cơ mắc bệnh nghiêm trọng hơn nếu nhiễm bệnh từ thú cưng
Sau đây là top 10 bệnh nguy hiểm nhất thú cưng có thể lây truyền cho bạn, theo WebMD.
Đối với nhiều người, chăm sóc thú cưng là một trải nghiệm tuyệt vời. ẢNH SHUTTERSTOCK
Dịch hạch
Thú cưng nếu mắc bệnh dịch hạch thể phổi, có thể lây cho bạn từ những giọt bắn khi chúng hắt hơi. Bệnh này gây sốt và ớn lạnh hoặc nhức đầu. Thậm chí có thể gây tử vong nếu không được điều trị bằng kháng sinh. Để giúp ngăn ngừa bệnh này, hãy giữ cho vật nuôi tránh xa các loài gặm nhấm và diệt hết bọ chét.
Thú cưng không được chích ngừa, nếu bị nhiễm bệnh sẽ truyền vi rút này qua nước bọt khi cắn. Ban đầu có thể cảm thấy ốm và sốt. Sau đó, có thể lo lắng, bối rối và không thể ngủ được.
Hãy rửa vết cắn bằng xà phòng và nước để bảo vệ khỏi vi rút. Đi bác sĩ càng sớm càng tốt. Bệnh dại rất nguy hiểm nếu không dùng đúng thuốc.
Bệnh nhiễm khuẩn đường ruột Salmonella
Bạn có thể bị nhiễm bệnh nếu không rửa tay sau khi xử lý thức ăn hoặc dọn dẹp chỗ của chúng, kể cả khay đựng đồ ăn, nước uống, chỗ ngủ …
Video đang HOT
Người bệnh có thể bị sốt, tiêu chảy, buồn nôn, nôn mửa và đau bụng. Trẻ nhỏ có nguy cơ mắc bệnh nghiêm trọng hơn, bao gồm mất nước, viêm màng não và nhiễm trùng máu, theo WebMD.
Bệnh sốt vẹt
Các loài chim, gà có thể có vi khuẩn trong nước tiểu, phân hoặc nước bọt của chúng. Mầm bệnh khô đi và tạo thành các hạt bụi nhỏ có thể lây nhiễm cho bạn nếu bạn hít phải chúng. Bạn cũng có thể bị nhiễm bệnh nếu bị chim cắn, gây sốt, ớn lạnh, nhức đầu và ho khan, đôi khi dẫn đến viêm phổi.
Sốt màng não (RMSF)
Chó khi chạy vào bụi cây có thể mang ve bị nhiễm bệnh về nhà và truyền cho bạn. Bạn có thể nhận thấy các triệu chứng giống như cúm: đau cơ, ớn lạnh và sốt. Phát ban thường bắt đầu ở cổ tay và mắt cá chân và lan rộng. Nếu thấy hiện tượng này, hãy đi khám. Nếu không điều trị, bệnh có thể gây viêm phổi, tim và não, dẫn đến suy thận, theo WebMD.
Nhiễm trùng đường ruột do vi khuẩn Campylobacter
Chó hoặc mèo bị nhiễm bệnh sẽ lây lan vi khuẩn này trong phân. Các triệu chứng bao gồm tiêu chảy ra máu, buồn nôn, đau bụng và sốt. Người khỏe sẽ tự thuyên giảm trong một tuần hoặc lâu hơn. Nhưng người có hệ miễn dịch kém, nhiễm trùng có thể lan vào máu.
Nhiễm tụ cầu vàng kháng methicillin (MRSA)
Nếu bạn đang nghĩ đến việc nuôi thú cưng, đặc biệt nếu nhà bạn có trẻ nhỏ, điều quan trọng là bạn phải biết cách bảo vệ gia đình mình khỏi bị nhiễm bệnh. ẢNH SHUTTERSTOCK
Vật nuôi có thể bị nhiễm trùng hoặc trở thành vật mang vi khuẩn kháng thuốc kháng sinh này. Vật nuôi có thể lây lan MRSA qua nhiễm trùng da hoặc vết thương. Vì vậy, hãy giữ mọi thứ sạch sẽ trong khi chăm sóc thú cưng và tránh xa thú cưng nếu vừa mới phẫu thuật hoặc có hệ miễn dịch kém. Nếu mắc phải, bạn sẽ thấy da bị nhiễm trùng như mụn hoặc nhọt sưng tấy, có mủ. Trường hợp nghiêm trọng có thể dẫn đến viêm phổi và nhiễm trùng máu hoặc viêm khớp. Hãy đi khám ngay nếu thấy các triệu chứng.
Bệnh giun đũa chó mèo
Bệnh do giun đũa Toxocara ký sinh, sống ký sinh trong ruột chó, mèo. Trứng của giun được truyền qua phân của chó và mèo, thường làm ô nhiễm đất nơi trẻ em chơi đùa. Khi trẻ bị nhiễm, trứng nở trong ruột và ấu trùng lây lan sang các cơ quan khác, gây ra ấu trùng nội tạng. Các triệu chứng bao gồm sốt, ho hoặc thở khò khè, gan to, phát ban hoặc sưng hạch bạch huyết.
Nếu ấu trùng trong ruột di chuyển theo đường máu đến mắt, có thể dẫn đến mất thị lực, theo Kid’s Health.
Nhiễm ký sinh trùng Toxoplasmosis
Bệnh này mắc phải khi tiếp xúc với một loại ký sinh trùng có trong phân mèo. Các triệu chứng có thể bao gồm sưng hạch, mệt mỏi, đau cơ, sốt, đau họng và phát ban. Ở phụ nữ mang thai, bệnh này có thể gây sẩy thai, sinh non, bệnh nặng và mù ở trẻ sơ sinh.
Nhiễm nấm Cryptococcosis
Hít phải các nấm có trong phân chim, đặc biệt là từ chim bồ câu, có thể gây viêm phổi. Những người có hệ miễn dịch suy yếu có nguy cơ mắc bệnh này cao hơn và phát triển các biến chứng nghiêm trọng, như viêm màng não, theo Kid’s Health.
Đừng hoảng sợ
Không phải thú cưng lây truyền tất cả các bệnh cho bạn. Có nhiều bệnh phổ biến trên thú cưng nhưng không lây truyền cho người, như bệnh giun tim ở chó, bệnh viêm ruột do vi rút Parvovirus, bệnh sài sốt chó do vi rút Distemper.
Hãy gặp bác sĩ nếu bạn cảm thấy nghi ngờ về các triệu chứng.
11 mẹo giúp bạn tỉnh táo sau bữa trưa
Hẳn là bạn không lạ gì cảm giác uể oải, buồn ngủ sau giờ ăn trưa. Để đánh tan cảm giác uể oải này, hãy thử những mẹo dưới đây.
Tập thể dục nhẹ nhàng: Các hoạt động thể chất giúp tăng cường lưu thông máu, cung cấp oxy và dưỡng chất cho các mô cơ và thúc đẩy mức năng lượng của cơ thể. Sau bữa ăn trưa, bạn nên giãn cơ, đi thang bộ thay vì thang máy, hoặc đi dạo quanh tòa nhà nơi làm việc.
Đi dạo quanh công viên: Để tăng cường hiệu quả của việc đi bộ, bạn có thể dạo quanh công viên gần nơi làm việc của mình. Việc đi dạo trong môi trường gần thiên nhiên sẽ giúp não bộ tập trung hơn mà không bị quá căng thẳng.
Nghĩ về thú cưng: Nghiên cứu cho thấy tương tác với, hay đơn giản là nghĩ về động vật giúp tăng hàm lượng oxytocin, chất này ức chế các hormone căng thẳng, giúp bạn bình tĩnh và tập trung hơn. Hãy đặt ảnh của thú cưng làm hình nền điện thoại và ngắm nghía chúng sau bữa trưa.
Uống cà phê: Cà phê giúp tăng cường năng lượng tức thì, và bạn nên uống cà phê ngay sau khi ăn trưa thay vì chờ đến xế chiều.
Nhai kẹo cao su: Nghiên cứu đã chỉ ra rằng nhai kẹo cao su giúp bạn tỉnh táo và tập trung hơn, nhờ đó tăng năng suất và hiệu quả làm việc. Tuy nhiên, bạn cũng cần tránh lạm dụng kẹo cao su, vì nhai kẹo cao su quá 20 phút có thể làm giảm hiệu quả này.
Uống nước: Cảm giác uể oải, mất tinh thần sau bữa trưa cũng có thể là do cơ thể bạn thiếu nước. Hãy uống nước liên tục trong ngày để giữ cho cơ thể luôn được cấp đủ nước.
Nghe nhạc: Nghe nhạc trong khi làm việc có thể giúp tăng năng suất và hiệu quả làm việc. Tuy nhiên, bạn nên kiểm tra xem việc này có vi phạm nội quy của cơ quan hay không trước khi áp dụng.
Tránh ăn đồ ăn nhanh: Lượng tinh bột có trong các món ăn nhanh như sandwich hay hamburger làm hàm lượng đường trong máu tăng đột biến, từ đó khiến bạn cảm thấy uể oải, thiếu năng lượng. Bạn nên ăn trưa bằng những thực phẩm giàu protein như thịt nạc, cá, trứng, và các món chứa carbs phức như ngũ cốc nguyên hạt và đậu.
Ăn khẩu phần nhỏ: Một bữa trưa quá thịnh soạn sẽ đòi hỏi nhiều thời gian để tiêu hóa hơn, khiến bạn cảm thấy đầy hơi, khó chịu. Hãy ăn khẩu phần bữa trưa nhỏ hơn để tránh cảm giác buồn ngủ, uể oải vào buổi chiều.
Không bỏ bữa: Công việc quá bận rộn đôi khi có thể khiến bạn muốn bỏ bữa trưa. Tuy nhiên, chuyên gia khuyến cáo không nên để các bữa ăn cách nhau quá năm giờ đồng hồ.
Ngủ đủ giấc vào ban đêm: Bạn cần ngủ đủ 7-8 tiếng vào ban đêm. Thiếu ngủ có thể làm cho cảm giác uể oải vào đầu giờ chiều càng trở nên mạnh mẽ, cũng như khiến mức năng lượng trong ngày của bạn giảm đáng kể./.
Nếu khổ vì thức giấc nửa đêm, mất ngủ: 7 cách tự nhiên và khoa học rất hiệu quả sẽ "cứu" bạn Mất ngủ, khó ngủ, thức giấc lúc nửa đêm và không ngủ lại được có thể coi là "hung thần ban đêm" của không ít người. 7 giải pháp này có thể là gợi ý trên cả tuyệt vời dành cho bạn. Làm thế nào để ngủ lại một cách dễ dàng khi bạn thức dậy vào nửa đêm? Có rất nhiều người...