Những bệnh nghề nghiệp người làm nghề lái xe thường mắc
Công việc lái xe rất mệt nhọc và vất vả, không những vậy, các tay lái còn phải cầm lái trong khoảng thời gian dài liên tục khiến sức khỏe suy yếu và dễ mắc phải một số căn bệnh “nghề nghiệp”.
Đau lưng
Do đặc thù của nghề lái xe là phải ngồi điều khiển trong thời gian dài nên đã khiến cho lưng của bác tài áp lực lớn. Bên cạnh đó, các bác tài cũng ít có cơ hội vận động thường xuyên khiến máu khó lưu thông.
Để hạn chế tình trạng này, mẹo giữ gìn sức khỏe cho các bác tài là nên ngả ghế ngồi lái ra sau từ 20-30 độ, lưu ý tư thế cầm vô lăng theo hướng từ 3-9 giờ. Đồng thời, bác tài cũng cần dành thời gian cho việc nghỉ ngơi hay tập luyện thể dục, chơi thể thao để xương cốt được vận động.
Do đặc thù của nghề lái xe là phải ngồi điều khiển trong thời gian dài nên đã khiến cho lưng của bác tài áp lực lớn
Đau mỏi vai gáy, đau xương khớp
Bệnh đau mỏi khu vực vai gáy, đau xương khớp, bị tê tay cũng là một bệnh nghề nghiệp của tài xế. Nguyên nhân của bệnh là do các bộ phận đầu, cổ, hai vai, hai cánh tay của bác tài phải duy trì hoạt động liên tục khiến cơ thể cảm thấy bị ê nhức và tê cứng các vùng trên.
Đau dạ dày
Video đang HOT
Một bệnh phổ biến nữa của nghề lái xe chính là bệnh đau dạ dày. Nguyên nhân mắc bệnh xuất phát từ ăn uống không khoa học. Các bữa ăn không có giờ giấc cố định và thức ăn thường được mua trên đường nên không đảm bảo về vệ sinh an toàn thực phẩm.
Bệnh phổ biến của nghề lái xe chính là bệnh đau dạ dày
Theo thời gian, bệnh sẽ trầm trọng hơn khiến cho cơ thể người bệnh luôn thấy mệt mỏi, mất ngủ, trí nhớ giảm sút, thường xuyên cáu gắt. Do vậy, bệnh sẽ gây nhiều bất tiện trong sinh hoạt và giảm chất lượng cuộc sống.
Bệnh về mắt
Một bệnh nghề nghiệp rất đặc trưng của bác tài chính là bệnh về mắt. Nguyên nhân gây bệnh là do tài xế thường xuyên tập trung cao độ trong môi trường nhiều bụi bẩn khiến cho mắt bị suy yếu. Để hạn chế tình trạng này, bác tài nên thực hiện vệ sinh mắt bằng cách nhỏ nước muối từ 3-5 lần/ngày hoặc mát xa thư giãn cho đôi mắt khi thấy mỏi mệt.
Một bệnh nghề nghiệp rất đặc trưng của bác tài chính là bệnh về mắt
Béo phì
Nguyên nhân ít vận động và thường xuyên dùng đồ ngọt cũng khiến cho người lái xe mắc căn bệnh nghề nghiệp là béo phì. Để hạn chế nguy cơ mắc bệnh, các bác tài nên thường xuyên vận động tích cực và có một chế độ ăn uống giữ gìn sức khỏe.
Mất ngủ
Những bác tài thường hay buồn ngủ do phải tập trung cao độ trong quá trình điều khiển xe để đảm bảo an toàn khi lái, hay lịch chạy xe phân bố không hợp lý. Để hạn chế cảm giác thèm ngủ, tập trung cao độ khi lái, nhiều bác tài thường xuyên nhờ đến sự trợ giúp của các chất kích thích như cà phê, chè đặc hay nước tăng lực. Tuy nhiên, việc lạm dụng các loại đồ uống trên trong thời gian dài sẽ khiến sức khỏe bác tài suy yếu, cơ thể bị mệt mỏi.
Nguyên lý hoạt động của hệ thống hỗ trợ khởi hành ngang dốc và hỗ trợ đổ đèo
Hệ thống hỗ trợ khởi hành ngang dốc, xuống đốc, đổ đèo là những tính năng an toàn giúp ích rất nhiều khi lái xe đường đèo dốc.
Hệ thống hỗ trợ khởi hành ngang dốc là gì?
Việc dừng đỗ ngang dốc và cần khởi hành lại ngay sau đó khiến nhiều người cảm thấy áp lực, nhất là các tay lái mới. Ngoài ra trong quá trình lên dốc mà xe ô tô bị chết máy hay gặp phải tình trạng kẹt xe người lái buộc phải dừng và khởi hành ngang dốc cũng gây không ít khó khăn. Nếu xử lý các tình huống này không tốt sẽ gây nguy hiểm cho chính người lái và những phương tiện xung quanh.
Để khắc phục tình trạng này, các hãng sản xuất ô tô đã phải nghiên cứu và phát triển để trang bị cho những mẫu xe của mình hệ thống hỗ trợ khởi hành ngang dốc. Hệ thống hỗ trợ ngang dốc HAS được viết tắt từ Hill-Start Assist System, công nghệ này còn có thể viết cách khác là hệ thống hỗ trợ khởi hành ngang dốc HAC (Hill-Start Assist Control) hay hệ thống hỗ trợ khởi hành ngang dốc HLA.
Việc dừng đỗ ngang dốc và cần khởi hành lại ngay sau đó khiến nhiều người cảm thấy áp lực, nhất là các tay lái mới
Nguyên lý hoạt động của hệ thống hỗ trợ khởi hành ngang dốc HAC và hỗ trợ đổ đèo DAC
Hệ thống hỗ trợ khởi hành ngang dốc HAC và hỗ trợ đổ đèo DAC ngày càng phát triển và được tích hợp cùng nhiều công nghệ hiện đại. Tuy nhiên, chúng vẫn hoạt động dựa vào các cảm biến để phát hiện góc nghiêng của xe ô tô và phối hợp cùng các cảm biến khác thông qua bộ điều khiển trung tâm ECU để kiểm soát hoạt động của ly hợp cũng như điều khiển hệ thống phanh và phôi bổ mô-men xoắn đến các bánh xe.
- Cảm biến phát hiện độ nghiêng: Nếu xe ô tô đang dừng lại ở khu vực dốc (từ 5 độ trở lên) khi máy vẫn chạy thì cảm biến phát hiện độ nghiêng sẽ bắt đầu làm việc, gửi tín hiệu về bộ điều khiển ECU. ECU sẽ tính toán về khả năng bị tuột dốc của ô tô. Nhược điểm của cảm biến này là khi ô tô bị sụp ổ gà và thân xe bị nghiêng thì cảm biến vẫn mặc định rằng xe đang chạy trên một con dốc nào đó.
- Bộ điều khiển trung tâm ECU: Đây là cơ quan trung tâm có trách nhiệm xử lý các tín hiệu gửi từ cảm biến trên ô tô. ECU sẽ đư ra quyết định phanh xe dựa trên các tín hiệu đầu vào, điều chỉnh áp suát nén của giảm chấn cũng như nắm được độ dốc của con đường để đưa ra lực phanh cần thiết và mô-men xoắn phù hợp để xe tiếp tục di chuyển.
Hệ thống hỗ trợ khởi hành ngang dốc HAC và hỗ trợ đổ đèo DAC ngày càng phát triển
- Cảm biến chuyển động của bánh xe: Mỗi bánh xe ô tô đều được lắp đặt cảm biến tốc độ. Các cảm biến này sử dụng 01 nam châm xoay khi bánh xe chuyển động mà chưa nổ máy sẽ xuất hiện từ trường và được mã hóa thành tín hiệu để gửi về trung tâm ECU.
- Cảm biến áp suất giảm chấn: Đây là 01 bộ phận của hệ thống treo giúp xác định trọng lượng của xe gồm cả trọng lượng hành khách và hàng hóa. Cảm biến này tạo ra tín hiệu gửi về ECU nhằm tính toán hoạt động của hệ thống sao cho phù hợp với trọng lượng xe.
- Điều khiển hệ thống phanh: Với xe số tự động, nếu dừng lên dốc thì ECU sẽ điều khiển hệ thống phanh hoạt động khi lái xe rời bàn đạp phanh trong một thời gian ngắn, đủ để bạn chuyển sang bàn đạp ga và đưa xe di chuyển về phía trước. Đối với trường hợp xe xuống dốc, hệ thống DAC sẽ được kích hoạt giúp ô tô không di chuyển quá nhanh và mất kiểm soát ngay cả khi lái xe không tác động vào chân phanh.
- Cảm biến áp suất phanh: Ngay khi nhận được tín hiệu xe bị trôi, ECU sẽ tự động ra lệnh điều khiển để hệ thống phanh hoạt động, tránh việc xe bị trôi và áp lực phanh nhiều hay ít sẽ được kiểm soát qua cảm biến áp suất phanh này.
- Hoạt động của ly hợp: Các chuyên gia có kinh nghiệm lái xe ô tô cho biết với xe số sàn được trang bị hệ thống HAC, lúc đề máy hoặc vào số bắt buộc các lái xe phải đạp bàn đạp ky hợp. Lúc này, tín hiệu xuất hiện sẽ được gửi về ECU nhằm xác định thời điểm kích hoạt hệ thống phanh giữ cho xe ổn định.
- Kiểm soát mô-men-xoắn: Giúp xe không bị trôi hay trượt bánh trong lúc xe bắt đầu chạy và khi xe tăng tốc bình thường, hệ thống kiểm soát này sẽ tự động tắt. Các cảm biến có thể xác định được chính xác cần bao nhiêu mô-men xoắn truyền tới các bánh xe thông qua hệ thống truyền lực.
Hệ thống cảnh báo lệch làn đường và hỗ trợ giữ làn đường là gì? Chệch làn đường là một trong những nguyên nhân chính gây nên các vụ tai nạn ô tô. Hệ thống cảnh báo chệch làn và hỗ trợ giữ làn đường sẽ giúp tài xế nhận biết và chủ động tránh được rủi ro. Những dòng xe cao cấp hiện nay hầu hết đều được trang bị hệ thống cảnh báo chệch làn và...