Những bệnh hô hấp thường gặp vào thời điểm giao mùa thu đông
Vào thời điểm giao mùa thu đông, nhiệt độ và độ ẩm không khí thay đổi bất thường là môi trường thuận lợi cho virus, vi khuẩn gây bệnh về đường hô hấp hoạt động mạnh.
Các bệnh lý hô hấp thường có xu hướng gia tăng trong thời điểm giao mùa
Theo đó, bác sĩ Bệnh viện Đa khoa Phú Thọ gợi ý, một số bệnh hô hấp thường gặp vào thời điểm giao mùa thu đông như sau:
Bệnh cảm cúm
Bệnh cảm cúm là bệnh nhiễm virus cấp tính đường hô hấp với các biểu hiện: Sốt, đau đầu, đau cơ, mệt mỏi, sổ mũi, đau họng và ho.
Triệu chứng ho thường nặng và kéo dài. Có thể kèm theo các triệu chứng đường tiêu hóa như buồn nôn, nôn, tiêu chảy, nhất ở trẻ em.
Thông thường người bệnh sẽ hồi phục trong vòng 3-7 ngày. Tuy nhiên, bệnh có thể kéo dài hơn nếu người bệnh có miễn dịch kém hoặc có bệnh nền. Cảm cúm lây qua đường hô hấp, qua không khí, qua các giọt bắn nước bọt hay dịch tiết mũi họng của người bệnh có chứa virus cúm khi ho, hắt hơi.
Bệnh viêm xoang
Viêm xoang là tình trạng nhiễm trùng của màng niêm mạc lót trong lòng các xoang làm cho mủ và dịch viêm ứ đọng trong xoang do không thoát được ra ngoài gây tình trạng tích tụ chất lỏng hoặc chất nhầy bên trong. Viêm xoang có 2 dạng chính bao gồm viêm xoang cấp tính và viêm xoang mạn tính.
Video đang HOT
Đặc biệt, viêm xoang cấp tính thường xảy ra ở xoang sàng, xoang trán, xoang bướm và viêm đa xoang. Triệu chứng của bệnh bao gồm đau nhức vùng xoang, sốt, chảy dịch mũi hoặc chảy dịch xuống họng, nghẹt mũi một hoặc cả hai bên hay điếc mũi (bị mất mùi).
Bệnh viêm thanh quản
Bệnh viêm thanh quản có 2 dạng viêm thanh quản bao gồm cấp tính và mạn tính:
- Viêm thanh quản cấp tính: Thường xuất hiện vào mùa lạnh hoặc lúc thay đổi thời tiết thất thường, nguyên nhân gây bệnh thường là do virus. Bệnh thường gặp ở những người hay uống rượu bia, hút thuốc, những người làm việc trong môi trường lạnh, ô nhiễm.
Các triệu chứng bao gồm mệt mỏi, ớn lạnh, có thể sốt nhẹ, khàn tiếng hoặc mất tiếng hoàn toàn, ho, đau họng, nuốt vướng.
- Viêm thanh quản mạn tính: Là tình trạng viêm niêm mạc thanh quản, tái đi tái lại nhiều lần hoặc quá trình viêm thanh quản kéo dài gây nên.
Triệu chứng ban đầu của viêm thanh quản mạn tính bao gồm: nuốt vướng nhẹ, nói khó, khó cất giọng cao hoặc khó hát. Ở giai đoạn nặng hơn, người bệnh thấy tiếng khàn dần rồi dần dần mất tiếng, có thể kèm theo ho, có đờm vào buổi sáng, xuất hiện cảm giác ngứa, cay hoặc rát nhẹ vùng thanh quản.
Bệnh viêm phế quản
Bệnh viêm phế quản có 2 thể là cấp tính và mạn tính. Cụ thể:
- Viêm phế quản cấp tính: Tình trạng viêm nhiễm xảy ra ở niêm mạc phế quản chưa có sự tổn thương. Thông thường, nguyên nhân gây bệnh là do virus.
- Viêm phế quản mạn tính: Ở giai đoạn này, ống phế quản sẽ liên tục bị kích thích, từ đó dẫn đến các biến chứng bệnh nguy hiểm (đặc biệt là viêm phổi tắc nghẽn mạn tính). Viêm phế quản mạn tính có thể kéo dài từ vài tháng đến vài năm.
Triệu chứng của viêm phế quản bao gồm: Ho khan, ho có đờm hoặc ho thành từng tiếng; sốt, các cơn sốt có thể diễn ra theo từng cơn hoặc sốt liên tục kéo dài; đờm tiết ra từ đường hô hấp có màu xanh, vàng hoặc trắng; thở khò khè.
Bệnh viêm phế quản có thể lây qua 2 đường chính là tiếp xúc trực tiếp giữa người với người; lây lan qua các vật dụng cá nhân như khăn mặt, chén, bát, bàn chải,….
Bệnh viêm tiểu phế quản
Đây là một bệnh phổi phổ biến thường gặp ở trẻ sơ sinh, trẻ dưới 6 tháng tuổi và trong những tháng mùa đông. Bệnh thường lây cho người khác thông qua những giọt nước trong không khí khi bị ho, hắt hơi, nói chuyện hoặc khi người khỏe mạnh tiếp xúc với các vật dụng của người bệnh như khăn, đồ chơi sau đó lại chạm vào mắt, mũi hoặc miệng của mình.
Triệu chứng của viêm tiểu phế quản bao gồm: Ho, có thể có đờm hoặc không đờm; sổ mũi, nghẹt mũi; sốt cao hoặc nhẹ, sốt từng cơn hoặc liên tục, có trẻ không bị sốt; đờm tiết ra nhiều, có màu xanh, vàng hoặc trắng; thở khò khè, thở nhanh; trẻ biếng ăn.
Bệnh viêm phổi
Là tình trạng các phế nang trong phổi bị viêm. Viêm phổi có thể xuất hiện tại một vị trí cố định hoặc một vài vùng. Nguy hiểm hơn là xuất hiện viêm toàn bộ phổi.
Triệu chứng của bệnh bao gồm: Tức ngực, khó thở; mệt mỏi, suy nhược; Thân nhiệt luôn tăng cao không giảm, cơ thể tiết ra nhiều mồ hôi.
Trong một số trường hợp, người cao tuổi và có hệ miễn dịch yếu, nhiệt độ cơ thể sẽ giảm thấp hơn so với bình thường. Có thể xuất hiện các tình trạng như tiêu chảy, nôn mửa không kiểm soát.
Ấu trùng sán rải rác trong não người đàn ông
Sau khi thăm khám, ngoài tuyến giáp 2 bên to bất thường, bệnh nhân ở Phú Thọ bất ngờ khi được bác sĩ thông báo có nhiều ấu trùng sán não.
Các bác sĩ Trung tâm y tế huyện Thanh Sơn (Phú Thọ) cho biết đã tiếp nhận người bệnh Đ.V.C. (66 tuổi, trú tại xã Thượng Cửu, huyện Thanh Sơn) trong tình trạng cổ to bất thường, kèm theo chóng mặt, đau đầu.
Ngay sau khi vào viện, người bệnh được TS.BS Phạm Tiến Chung, Giám đốc Trung tâm Ung bướu, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ, tư vấn và chỉ định thực hiện các xét nghiệm cận lâm sàng. Kết quả cho thấy tuyến giáp của bệnh nhân 2 bên to, không đo được kích thước, nhu mô có nhiều nhân hỗn hợp...
Đáng chú ý, nhu mô não của bệnh nhân có hình ảnh rải rác các di chứng ấu trùng sán não và kèm theo tổn thương viêm đa xoang, xơ vữa vôi hóa động mạch cảnh hai bên.
Nhu mô não của bệnh nhân có hình ảnh rải rác các di chứng ấu trùng sán não. Ảnh: BVCC.
TS.BS Phạm Tiến Chung nhận định đây là trường hợp tuyến giáp to bất thường, rất hiếm gặp, kèm theo di chứng sán não nên đã giải thích và tư vấn cho người bệnh lên tuyến trên điều trị, tránh biến chứng xấu ảnh hưởng thêm tới sức khỏe.
"Hormone tuyến giáp ảnh hưởng tới hầu hết bộ phận trong cơ thể. Khi tuyến giáp xảy ra bất thường, cụ thể là tình trạng tăng hoặc giảm tiết hormone tuyến giáp quá mức có thể ảnh hưởng đến nhiều hoạt động và chức năng trong cơ thể", TS.BS Chung nói.
Theo ông, nguyên nhân mắc sán não là ăn phải ấu trùng sán dây lợn hoặc bò (thường do ăn thịt lợn hoặc bò tái, nem chạo hoặc thịt nướng chưa chín kỹ). Khi vào cơ thể, ấu trùng đi theo đường máu tới não, phổi, gan và gây bệnh. Nếu ấu trùng lên "tá túc" ở não sẽ gây bệnh ấu trùng sán não.
Người bệnh lúc này sẽ có biểu hiện, sốt cao, đau đầu, nôn do tăng áp lực nội sọ có thể dẫn đến co giật, thậm chí có trường hợp liệt mặt ngoại biên.
Để phòng tránh nhiễm ký sinh trùng, mọi người cần ăn chín uống sôi, vệ sinh tay trước khi ăn. Người lớn, trẻ nhỏ cần tẩy giun định kỳ 6 tháng đến một năm một lần, không ăn tiết canh, thịt lợn tái, gỏi cá. Rau củ quả sống phải rửa dưới vòi nước và ngâm nước sát khuẩn trước khi ăn.
Khi thấy những dấu hiệu bất thường, mọi người không nên tự đoán bệnh, thay vào đó hãy thăm khám tại các cơ sở y tế uy tín để được chẩn đoán và điều trị đúng theo phác đồ.
4 biểu hiện của sốt virus và cách xử trí đúng Nắng nóng kèm theo những ngày mưa dài trong những ngày gần đây khiến virus gây bệnh phát triển mạnh. Cùng với đó, số bệnh nhân mắc các bệnh đường hô hấp có thể gia tăng, nhất là bệnh sốt virus sẽ lây lan nhanh. Sốt virus là gì? Sốt virus là tình trạng sốt do nhiều loại virus gây ra, trong đó...