Những bệnh gây ra do ăn nhiều đồ ngọt
Nhiều người rất thích ăn đồ ngọt. Tuy nhiên, thức ăn ngọt chứa nhiều calo và đường, nếu ăn quá nhiều đồ ngọt sẽ là mối đe dọa lớn đối với sức khỏe và gây nhiều bệnh nguy hiểm.
Giảm khả năng miễn dịch của cơ thể
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng đường ảnh hưởng không tốt đến sức đề kháng của cơ thể. Ăn nhiều đường sẽ làm giảm khả năng hấp thụ các chất dinh dưỡng thiết yếu, ảnh hưởng không tốt đến chức năng miễn dịch của cơ thể, tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch, béo phì và tiểu đường, đồng thời đẩy nhanh quá trình lão hóa.
Ngăn cản sự hấp thụ các chất dinh dưỡng
Những người ăn nhiều đường thì khả năng hấp thụ các chất dinh dưỡng thiết yếu rất thấp, đặc biệt là vitamin A, vitamin C, vitamin B12, canxi, phốtpho, magiê và sắt. Tuy nhiên, những người hấp thụ nhiều đường nhất lại là trẻ em và thanh thiếu niên, đó là đối tượng cần nhiều chất dinh dưỡng nhất
Ăn nhiều đồ ngọt dễ gây nhiều bệnh nguy hiểm.
Tích lũy chất độc trong cơ thể
Sau khi đường được hấp thụ bởi cơ thể con người, nó sẽ bị phân hủy và sản xuất năng lượng trong cơ thể. Để chuyển hóa hết lượng đường đưa vào cơ thể cần tiêu hao một lượng vitamin B rất lớn. Ăn quá nhiều đường trong thời gian dài sẽ làm cho cơ thể thiếu vitamin B vì tiêu thụ quá mức, dẫn đến độc tố tích lũy trong cơ thể con người .
Đẩy nhanh quá trình lão hoá
Một phần lượng đường bạn hấp thụ, sau khi vào trong máu cũng trở thành protein. Những phân tử mới này góp phần làm mất đi tính đàn hồi của các mô đang bị lão hoá, từ da cho đến các bộ phận và động mạch. Càng nhiều lượng đường lưu thông trong máu thì càng đẩy nhanh quá trình lão hoá.
Gây ra huyết áp cao
Video đang HOT
Ăn quá nhiều thức ăn ngọt, lượng đường sẽ làm tăng mức độ insulin trong cơ thể, tiết catecholamine và tăng hoạt động của thần kinh giao cảm, mà sẽ trực tiếp làm tăng tensity. Điều này có thể trở thành lý do chính gây tăng huyết áp. Ngoài ra, mức độ insulin trong máu cũng sẽ làm cho sự tái hấp thu natri và nước ở thận, dẫn đến tình trạng ứ động nước và natri trong cơ thể. Thể tích máu tăng sẽ gây ra huyết áp cao .
Gây loãng xương
Theo quan niệm của nhiều người, ăn nhiều đồ ngọt khiến xương sẽ bị giòn và khó hồi phục khi chấn thương. Còn bác sĩ chuyên khoa cho rằng, khi bỗng dưng thèm đồ ngọt, có nghĩa là bạn đang có nguy cơ bị loãng xương. Vì trong quá trình chuyển hóa và phân giải đường, ngoài vitamin B1, cơ thể còn tăng nhu cầu về các khoáng chất thiết yếu như: kẽm, magie, natri… trong đó nhiều nhất là nhu cầu về canxi. Do vậy, nếu ăn quá nhiều đồ ăn có chứa đường, phụ nữ sẽ rất dễ bị các vấn đề về xương, đặc biệt là bệnh loãng xương.
Gây thừa cân, béo phì
Hàm lượng chất béo và nhiệt lượng trong đồ ngọt rất cao. Khi cơ thể không kịp hấp thu, chất béo dư thừa sẽ tự động chuyển hóa thành các mô mỡ tích trữ trong cơ thể, dẫn tới bệnh béo phì.
Bên cạnh đó, lượng đường khi đưa vào cơ thể sẽ kích thích tăng tiết chất insulin, từ đó làm tăng lượng cholesterol trong máu, là nguyên nhân gây nên bệnh tiểu đường, các bệnh về huyết áp và tim mạch khác.
Béo phì là nguyên nhân chính của nhiều bệnh. Hơn nữa, thức ăn ngọt sẽ gây ra một loạt các ” hội chứng bánh kẹo “, trong đó có rất nhiều triệu chứng , chẳng hạn như loạn khí sắc , bướng bỉnh, bốc đồng , dễ cáu kỉnh , sâu răng , giảm thị lực , cận thị …
Gây sâu răng
Với tất cả những tác động nguy hiểm trên của đường, đôi khi chúng ta quên mất tác hại chủ yếu nhất mà nó gây ra. Khi đường bám vào răng, khả năng gây sâu răng của nó cao hơn tất cả các loại thức ăn khác.
Gây stress
Lượng đường trong máu tăng cao có thể dẫn đến việc kích thích các hoócmôn gây ra tình trạng cáu kỉnh, bực bội. Vì vậy, tốt nhất là bạn nên học cách kiềm chế trước các món ăn ngọt ngào đó.
Tất cả các bệnh nhân bị các bệnh trên nên kiểm soát lượng đường và thức ăn có đường, để ngăn chặn sự trầm trọng của bệnh.
Theo PNO
10 mẹo hữu ích ngăn ngừa bệnh tim
Giảm thiểu sử dụng các chất nhiều calo, thực phẩm ít dinh dưỡng như bánh nướng, khoai tây chiên, các loại ngũ cốc có đường đóng hộp Học cách quản lý, kiểm soát căng thẳng.
Bệnh tim mạch là một bệnh phổ biến, gây ảnh hưởng xấu đến cuộc sống và tuổi thọ của chúng ta. Ba yếu tố nguy cơ chính là nghiện hút thuốc lá, huyết áp cao và các chứng viêm. Dưới đây là một số lời khuyên giúp bạn có thể ngăn ngừa các vấn đề liên quan đến tim mạch. Ngay cả khi ba mẹ của bạn có cholesterol cao hoặc bị tim bẩm sinh, bạn cũng có thể tránh khỏi hoặc ít nhất có thể làm chậm phát triển những ảnh hưởng một cách chủ động bằng lối sống lành mạnh.
Chế độ ăn hợp lý góp phần ngăn ngừa bệnh tim mạch. Ảnh: thenutritionpost
1. Kiểm soát cân nặng, bỏ hút thuốc
Duy trì trọng lượng lý tưởng của bạn càng ổn định càng tốt. Nếu bạn hút thuốc lá thì hãy làm mọi cách có thể để từ bỏ nó.
2. Giảm lượng chất béo động vật
Giảm thiểu tiêu thụ mỡ động vật, đặc biệt là các sản phẩm bơ sữa quá nhiều. Nó sẽ làm tăng cholesterol nhiều hơn các thực phẩm khác. Tất cả các chất béo có thể làm tăng tình trạng viêm nhiễm, đây là một trong những nguyên nhân chính của bệnh tim mạch và các bệnh khác, cũng như làm tăng cả cholesterol toàn phần lẫn cholesterol có hại LDL.
3. Hạn chế thực phẩm giàu năng lượng, ít dinh dưỡng
Giảm thiểu sử dụng các chất nhiều calo, thực phẩm ít dinh dưỡng như bánh nướng, khoai tây chiên, các loại ngũ cốc có đường đóng hộp, thực phẩm chế biến khác, cũng như các loại đồ ăn nhẹ từ khoai tây chiên đến thịt ướp muối. Những loại này gây ra bệnh béo phì, một mối đe dọa đối với bệnh tim mạch. Tránh tiếp xúc với hóa chất càng nhiều càng tốt, sẽ làm giảm kích thích mạch máu, được cho là xuất phát điểm chính của sự hình mảng xơ vữa động mạch và các mạch máu, từ đó gây ra bệnh tim mạch.
4. Có chương trình tập thể dục hợp lý
Tập thể dục thường xuyên với một chương trình cân bằng bao gồm sự kéo dài linh hoạt, tập thể dục nhịp điệu tạo sức chịu đựng, sự dẻo dai. Điều này giúp giảm trọng lượng cơ thể, huyết áp và cholesterol. Tập thể dục cũng làm giảm lượng cholesterol có hại LDL và làm tăng lượng cholesterol tốt HDL cho cơ thể. Hơn nữa tập thể dục còn mang lại một tinh thần minh mẫn, một trái tim khỏe mạnh.
5. Tăng cường thực phẩm nhiều xơ, ít calo
Ăn thực phẩm giàu dinh dưỡng, nhiều chất xơ và ít calo như rau xanh, ngũ cốc nguyên hạt, các loại đậu và trái cây. Chế độ ăn uống này có thể giúp bạn sống lâu hơn.
6. Khuyến khích các loại hạt
Cung cấp cho cơ thể loại dầu chất lượng tốt bằng cách ăn các loại hạt (không ướp muối, hữu cơ) như hạnh nhân, quả óc chó, hạt hướng dương, hạt bí ngô, cộng với bơ cũng như omega-3 có trong cá như cá hồi, cá mòi (tốt hơn khi ăn với cải xanh). Sử dụng dầu ô liu như một loại dầu ăn.
7. Chú trọng các vitamin có lợi tim mạch
Bổ sung dinh dưỡng được cho là ngăn ngừa bệnh tim mạch bao gồm vitamin C, E, D; axit béo omega-3 và các vitamin nhóm B ( đặc biệt B3, B6, B12 và folic axit) để duy trì sự trao đổi chất cholesterol một cách bình thường và giảm thiểu mức độ homocysteine.
8. Tập trung các chất dinh dưỡng đặc biệt
Chất dinh dưỡng đặc biệt có thể ngăn ngừa và điều trị bệnh sớm là L-carnitine, Coenzyme Q-10, Chromium, Niacin.
9. Kiểm soát căng thẳng
Học cách quản lý, kiểm soát căng thẳng của mình, hãy để sự tức giận, thất vọng trôi qua và truyền đạt cảm xúc một cách tỉnh táo, không tiêu cực. Hãy tập tha thứ và hướng về phía trước và luôn ý thức về những gì bạn đã học được từ kinh nghiệm cuộc sống để tránh những sai lầm lặp lại.
10. Phát triển mối quan hệ
Phát triển những mối quan hệ thân thiết mà bạn có thể dựa vào khi cần hỗ trợ. Luôn mở rộng lòng mình, sẵn sàng cho đi và nhận lại những yêu thương.
Theo TNO
Những trái cây màu vàng không nên bỏ qua Các loại củ, quả màu vàng cam vẫn được biết đến là làm giảm nguy cơ ung thư và tim mạch. Điều gì là bí mật của chúng? Đó là bởi trong số các chất dinh dưỡng mà chúng có, có một loại có tên gọi carotene. Quá trình lão hóa (oxi hóa tự nhiên) là hệ quả của cơ chế trao đổi...