Những bệnh dễ mắc do phun xăm
Trước đây, xăm liên quan đến tín ngưỡng, tập tục và lễ nghi. Nhiều bộ lạc cổ xưa đã xăm trên cơ thể mình trong những lễ hội, xăm cho những chiến binh của bộ lạc hoặc những tay săn bắn, người lặn xuống biển mò ngọc trai…
Ngày nay, xăm thẩm mỹ rất phổ biến trong giới trẻ, họ có thể xăm mọi vùng da trên cơ thể và có nhiều hình thù, màu sắc phong phú. Tuy nhiên khi xăm tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây bệnh.
Có một hình xăm, bạn chỉ cần vài tiếng đồng hồ. Tuy nhiên, để đưa ra quyết định về việc này, bạn cần tìm hiểu và suy nghĩ kỹ. Khi xăm hình lên cơ thể, bạn đang phải đối mặt với nhiều nguy cơ sức khỏe cũng như các vấn đề liên quan khác.
Xăm là cách người ta dùng vật nhọn đâm xuyên vào da và đưa các chất có màu vào sâu tới trung bì da. Ngày nay, xăm thẩm mỹ rất phổ biến trong giới trẻ, họ có thể xăm mọi vùng da trên cơ thể và có nhiều hình thù, màu sắc phong phú. Cùng với xăm, họ còn dùng các vật liệu xâu vào cơ thể (body-mod).
Khi xăm phải dùng dụng cụ nhọn xuyên qua da và đưa các chất màu vào sâu trong da, do vậy có thể xảy ra các tai biến. Xăm làm cho da bị tổn thương do kim xuyên vào da, do đó có thể gây nên các thương tổn và bị nhiễm trùng hay lây truyền bệnh. Hơn nữa, khi đưa các chất dễ tạo màu sắc cho các vết xăm có thể gây các phản ứng của da với các chất đó.
Dị ứng mực xăm gây ra ngứa rấm rứt, sưng, đỏ, phù nề da.
Các tai biến và vấn đề thường gặp
Phản ứng với chất xăm. Chất sử dụng để xăm được đưa vào da và gây các phản ứng tại chỗ. Phản ứng xảy ra gây ngứa, rấm rứt, đỏ, phù nề. Phản ứng có thể xảy ra sớm nhưng thường xảy ra sau vài tuần lễ hoặc hàng năm. Biểu hiện có thể là phản ứng dạng liken. Đôi khi phản ứng lan rộng ngoài vùng xăm gây eczema, viêm da tiếp xúc hoặc nặng hơn là viêm da tróc vẩy.
Chỗ xăm bị nhiễm trùng. Nhiễm trùng thông thường do các vi khuẩn tụ cầu, liên cầu làm cho nơi xăm bị viêm mủ. Đôi khi nghiêm trọng hơn làm cho nhiễm trùng sâu gây viêm quầng, hoại thư, nhiễm trùng máu. Nhiễm trùng loại này ngày nay ít gặp do sử dụng các dụng cụ sạch và sử dụng kháng sinh sớm. Y học đã gặp một số trường hợp bị mắc
Video đang HOT
giang mai, bệnh phong, lao do xăm với các thương tổn bệnh xuất hiện ngay tại nơi xăm. Ngày nay, xăm còn có thể làm lây nhiễm các bệnh nghiêm trọng hơn là viêm gan virus B & C, HIV. Các bệnh do virus khác như đậu mùa và hạt cơm, u mềm lây cũng có thể lây do xăm trổ.
Một số trường hợp gây phản ứng viêm dạng u hạt rất khó điều trị. Thủy ngân có trong chất xăm có thể gây đỏ da tại chỗ hoặc phản ứng toàn thân. Crôm khiến đám da nhiễm màu xanh lá cây. Côban cũng gây đám da màu xanh nhạt và có người bị viêm màng bồ đào. Vùng xăm bị phản ứng viêm khi tiếp xúc với ánh sáng mặt trời.
Một số bệnh da xảy ra sau khi xăm, ngoài bệnh giang mai, bệnh phong là hai bệnh lây do truyền vi khuẩn qua các kim nhiễm trùng còn có các bệnh da khác. Bệnh liken phẳng, vẩy nến, có báo cáo trường hợp u hắc tố ác tính xảy ra tại nơi xăm nhưng cũng có thể do sự trùng hợp mà không phải do xăm gây nên…
Người được xăm thấy khó chịu, hối tiếc đã làm điều này sau khi thực hiện. Điều này có thể xảy ra do người xăm sau khi thực hiện xăm nhận thấy không ổn, hoặc kết quả xăm không được như mong muốn. Đã có nhiều người tìm đến các cơ sở chuyên khoa hoặc trung tâm thẩm mỹ để xoá xăm.
Lời khuyên của thầy thuốc
Laser, bào mòn da có thể sử dụng để xoá các vết xăm… nhưng có nguy cơ gây sẹo, thậm chí có người bị sẹo lồi. Đôi khi phải phẫu thuật cắt vùng xăm và ghép da trong trường hợp vết xăm sâu và đậm.
Ngày nay, rất nhiều người đi xăm thẩm mỹ. Xăm lông mày, xăm môi, xăm nghệ thuật trên da dẻ, body-mod. Tuy nhiên, như đã trình bày ở trên khi xăm có nhiều tai biến có thể xảy ra. Nguy cơ nhiễm trùng mủ nơi xăm ngày nay ít gặp hơn do dụng cụ được làm sạch hơn và sử dụng kháng sinh. Nhưng một số nhiễm trùng khác rất có thể xảy ra là bị lây các bệnh do virus như HIV, viêm gan B, C… Và một vấn đề nữa là phản ứng của cơ thể và của da với các chất xăm mà nhiều khi rất khó chữa. Vì vậy, với những vấn đề xảy ra khi xăm trổ bạn hãy cân nhắc kỹ trước khi ta làm việc này hoặc cần đến cơ sở có uy tín được cấp phép đầy đủ để được tư vấn cụ thể.
Bé sơ sinh vừa chào đời đã mắc giang mai
Tại khoa sau khi kiểm tra tình hình sức khỏe, các bác sĩ đã nghĩ đến bệnh giang mai bẩm sinh và điều trị cho bệnh nhi theo phác đồ điều trị bệnh giang mai đối với trẻ sơ sinh.
Theo thông tin từ khoa Hồi sức Sơ sinh, Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An, Khoa vừa tiếp nhận và điều trị thành công cho một bệnh nhi vừa chào đời bị bị bệnh giang mai bẩm sinh. Bệnh nhi là bé Trần Tú L. (0 ngày tuổi), được sinh ở bệnh viện huyện, từ người mẹ mắc bệnh giang mai. Trẻ bị suy dinh dưỡng bào thai, viêm nhiễm tay chân với thể trạng non yếu, sau đó được chuyển tiếp vào khoa Hồi sức sơ sinh - Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An điều trị.
Tại khoa sau khi kiểm tra tình hình sức khỏe, các bác sĩ đã nghĩ đến bệnh giang mai bẩm sinh và điều trị cho bệnh nhi theo phác đồ điều trị bệnh giang mai đối với trẻ sơ sinh. Sau 20 ngày điều trị, tình trạng sức khỏe bệnh nhi ổn định, có thể xuất viện trong vài ngày sắp tới.
Thế nào là bệnh giang mai bẩm sinh?
Bệnh giang mai là bệnh nhiễm khuẩn do xoắn khuẩn Treponema pallidum gây ra. Đây là bệnh chủ yếu lây truyền qua đường tình dục do không sử dụng các biện pháp an toàn khi quan hệ tình dục.
Người mẹ bị giang mai có thể lây truyền cho thai nhi thông qua nhau thai, gây nhiễm trùng bào thai, tăng nguy cơ sảy thai, sinh non, thai chết lưu. Trong quá trình mang thai, thai nhi sẽ bị lây nhiễm giang mai từ mẹ và khi chào đời trẻ đã mắc bệnh giang mai bẩm sinh. Trẻ sơ sinh cũng bị nhiễm bệnh từ mẹ khi được sinh ra bằng phương pháp sinh thường.
Bệnh giang mai bẩm sinh nguy hiểm thế nào?
Nếu thai nhi bị nhiễm xoắn khuẩn giang mai nặng, thai nhi sẽ không sống được và có nguy cơ bị sảy thai vào tháng thứ 5-6 của thai kỳ;
Nếu thai nhi bị nhiễm xoắn khuẩn giang mai ở mức độ nhẹ hơn thì có thể sẽ bị sinh non và cũng rất khó sống sót.
Bệnh giang mai bẩm sinh khiến cho bé khi sinh ra phải chịu những hậu quả đáng tiếc thậm chí bé mới sinh ra có thể chết ngay một vài giờ sau đó. Trẻ mắc bệnh có thể suy giảm sức khỏe cũng như sức đề kháng, khiến bé luôn ốm yếu và không hấp thụ được chất dinh dưỡng.
Bệnh cũng có thể gây lở loét phồng rộp trên cơ thể bé, khi bệnh nặng và biến chứng bé không còn khả năng sinh sản khi lớn lên; Gây ra những dị tật bẩm sinh như như thiểu năng trí tuệ, bị bệnh tim, bệnh gan, khiếm khuyết trên cơ thể...
Cách phòng tránh bệnh giang mai bẩm sinh
Thực tế đã ghi nhận phần lớn những trường hợp người phụ nữ mang thai bị bệnh giang mai thời kỳ thứ nhất và thứ hai đều sinh ra những đứa trẻ bị giang mai bẩm sinh, nguy hiểm nhất là nhiều trẻ sơ sinh đã tử vong khi vừa mới chào đời hoặc ít lâu sau đó.
Tuy nhiên, cũng có những trường hợp người phụ nữ mang thai bị bệnh giang mai thời kỳ kín, thì trẻ sinh ra có thể không bị bệnh giang mai bẩm sinh hoặc bị một thể bệnh giang mai riêng nhẹ hơn và không có nguy cơ ảnh hưởng đến tính mạng sau khi được sinh ra.
Do đó, để phòng tránh trẻ bị bệnh giang mai bẩm sinh, ảnh hưởng đến sức khỏe và tương lai của trẻ, cần nghiêm túc thực hiện các lưu ý sau:
Đến các cơ sở y tế để khám và thực hiện các xét nghiệm trước khi lập kế hoạch mang thai và sinh con;
Khám tiền sản trước khi mang bầu để phòng tránh bệnh giang mai bẩm sinh
Sử dụng các biện pháp quan hệ tình dục an toàn như bao cao su;
Khám thai định kỳ trong 18 tuần đầu tiên của thai kỳ, bởi giai đoạn này có thể phát hiện được bệnh. Theo các nghiên cứu, khi thai nhi càng lớn thì nguy cơ bệnh giang mai lây từ mẹ sang con càng tăng cao và dễ gây ra hậu quả nghiêm trọng;
Thực hiện xét nghiệm máu ít nhất 3 lần trong thai kỳ. Lần thứ nhất được thực hiện trước tuần thứ 4 của thai kỳ, lần thứ hai được thực hiện vào tháng thứ 6 và lần thứ ba vào tháng thứ 9 của thai kỳ;
Đối với những người mẹ nghi ngờ bị lây nhiễm bệnh giang mai do quan hệ tình dục trong thời kỳ thai nghén, để phòng tránh bệnh giang mai lây từ mẹ sang con cũng cần thực hiện những xét nghiệm cần thiết để phát hiện kịp thời và có cách xử trí phù hợp;
Nếu phát hiện bệnh sớm, người bệnh cần tuân theo phác đồ điều trị của bác sĩ để quá trình điều trị cho trẻ có tiến triển tốt, tránh các hậu quả không mong muốn sau này.
Trẻ có bệnh giang mai cần được điều trị ngay lập tức, nếu không bệnh sẽ tiến triển gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Tùy thuộc vào kết quả khám sức khỏe, trẻ có thể được điều trị bằng thuốc kháng sinh tại bệnh viện trong vòng 10 ngày. Ngoài ra, các trẻ đang điều trị bệnh giang mai bẩm sinh cần được chăm sóc và theo dõi chặt chẽ để đảm bảo việc điều trị có hiệu quả, tránh hậu quả về sau.
Trẻ bị điếc bẩm sinh: Chuyên gia chỉ ra những nguyên nhân Điếc bẩm sinh ảnh hưởng tới cuộc sống của trẻ nếu không được can thiệp kịp thời trẻ sẽ trở thành tàn tật điếc kèm theo câm. Bé N.H. P. quên Nam Định, 23 tháng tuổi - không may bị điếc bẩm sinh. Theo chị Hà mẹ của bé khi con gái được 6 tháng tuổi, chị nhận thấy cháu có biểu hiện...