Những bệnh “đặc sản” của ô tô máy dầu và cách khắc phục
Ô tô sử dụng động cơ máy dầu diesel luôn đem đến sự mạnh mẽ và bền bỉ. Tuy nhiên, xe máy dầu cũng có nhiều hư hỏng rất riêng mà chủ xe cần nắm được.
Nhờ vào hiệu suất cao của động cơ diesel, ô tô máy dầu được đánh giá là khỏe, sức kéo tốt, tiết kiệm nhiên liệu, phù hợp cho những vùng có địa hình đồi núi phức tạp, xe tải nặng,..
Tuy động cơ diesel sở hữu nhiều ưu điểm, nhưng chúng cũng có một số nhược điểm như tiếng kêu của máy ồn, chi phí cho bảo dưỡng sửa chữa và phụ tùng thay thế cũng cao hơn so với xe máy xăng. Ngoài ra, xe sử dụng máy dầu có một số bệnh khá đặc biệt, khác hẳn với các xe sử dụng máy xăng.
Xe máy dầu được đánh giá là khỏe, sức kéo tốt, tiết kiệm nhiên liệu nhưng cũng cần chăm sóc, bảo dưỡng kỹ càng hơn so với xe xăng.
Dưới đây là một số bệnh hay gặp trên các xe ô tô máy dầu:
Khó khởi động máy khi trời lạnh
Khác với xe máy xăng, xe máy dầu không dùng bugi đánh lửa để đốt hỗn hợp xăng và không khí mà sử dụng nhiệt lượng từ khí nén để đốt dầu khi dầu được bơm vào buồng đốt. Bản thân nguyên tắc khởi động này khiến cho những chiếc xe máy dầu rất khó khởi động vào mùa đông hay khi trời lạnh.
Nhiều chuyên gia về kỹ thuật ô tô còn cho rằng, nhiệt độ thấp còn làm dầu bôi trơn trở nên đặc hơn, khả năng bôi trơn giảm xuống, tăng lực cản làm mất nhiều công khởi động. Nhiều trường hợp xe khó khởi động, hoặc không khởi động được do động cơ chưa đạt được tốc độ quay cần thiết thì ắc-quy đã hết điện.
Để khắc phục, bạn đừng vội vàng khởi động máy ngay mà có thể bật khóa điện nhiều lần để sấy nóng không khí. Khi bật-tắt khoảng 4 đến 5 như vậy sẽ khiến động cơ dễ nổ hơn. Lúc động cơ đã nổ, bạn cũng đừng đạp ga ngay, để chạy garanti một lúc, đệm ga lên từ từ rồi mới khởi hành.
Nếu quá khó nổ, một số “tài già” còn sử dụng nước sôi, dội từ từ vào khu vực bơm cao áp và bầu lọc nhiên liệu để tăng dần nhiệt độ nhiên liệu, giúp cho việc lưu thông và bay hơi của nhiên liệu dễ dàng hơn.
Ngoài ra, hiện tượng khó khởi động trên xe máy dầu còn có thể đến từ nguyên nhân là ắc-quy và các đầu nối tiếp xúc bị hỏng, bẩn, không tiếp xúc hoặc tiếp mát không tốt. Để khắc phục, bạn nên nạp điện hoặc thay bình điện ắc-quy khác, đồng thời vệ sinh và siết chặt lại những đầu nối của bình điện.
Video đang HOT
Động cơ bị quá nhiệt
Động cơ quá nhiệt gây nhiều phiền phức và hỏng hóc cho các bộ phận khác.
Động cơ bị quá nóng gây ảnh hưởng lớn đến khả năng vận hành và các bộ phận khác như các van, áp, gioăng, xéc măng. Hiện tượng này có thể đến từ nhiều nguyên nhân như: Thiếu nước làm mát, nước mát bị rò rỉ, két nước bẩn hoặc bị tắc, hỏng van hằng nhiệt; quạt gió mất tác dụng;…
Ở ô tô máy dầu, việc động cơ bị quá nhiệt càng dễ xảy ra hơn bởi áp suất và nhiệt độ trong buồng cháy cao, áp suất phun dòng nhiên liệu cũng cao hơn xe máy dầu để nhiên liệu có thể bốc cháy.
Để hạn chế xe bị quá nhiệt, bạn hãy thường xuyên kiểm tra hệ thống nước làm mát xem chúng có bị rò rỉ không, đồng thời kiểm tra van bằng nhiệt, các đường ống dẫn nước và vệ sinh sạch sẽ két nước định kỳ.
Xe “nhả” khói đen
“Nhả” khói đen là bệnh khá hay gặp trên các xe máy dầu, nhất là xe đời cũ. Về bản chất, khói đen chính là nhiên liệu diesel bị đốt không hết và thải ra ngoài. Nếu chỉ có khói đen lúc khởi động hoặc tăng tốc thì là điều bình thường, nhưng khói đen xuất hiện thường xuyên và đậm đặc lại là bệnh cần xử lý,
Có nhiều nguyên nhân dẫn tới hiện tượng này, thường gặp nhất là do lọc gió bị bẩn, tắc dẫn đến nghẹt. Bạn nên kiểm tra chi tiết này và tiến hành vệ sinh, thay thế hợp lý.
Xe nhả khói đen là đặc trưng của các xe máy dầu.
Quá trình đốt cháy diesel cũng không đạt hiệu quả nếu kim phun nhiên liệu ô tô bị nghẹt tắc dẫn đến việc nhiên liệu không bị đốt cháy hết, thải ra ống xả làm xe ô tô bị khói đen. Để khắc phục, bạn có thể đến gara để kiểm tra vệ sinh kim phun nhiên liệu.
Ngoài ra, lọc nhiên liệu bị tắc cũng là một trong các nguyên nhân xe ô tô nhả khói đen. Khi đó, nhiên liệu và buồng đốt không ổn định, dễ bị cháy sớm hoặc cháy muộn khiến nhiên liệu không bị cháy hết, thải ra đường ống xả, dẫn đến hiện tượng xe ô tô bị ra khói đen.
Để xử lý lỗi này, cần vệ sinh lọc nhiên liệu ô tô. Các chuyên gia khuyên rằng, nên thay lọc nhiên liệu định kỳ và không quá 40.000 km vận hành.
Dầu diesel kém chất lượng sẽ khiến xe bị tiêu hao nhiên liệu hơn bình thường. Bên cạnh đó, bơm cao áp chỉnh sai, bộ hơi mòn, đường ống nhiên liệu rò rỉ và mức dầu nhờn động cơ cao cũng là yếu tố khiến nhiên liệu bị bào mòn nhanh chóng. Do đó, bạn cần kiểm tra áp suất cuối kỳ nén, chỉnh lại bơm cao áp và thay nhiên liệu để xe hoạt động tốt trở lại.
Ngoài ra, khi xy lanh bị mòn, động cơ hoạt động không hiệu quả. Khi này áp suất khí nén sẽ không thoả mãn được điều kiện để quá trình đốt cháy diễn ra triệt để nên gây tình trạng nhiên liệu đốt bị thừa. Lỗi này không chỉ gây khói đen mà khiến nhiên liệu bị tốn bất thường.
Nên thường xuyên thay lọc gió để đảm bảo hiệu suất động cơ được tốt nhất.
Động cơ bị đuối, hụt ga
Nguyên nhân xe bị đuối, xe bị hụt ga có thể do xy lanh không được cung cấp đủ nhiên liệu; nhiên liệu được phun vào xy lanh quá sớm hoặc quá muộn do cơ cấu truyền động của bơm bị mòn, bơm nhiên liệu bị hỏng hóc; nhiên liệu phun ít, không đủ số lượng bởi muội than bám ở kim phun; chất lượng nhiên liệu quá kèm, đặc biệt là trong nhiên liệu có lẫn nước.
Để khắc phục, bạn cần mang xe của mình đến các gara để kiểm tra, vệ sinh, bảo dưỡng và thay thế các bộ phận có vấn đề.
Ngoài ra, nhiều xe máy dầu có tốc độ không tải thấp. Nguyên nhân là do lõi lọc bị tắc và thùng chứa còn ít nhiên liệu. Cách khắc phục tốt nhất là chủ xe nên thay, vệ sinh lõi lọc, tiếp thêm nhiên liệu và chỉnh lại tốc độ động cơ ở chế độ không tải.
Đổ nhầm xăng vào xe máy dầu hay đổ nhầm dầu vào xe máy xăng gây hại hơn?
Việc đổ nhầm nhiên liệu (dầu-xăng) cho ô tô tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn và hỏng xe. Tuy vậy, đổ nhầm xăng vào dầu hay dầu vào xăng lại có mức độ nguy hiểm khác nhau.
Những ngày gần đây, câu chuyện đổ nhầm nhiên liệu cho xe ô tô đã và đang được đông đảo người quan tâm, thậm chí tranh luận sôi nổi trên các diễn đàn.
Nguồn cơn xuất phát từ hình ảnh một chiếc Ford Everest bốc khói trắng nghi ngút trên cao tốc Hà Nội - Hải Phòng vào ngày mùng 3 Tết, được một tài khoản chia sẻ trên mạng xã hội. Nguyên nhân được cho là chiếc ô tô này đã bị đổ nhầm xăng vào dầu, khiến xe bốc khói khi đang đi và dẫn tới nguy cơ cháy nổ.
Khói trắng bốc lên từ chiếc Ford Everest, nguyên nhân được cho là đổ nhầm nhiên liệu. (Ảnh: Otofun)
Trên thực tế, đổ nhầm nhiên liệu xăng vào động cơ dầu khá hay gặp, nhất là trường hợp xe mượn, tài xế không để ý đến loại nhiên liệu của chiếc xe hoặc trên một số dòng xe có cả phiên bản máy xăng và dầu diesel dẫn đến sự nhầm lẫn của cả nhân viên bán xăng.
Các chuyên gia khẳng định, việc đổ nhầm nhiên liệu ít hay nhiều vẫn gây hại cho phương tiện. Tuy nhiên, hậu quả nghiêm trọng đến đâu thì còn phụ thuộc vào mức độ, loại nhiên liệu và nhất là cách xử trí của người lái xe.
Trao đổi với VietNamNet, kỹ sư Lê Hồng Đại cho rằng, khi đổ nhầm nhiên liệu cho xe sẽ có thể gây ra một số hỏng hóc, thường gặp nhất là hiện tượng nóng và bó máy; nặng hơn có thể gây gãy trục cơ hoặc vỡ lốc máy dẫn tới phải thay cả máy. Khi đó, chi phí khắc phục sẽ là rất tốn kém, có thể từ vài chục đến vài trăm triệu tuỳ vào từng loại xe.
Đổ nhầm nhiên liệu có thể dẫn đến nóng và bó máy, hỏng séc măng hoặc cả bộ hơi, pít-tong, xy-lanh, dẫn tới phải thay cả máy. (Ảnh: Hoàng Hiệp)
Kỹ sư Đại cho biết thêm, khi xăng và dầu bị trộn lẫn sẽ hoà vào nhau và gây ra sự thay đổi trong quá trình hoạt động của động cơ vì cơ chế hoạt động của động cơ xăng và dầu là hoàn toàn khác nhau. Với xe máy xăng là dùng tia lửa điện để kích nổ, còn máy dầu là dùng áp suất nén nổ.
Tuỳ vào tỷ lệ xăng/dầu nhưng thông thường, việc đổ nhầm xăng vào dầu sẽ nguy hiểm hơn đổ dầu vào xăng .
"Khi xăng đổ nhầm vào dầu, do xăng nhẹ nên ban đầu sẽ ở phía trên và người sử dụng vẫn khởi động xe để đi được bình thường. Sau khi chạy một đoạn ngắn thì bắt đầu có sự hoà trộn hai nhiên liệu với nhau cùng đưa vào buồng đốt gây kích nổ và phá động cơ nhanh chóng.
Còn trường hợp dầu đổ vào xăng thì chỉ nổ đc một thời gian ngắn sẽ tự chết máy do tia lửa điện không thể kích nổ được dầu nên sẽ ít ảnh hưởng hơn", kỹ sư Lê Hồng Đại phân tích.
Các chuyên gia về kỹ thuật ô tô cho rằng, khi đổ nhầm xăng vào dầu thì tuyệt đối không được khởi động mà phải đưa ngay xe về gara để tiến hành hút nhiên liệu ra khỏi bình, đồng thời bơm dầu nhiều lần để xúc, rửa sạch bình và vệ sinh toàn bộ hệ thống kim phun, bu-gi, thay lọc dầu,...
Ttrường hợp đổ nhầm dầu vào xe chạy xăng tuy ít nguy hiểm hơn nhưng nếu lượng dầu chiếm lượng quá lớn cũng gây hỏng hóc động cơ. Vì vậy, bạn vẫn nên tắt máy và đưa tới gara để khắc phục, xúc rửa tương tự như trên.
Còn nếu đổ nhầm dầu vào xăng với lượng dầu dưới 10% so với thể tích của xăng trong bình thì không quá đáng ngại. Khi đó, bạn có thể bơm thêm xăng vào bình để pha loãng dầu và xe vẫn có thể chạy gần như bình thường.
Trên thực tế, việc đổ nhầm dầu vào xe chạy xăng khó xảy ra hơn bởi lẽ kích thước của vòi bơm dầu diesel ở các trạm xăng thường lớn hơn vòi bơm xăng nên khó đưa vào cổ bình xe chạy xăng để tiếp nhiên liệu.
Hướng dẫn vệ sinh két nước ôtô chỉ với 4 bước đơn giản Két nước ôtô bị tắc nghẽn khiến nước làm mát không được lưu thông, dẫn đến động cơ bị quá nhiệt. Do đó, cần vệ sinh két nước ôtô định kỳ và đúng cách nhằm hạn chế tối đa các trục trặc khi vận hành, giúp xe hoạt động ổn định. Để vệ sinh két nước, trước hết chủ xe cần xả hết...