Những bệnh có thể truyền sang con trong quá trình mang thai?
Trong quá trình mang thai, một số căn bệnh mà người mẹ mắc phải có thể nguy hiểm hoặc thậm chí là truyền sang con.
Mang thai luôn là điều hạnh phúc và thậm chí là kỳ diệu đối với phụ nữ. Tuy nhiên trong một số trường hợp, đây có thể là một giai đoạn khó khăn đòi hỏi phải có sự theo dõi y tế thường xuyên. Việc mang thai được coi là rủi ro khi người mẹ mắc một căn bệnh có thể truyền sang thai nhi, trước hoặc trong khi sinh.
Một số bệnh nhiễm trùng, chẳng hạn như bệnh toxoplasma, bệnh thủy đậu, bệnh listeriosis, bệnh viêm gan, thực sự có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe của em bé. Đây là lý do tại sao một số biện pháp phòng ngừa nhất định phải được thực hiện để hạn chế nguy cơ mắc loại bệnh này và lây nhiễm cho thai nhi.
(Ảnh minh họa)
Trong số những bệnh có khả năng gây hại cho em bé còn có các bệnh lây truyền qua đường tình dục như nhiễm chlamydia, herpes sinh dục, HIV… Sau đây là một số bệnh có thể truyền từ mẹ sang con trong quá trình mang thai:
Tiểu đường tuýp 1
Video đang HOT
Tiểu đường tuýp 1 chiếm từ 5% đến 10% trong số các ca mắc tiểu đường hiện nay. Dạng bệnh này thường xuất hiện nhất trong giai đoạn thơ ấu hoặc thanh thiếu niên, do đó trước đây còn có tên là “bệnh tiểu đường vị thành niên”.
Ở giai đoạn đầu, tiểu đường tuýp 1 không gây ra bất kỳ triệu chứng nào vì tuyến tụy vẫn hoạt động một phần. Bệnh chỉ trở nên rõ rang khi tới 80%-90% tế bào sản xuất insulin của tuyến tụy đã bị phá hủy.
Viêm gan (A, B, C hay gan nhiễm độc)
Viêm gan A, B, C hay gan nhiễm độc) thường là tình trạng viêm gan do nhiễm virus, nhưng đôi khi do nghiện rượu, hoặc ngộ độc thuốc hoặc hóa chất. Các triệu chứng và nguyên nhân dẫn tới viêm gan rất khác nhau ở mỗi người.
Tăng lipid máu (Cholesterol và triglycerid)
Rối loạn lipid máu là khi bạn có lượng lipid cao trong máu, bao gồm cholesterol và triglycerid. Tình trạng thể chất này không gây ra các triệu chứng. Đối với nhiều người, nó không có tác động tiêu cực.
HIV/AIDS
HIV, hay vi rút suy giảm miễn dịch ở người, là một loại vi rút có thể gây ra một căn bệnh được gọi là AIDS (hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải). Nhiễm HIV ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch, là hệ thống phòng thủ tự nhiên của cơ thể chống lại bệnh tật. Nếu không được điều trị, các bệnh nghiêm trọng có thể phát triển. Các bệnh nhiễm trùng bình thường vô hại, chẳng hạn như cúm hoặc viêm phế quản, có thể trở nên tồi tệ hơn, rất khó điều trị, hoặc thậm chí dẫn đến tử vong. Ngoài ra, nguy cơ mắc bệnh ung thư cũng tăng lên./.
Bé gái 6 tháng được phẫu thuật thành công cắt bỏ miệng thứ 2
Một bé gái 6 tháng tuổi ở Mỹ đã trải qua cuộc phẫu thuật để loại bỏ cái miệng thứ 2.
Theo Daily Mail, bé gái 6 tháng tuổi được sinh ra ở Charleston, Nam Carolina (Mỹ) đã trải qua 1 cuộc phẫu thuật loại bỏ cái miệng thứ 2.
Lần đầu được phát hiện khi mẹ bé mang thai ở tuần thứ 28 của thai kì, cái miệng thứ 2 từng được nghi là 1 u nang hoặc khối u. Tuy nhiên, sau khi em bé được sinh ra, các bác sĩ vô cùng ngỡ ngàng khi đó đích thực là 1 khuôn miệng thứ 2 có đường kính hơn 2 cm với đầy đủ môi, răng và lưỡi.
Lưỡi trong khuôn miệng thứ 2 của em bé được chụp trước khi phẫu thuật. Ảnh: Daily Mail.
Em bé được xác định đã mắc căn bệnh hiếm gặp Diprosopus. Kể từ năm 1900 đến nay, trên thế giới chỉ có 35 người mắc căn bệnh này.
Diprosopus - sự trùng lặp của cấu trúc đầu và/hoặc khuôn mặt - là một tình trạng rất hiếm gặp. Ở cực điểm, tình trạng này có thể dẫn đến sự sao chép toàn bộ khuôn mặt. Tình trạng này xảy ra thường xuyên hơn ở nữ giới, hiện khoa học chưa tìm ra lời giải đáp.
Theo báo cáo trường hợp được đăng trên tạp chí y khoa Anh quốc BJM, các bác sĩ cho biết không có mối liên hệ nào giữa miệng thứ 2 và miệng chính, em bé có thế thở, ăn và uống bình thường. Ngoài ra, đôi khi trên vùng da xung quanh miệng thứ 2 này xuất hiện một lớp thô ráp, đồng thời, tiết ra một chất lỏng trong suốt nghi là nước bọt, các bác sĩ từ đại học y khoa South Carolina lưu ý.
Bé gái đã trải qua cuộc phẫu thuật cắt bỏ khuôn miệng không mong muốn này. Tổng cộng, các bác sĩ đã loại bỏ một số cơ, xương, màng nhầy miệng và mô thực quản, một tuyến nước bọt và sáu chiếc răng chưa mọc, đồng thời, cố gắng bảo tồn các dây thần kinh trên khuôn mặt.
Sau 1 khoảng thời gian theo dõi, vết phẫu thuật đã lành, tiến triển tốt và không cần điều trị thêm. Tuy nhiên, em bé gặp 1 chút khó khăn khi thả lỏng phần bên phải của môi dưới, có thể là do một số dây thần kinh bị mất.
Bé gái hồi phục tốt sau phẫu thuật. Ảnh: Daily Mail.
Diprosopus cũng từng được ghi nhận ở gà, cừu, mèo và một số loài động vật khác. Các nhà khoa học cho biết nó xuất phát từ các vấn đề về protein báo hiệu cấu trúc khuôn mặt khi còn phôi thai, điều này có thể dẫn đến việc mở rộng các đặc điểm trên khuôn mặt và sao chép cấu trúc.
Nửa đêm đau lưng dữ dội, mẹ 3 con ngơ ngác phát hiện mang bầu, 20 phút sau đã đẻ Trải qua 3 lần mang thai, sinh nở nhưng bà mẹ này vẫn bị em bé thứ 4 "trốn" trong bụng suốt 9 tháng mà không hề hay biết. Thời gian gần đây, nhiều câu chuyện mẹ mang bầu suốt 9 tháng mà không hề biết, đến khi chuyển dạ mới bất ngờ nhận ra đã khiến nhiều người thắc mắc. Hầu hết...