Những bệnh chị em thường gặp nhất trong ngày “đèn đỏ”
Duy trì thói quen ăn uống, sinh hoạt lành mạnh sẽ góp phần giúp bạn phòng ngừa các bệnh do kinh nguyệt gây ra trong ngày “đèn đỏ”.
Em nghe nói trong thời gian có kinh nguyệt, người phụ nữ bị suy giảm sức khỏe và dễ mắc nhiều bệnh. Vào những ngày này, em thường chỉ bị đau lưng, đau bụng và sau khi kết kinh thì thấy sức khỏe bình thường. Nhưng bạn em lại thường xuyên bị choáng và thậm chí còn đau đầu, buồn nôn. Bác sĩ cho em hỏi, trong ngày có kinh, người phụ nữ có dễ bị choáng như vậy không? Và ngoài 3 bệnh em kể trên thì người phụ nữ có thể mắc những bệnh gì trong ngày “đèn đỏ”? Tôi xin cảm ơn! (Minh Phương)
Trả lời:
Bạn Minh Phương thân mến!
Kinh nguyệt là một phần không thể thiếu đối với những người phụ nữ khỏe mạnh. Một chu kì kinh nguyệt đều đặn, một sức khỏe kinh nguyệt tốt là nền tảng quan trọng để chị em phụ nữ có được sức khỏe tốt. Tuy nhiên, vấn đề kinh nguyệt liên quan đến các nội tiết tố trong cơ thể người phụ nữ nên vào những ngày này, chị em có thể gặp những rắc rối do sự thay đổi nội tiết.
Duy trì thói quen ăn uống, sinh hoạt lành mạnh sẽ góp phần giúp bạn phòng ngừa các bệnh do kinh nguyệt gây ra trong ngày “đèn đỏ”. Ảnh minh họa
Một số biểu hiện mà rất nhiều chị em gặp phải trong những ngày này là tình trạng đau lưng, đau bụng. Cơn đau có thể từ âm ỉ, lướt qua đến trầm trọng, tùy cơ địa mỗi người.
Video đang HOT
Ngoài ra, những rối loạn cơ thể cũng là nguyên nhân gây nên một số bệnh đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của chị em phụ nữ. Biểu hiện đau đầu, choáng trong những ngày có kinh nguyệt cũng là bình thường đối với nhiều chị em. Bởi vì trong thời gian này, cơ thể người phụ nữ bị bị mất đi một lượng máu khá nhiều và suy giảm estrogen trong kì kinh nguyệt nên nó gây ra chứng đau đầu, chứng đau nửa đầu rất khó chịu. Đặc biệt đối với những chị em có chu kì kinh nguyệt không đều thì hiện tượng này càng dễ gặp, đồng thời có thể kèm theo cảm giác mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt, tâm lý bất an, dễ cáu giận.
Ngoài ra, những ngày có kinh nguyệt là những ngày sức khỏe chị em bị giảm nên có thể mắc một số bệnh khác, phổ biến như các bệnh sau đây:
- Đau mắt: Trong thời gian có kinh nguyệt, cơ thể chị em sẽ có những rối loạn vềtrao đổi chất estrogen, về hệ thần kinh thực vật và thần kinh thị giác cũng không tránh khỏi ngoại lệ khiến cho các mạch máu ở phần mắt bị giãn ra, mắt bị sưng, đau, đỏ, sung huyết mạc kèm theo các dấu hiệu khác kéo dài từ 3-4 ngày.
- Căng tức ngực: Bệnh này thường phổ biến đối với những chị em còn trẻ tuổi với biểu hiện là một hoặc hai bên vú bị căng cứng, đau, tức, thậm chí khi sờ vào vú còn thấy cả khối u cứng và to. Nguyên nhân của triệu chứng này là do khi có kinh, cơ thể chị em bị rối loạn điều hòa nội tiết tố sinh dục, chất proesteron tiết ra ít, chất estrogen tiết ra nhiều…
- Rối loạn hệ tiêu hóa: Các triệu chứng như tiêu chảy, táo bón, ăn không tiêu có thể xảy ra trước, trong và sau kì kinh nguyệt đã gây ra những ảnh hưởng không nhỏ đến hoat động sống hàng ngày của chị em.
Để giảm những triệu chứng khó chịu trên, chị em nên duy trì cho mình chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh trong những ngày này. Nên bổ sung các loại rau, củ quả để dễ tiêu hóa, bổ sung thực phẩm giàu sắt để tránh thiếu máu…
Chúc bạn vui khỏe!
Theo VNE
Bệnh thoái hóa cột sống ở nhân viên văn phòng
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh lý cột sống gia tăng, một trong những nguyên nhân phổ biến nhất là thói quen làm việc sai tư thế của nhân viên văn phòng.
Hiện chưa có thống kê chính xác để nói về tỷ lệ mắc bệnh thoái hóa cột sống, tuy nhiên, đây là bệnh lý cột sống rất phổ biến, chiếm trên 60% bệnh lý chỉnh hình cột sống.
Ngồi theo thói quen
Chúng tôi đã có mặt tại Công ty Korea Express Sài Gòn; Công ty AEG, nơi có nhiều nhân viên văn phòng. Qua điều tra phát 50 phiếu với những câu hỏi do chúng tôi tự lập như: Bạn có biết tư thế làm việc sai ảnh hưởng đến cột sống như thế nào? Bạn đã ngồi đúng tư thế? Bạn tự nghĩ tư thế cho mình hay ngồi theo tiêu chuẩn nào?...
Đối tượng hỏi chủ yếu là nhân viên văn phòng, những người làm việc từ 5 - 12 năm trong môi trường văn phòng. Đa số câu trả lời đều biết là việc ngồi sai tư thế sẽ ảnh hưởng đến bệnh lý cột sống, tuy nhiên mọi người thường tự điều chỉnh tư thế làm việc mà mình cảm thấy thoải mái, dễ nhìn, dễ ngồi, chứ không theo một quy chuẩn nào.
Tóm lại, mọi người vẫn ngồi theo thói quen là chính và sau mỗi buổi làm việc ai cũng cảm thấy đau, mỏi cổ, gáy, lưng...
PV phát phiếu thăm dò tại Công ty Korca Express Sài Gòn. PGS.TS Trần Đình Chiến, Bệnh viện 103 cho biết, thoái hóa đốt sống cổ và lưng là bệnh hay gặp nhất trong bệnh lý cột sống, không chỉ ở những người già mà còn ở cả những người trẻ làm việc trong văn phòng, ít vận động, phải cúi nhiều.
Tư thế sai là một trong những nguyên nhân gây ra thoái hóa đốt sống cổ, lưng. Đặc biệt là làm việc máy tính nhiều, ít vận động là một trong những nguyên nhân gây ra thoái hóa đốt sống cổ, vôi hóa cột sống, gai cột sống...
Các dấu hiệu điển hình của bệnh có thể dễ nhận thấy là cổ cứng nhắc, khó xoay chuyển kèm với dấu hiệu đau. Khi bị thoái hóa các khớp, có thể bị biến dạng, sưng, gây đau, làm hạn chế vận động.
Người bệnh cũng có thể bị rối loạn thần kinh thực vật ở vùng cổ, vai, tay, làm cho hẹp động mạch đốt sống, gây ra tình trạng thiếu máu miền não sau, làm cho bệnh nhân thấy ù tai, mờ mắt, chóng mặt... Thoái hóa đốt sống cổ còn có thể gây bại liệt một hoặc hai tay, gây hội chứng chèn ép tủy, cổ, rối loạn cảm giác tứ chi...
9 tiêu chuẩn của tư thế làm việc đúng
Tư thế ngồi làm việc với máy tính: IE TS Nguyễn Thu Hà, Phòng Tâm sinh lý lao động, Viện Y học lao động và Vệ sinh môi trường cho biết, một tư thế làm việc đúng cần tuân thủ 9 tiêu chuẩn gồm: Vị trí làm việc; bề mặt làm việc; ghế và tựa lưng; khoảng để chân; tư thế người lao động; góc nhìn và tầm nhìn; chiếu sáng; môi trường làm việc; giải lao.
Qua đó, người lao động cần làm việc bảo đảm tư thế thoải mái, cột sống có độ cong tự nhiên, không phải vươn người, vẹo trái, phải, có ghế tựa lưng, chân ở tư thế nghỉ ngơi trên sàn hoặc bục để chân, góc khủy tay khoảng 90 độ, góc thân mình và đùi trong từ 90 - 120 độ.
Nếu ghế cao quá phải kê chân, độ dốc khoảng 30 độ, ghế phải điều chỉnh độ cao từ 35 - 50cm, rộng tối thiểu 45cm, không sắc cạnh, có độ nghiêng 0 - 10 độ. Chiều cao mặt bàn làm việc nên ở 65 - 75cm và nên sử dụng giá đỡ bàn phím. Tầm nhìn thích hợp nhất 50cm, góc nhìn tốt nhất trong khoảng 10 - 30 độ dưới đường ngang mắt người lao động. Cạnh trên của màn hình phải dưới tầm mắt.
Độ sáng cần đảm bảo đủ ánh sáng, bao gồm ánh sáng chung và ánh sáng tại chỗ, tránh bị chói, lóa. Về thời gian nghỉ ngơi, sau mỗi giờ làm việc liên tục với máy tính cần có thời gian nghỉ ngơi cho mắt, khi nghỉ ngơi nên thư giãn nhẹ cho các cơ và mắt bằng cách nhìn xa, nhắm - mở...
Theo VNE
"Xóa sổ" 9 bệnh thường gặp của phụ nữ Các chuyên gia đã thống kê được 9 loại bệnh phổ biến mà chị em thường gặp trong cuộc đời mình. Và để giảm thiểu rủi ro các bệnh này, chị em nên tham khảo những gợi ý dưới đây. Kinh nguyệt khó chịu: uống sữa nóng, thêm mật ong Trong kì kinh nguyệt, không ít phụ nữ gặp các triệu chứng đau...