Những bệnh cần khám theo từng độ tuổi
Từ áp lực máu đến mật độ xương, tất cả đều cần phải được kiểm tra hàng năm, nhất là khi tuổi tác của chúng ta ngày càng tăng lên. Tùy theo từng độ tuổi chị em sẽ cần những đợt khám kiểm tra sức khỏe khác nhau.
Dưới đây là hướng dẫn của bạn để kiểm tra sức khỏe ở mọi lứa tuổi
Các loại kiểm tra sức khỏe cho mọi lứa tuổi
- Chỉ số cơ thể (BMI): Một chỉ số BMI không lành mạnh (chỉ số chất béo của cơ thể dựa trên chiều cao và cân nặng) có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi. Vì vậy, kiểm tra sức khỏe hàng năm là một bằng chứng tuyệt vời để đánh giá chỉ số này để có thể có biện pháp để cải thiện kịp thời nếu cần thiết. Duy trì một trọng lượng khỏe mạnh là một biện pháp phòng ngừa tốt nhất đối với một số bệnh như huyết áp cao, có thể dẫn đến bệnh tim và một số bệnh ung thư, ngay cả đối với trẻ em. Chỉ số IBM được tính bằng cân nặng (kg) chia cho bình phương chiều cao (m).
- Kiểm tra huyết áp cao: Tất cả chúng ta đều cần được kiểm tra huyết áp cao (HBP) hàng năm, kể cả trẻ em, đặc biệt là với người thừa cân hoặc béo phì. Béo phì không phải là nguyên nhân duy nhất của HBP, mà nó thường liên quan đến di truyền, bất thường nội tiết tố, suy giáp và các vấn đề về thận. Thông thường, HBP không có triệu chứng nên khó kiểm soát và nó có thể làm tăng nguy cơ bị các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, bao gồm cơn đau tim và đột quỵ, thậm chí ở trẻ em.
- Ung thư da:Hàng năm, chị em cần đi kiểm tra toàn bộ cơ thể để sớm phát hiện các bất thường hoặc những thay đổi ở da, các tổn thương da vì nó có thể là dấu hiệu của ung thư da. Đặc biệt, những người trẻ có nguy cơ phải đối mặt với nguy cơ cao của bệnh ung thư da nên càng cần chú ý.
Kiểm tra sức khỏe ở độ tuổi 20
- Pap smear: Hàng năm, chị em nên làm xét nghiệm các tế bào ở cổ tử cung để xác định ung thư cổ tử cung. Chị em từ 18 tuổi trở lên có thể làm xét nghiệm này. Chị em nào có quan hệ tình dục trước 18 tuổi cần đi xét nghiệm Pap sau lần quan hệ đầu tiên. Đối với chị em có nhiều bạn tình thì nên làm xét nghiệm này hàng năm, bởi vì ung thư cổ tử cung gây ra bởi sự lây lan của HPV (human papillomavirus) , một căn bệnh lây truyền qua đường tình dục ngay cả khi sử dụng bao cao su.
Video đang HOT
Kiểm tra sức khỏe ở độ tuổi 40
Chụp X-quang vú: Phụ nữ có tiền sử gia đình bị ung thư vú nên bắt đầu chụp quang tuyến vú để phát hiện các khối u khi bước sang tuổi 40. Ngoài ra, trong những lần khám bệnh hàng năm theo định kì, bạn cũng nên để bác sĩ kiểm tra sơ bộ vùng ngực. Nếu bạn không có tiền sử gia đình bị ung thư vú, chụp quang tuyến vú thường xuyên nên bắt đầu ở tuổi 50.
Kiểm tra sức khỏe ở tuổi 50
- Nội soi đại tràng: Nội soi đại tràng hoặc xét nghiệm máu ẩn trong phân (FOBT) là các xét nghiệm cần làm để sàng lọc ung thư ruột kết hàng năm, bắt đầu từ độ tuổi 50. Nếu gia đình bạn có tiền sử bị bệnh này thì nên tiến hành các xét nghiệm khi ở tuổi 40.
Soi đại tràng nên được thực hiện 3 năm một lần, xét nghiệm máu trong phân (FOBT) có thể tự thực hiện tại nhà.
- Thử nghiệm máu: Bắt đầu từ tuổi 50, đàn ông và phụ nữ cần được sàng lọc cho bệnh tiểu đường loại 2 hàng năm bằng cách kiểm tra đường huyết lúc đói (một xét nghiệm máu đơn giản). Xét nghiệm này nên được thực hiện ở bất cứ tuổi nào nếu bệnh nhân cí tình trạng béo phì, thậm chí thừa cân ít nhiều, hoặc có tiền sử gia đình có bệnh tiểu đường. Bệnh tiểu đường loại 2 là một tình trạng mãn tính mà trong đó cơ thể của bạn có khả năng kháng insulin hoặc không sản xuất đủ để duy trì nồng độ đường phù hợp. Nếu không được điều trị, tiểu đường loại 2 có thể đe dọa tính mạng.
- Kiểm tra cholesterol cao (máu): Các chuyên gia y tế khuyến cáo nồng độ cholesterol nên được kiểm tra hàng năm ở tuổi 50, đối với cả nam giới và nữ giới, nhất là đối với những người có tiền sử gia đình có cholesterol cao, bệnh tim hoặc người thừa cân. Xét nghiệm máu này yêu cầu bạn không được ăn uống trong 8 giờ trước đó.
Kiểm tra sức khỏe khi bạn 60 trở lên
- Tăng nhãn áp: Không chỉ dành cho phụ nữ, bệnh này cần được tiến hành kiểm tra đối với cả nam giới. Nếu bạn thuộc nhóm có nguy cơ cao, như có tiền sử gia đình, có bệnh tiểu đường hoặc có tầm nhìn gần… thì nên đi kiểm tra 2 năm một lần. Những người trong nhóm nguy cơ cao nên bắt đầu kỳ thi bệnh tăng nhãn áp ở tuổi 50.
- Kiểm tra mật độ xương: Tất cả mọi người trên 65 tuổi cần phải được kiểm tra mật độ khoáng xương để kiểm tra nguy cơ gãy xương. Rất nhiều người nghĩ rằng họ không có nguy cơ cho bệnh loãng xương nên đã bỏ qua kiểm tra này. Theo các chuyên gia sức khỏe thì kiểm tra mật độ xương có thể cần được thực hiện sớm hơn đối với những người gầy yếu hoặc có hút thuốc.
Theo PNO
Những lý do tại sao nên ăn sữa chua, phô mai
Probiotics có nhiều trong sữa chua, phô mai để lâu và các thực phẩm bổ sung khác. Một số nghiên cứu cho rằng những vi khuẩn tốt có trong probiotics có thể cải thiện sức khỏe của bạn theo những cách khác nhau.
Có thể bạn đã từng nghe nói đến các chế phẩm sinh học từ các các vi khuẩn sống (probiotics: men vi sinh). Probiotics là các vi khuẩn sống đã được chứng minh là tốt cho sức khỏe do chúng giúp cải thiện sự cân bằng của hệ vi khuẩn đường ruột, làm dịu những khó chịu trong tiêu hóa, bao gồm cả tiêu chảy và hội chứng ruột kích thích. Các vi khuẩn này có vai trò tái thiết lập cân bằng hệ vi sinh vật đường ruột: chúng chiếm chỗ và trung hòa độc tố của các vi khuẩn có hại, giúp tiêu hóa và hấp thu hoàn toàn thức ăn, tham gia hình thành các vi tamin như B, K, đồng thời tăng cường tạo các kháng thể giúp nâng cao khả năng miễn dịch... Probiotics có nhiều trong sữa chua, phô mai để lâu và các thực phẩm bổ sung khác. Một số nghiên cứu cho rằng những vi khuẩn tốt có trong probiotics có thể cải thiện sức khỏe của bạn theo những cách khác nhau. Những lợi ích này có thể bao gồm:
Cho một trái tim khỏe mạnh
Các nhà nghiên cứu Canada gần đây đã phát hiện ra rằng, những người thường xuyên ăn các loại thực phẩm có probiotics, nhất là những sản phẩm có chứa một chủng Lactobacillus reuteri probiotic sẽ có tác dụng làm giảm gần 9% các LDL (cholesterol "xấu") và giảm lượng cholesterone trong cơ thể trong 6 tuần.
Giảm lo lắng
Những người đã bổ sung probiotics có chứa các chủng cụ thể của Lactobacillus và Bifidobacterium longum trong khoảng 30 ngày sẽ có thể ít phải chịu những căng thẳng hoặc stress hơn so với những người không dùng các chế phẩm sinh học này. Đó là kết luận được đăng trên một tờ báo chuyên về nghiên cứu Dinh dưỡng ở Anh.
Làm sạch răng và nướu răng.
Một đánh giá năm 2011 phát hiện ra rằng men vi sinh Lactobacillus reuteri và Bifidobacterium trong probiotics có thể làm giảm một số chủng vi khuẩn có hại gây bệnh nướu và sâu răng.
Ít bị cảm lạnh và ho.
Một kết luận nữa "nói tốt" cho probiotics là, nếu bổ sung probiotic hàng ngày sẽ có ích trong việc cắt giảm số lượng các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp trên tới 12% và giảm nguy cơ bị cảm lạnh đi rất nhiều.
Ngoài ra, probiotics còn có những lợi ích sau:
- Ngăn chận sự xâm nhập của các vi khuẩn gây bệnh bằng cách cản chúng bám vào thành ruột.
- Giúp cho việc tiêu hóa thức ăn được hữu hiệu hơn. Đối với những người thường bị chứng bất dung nạp đường lactose (intolérance au lactose) thì probiotic sẽ giúp họ tiêu hóa chất đường nầy được dễ dàng hơn.
- Giảm nguy cơ bị tiêu chảy do uống nhiều thuốc kháng sinh (antibiotic associated diarrhea hay AAD).
- Điều hoà hệ miễn dịch.
- Ngừa ung thư ruột.
- Giảm cholesterol trong máu.
- Giảm thiểu hiện tượng dị ứng
Theo PNO
Mẹo hay với nghệ vàng tươi Củ nghệ không chỉ có công dụng giúp liền sẹo mà còn mang lại rất nhiều tác dụng hữu ích khác đối với sức khỏe con người. Trong đó đáng chú ý là bốn công dụng nổi bật của củ nghệ: Giúp giảm cân, lưu thông và lọc máu; Giúp cơ thể chống lại các vi khuẩn sống ký sinh trong ruột, đặc...