Những bê bối của kình ngư Sun Yang
Sun Yang là kình ngư hàng đầu thế giới ở nội dung bơi tự do, nhưng cũng có các bê bối liên quan đến doping hay cách ứng xử với đồng nghiệp.
Tại giải bơi vô địch thế giới diễn ra vào tháng 7/2019 ở Hàn Quốc, làn sóng tẩy chay Sun Yang diễn ra mạnh mẽ, sau khi kình ngư này dính vào bê bối doping cuối năm 2018 và chờ xét xử. Mack Horton (áo vàng) từ chối đứng chung bục trao giải nội dung 400 m. Ảnh: Sina.
Cũng tại giải đấu đó, kình ngư Duncan Scott (bên phải) từ chối bắt tay với Sun Yang tại lễ trao giải nội dung 200 m tự do. Ảnh: Sina.
Sau đó, kình ngư người Trung Quốc chặn đường Scoot để chế giễu: “Anh là kẻ thua cuộc, tôi mới là người chiến thắng”. Ảnh: Reuters.
Tại chung kết tiếp sức 4×200 m tự do nam, Sun Yang bị kình ngư Brazil từ chối bắt tay khi về đích. Theo Toutiao, sau một hồi giao tiếp bằng mắt, Lucca không bắt tay với Sun Yang. Nam kình ngư người Trung Quốc tỏ ra thất vọng và chỉ có thể đặt tay lên chân của Lucca.
Cuối năm 2019, Sun Yang phải hầu tòa trong phiên điều trần tại Tòa án Trọng tài Thể thao (CAS). Anh bị Cơ quan chống doping kiện vì tự đập vỡ mẫu thử máu trong cuộc kiểm tra đột xuất tại quê nhà Chiết Giang (Trung Quốc) cuối tháng 9/2018.
Video đang HOT
Trước đó, năm 2013, kình ngư này dính phải bê bối đầu tiên. Anh bị cấm thi đấu sau khi lái chiếc Porsche không có bằng và gây tai nạn. Ảnh: CFP.
Năm 2014, Sun Yang bị cấm bơi 3 tháng sau khi có kết quả dương tính với chất cấm. Hiệp hội Chống doping của Trung Quốc lẽ ra có thể cấm Sun Yang thi đấu lâu hơn, nhưng cuối cùng họ chỉ đưa ra án phạt 3 tháng. Ảnh: Reuters.
Năm 2015, Sun Yang bị tố dùng cùi chỏ và đá một VĐV nữ người Brazil ở giải vô địch bơi thế giới diễn ra tại Kazan, Nga.
Theo Zing
Khi đẳng cấp của Huy Hoàng vượt ra khỏi đấu trường SEA Games
Nguyễn Huy Hoàng cho thấy những bước tiến khi phá kỷ lục SEA Games ở cả hai nội dung tham dự, trong đó rút ngắn hơn 20 giây tại cự ly 1.500 m tự do.
Tối 5/12, Nguyễn Huy Hoàng đem về tấm HCV ở nội dung sở trường 1.500 m tự do nam với thời gian 14 phút 58 giây 14. Thành tích này của Hoàng vượt chuẩn A Olympic (15 phút 0 giây 99) khi SEA Games được Hiệp hội các môn dưới nước quốc tế (FINA) chọn là một trong những giải đấu của vòng loại.
Trước đó một ngày, Huy Hoàng từng động viên các đồng đội: "Đây là tấm HCV đầu tiên của bơi Việt Nam tại SEA Games 30. Tôi muốn cảm ơn mọi người. Hy vọng thành công này sẽ tiếp sức cho các đồng đội ở tuyển bơi trong các phần thi tiếp theo. Tôi mong mọi người cùng cố gắng".
Những ước muốn đó đã trở thành sự thật. Huy Hoàng có tấm HCV thứ 2, phá 2 kỷ lục SEA Games, đồng thời đạt chuẩn A thứ 2 tham dự Olympic.
Huy Hoàng đang thống trị các đường đua tại SEA Games.
Phá sâu kỷ lục SEA Games
Nguyễn Huy Hoàng là vận động viên được tập trung tối đa để có thể phát triển tốt nhất các nội dung tự do. So sánh trong khu vực Đông Nam Á, kình ngư mới 19 tuổi không có đối thủ ở các cự ly bơi tự do 800 m và 1.500 m.
Ngay cả ở nội dung 400 m, trước sự cạnh tranh gay gắt của Sim Welson (Malaysia), kình ngư sinh năm 2000 vẫn bứt lên và giành HCV, phá kỷ lục đại hội với thành tích 3 phút 49 giây 03 (kỷ lục cũ 3 phút 50 giây 56). Trước đó, ở Olympic trẻ 2018, Huy Hoàng thậm chí cán đích với thời gian 3 phút 48 giây 85.
Các thông số của kình ngư 19 tuổi này đủ sức để cạnh tranh huy chương ở đấu trường châu lục. Điều đó đã được chứng minh bằng tấm HCB ở Asian Games 2018, chỉ chịu thua kỷ lục gia thế giới Sun Yang và HCV Olympic trẻ trong cùng năm.
Nếu chọn giải vô địch quốc gia năm 2016 là cột mốc đánh dấu thành tích ban đầu của Huy Hoàng thì chỉ sau một năm ở SEA Games 2017, kình ngư này rút ngắn đến 10 giây ở nội dung 1.500 m (15 phút 30 giây 11 so với 15 phút 20 giây 10). Bắt đầu bước vào giai đoạn đỉnh cao trong năm 2018, Huy Hoàng thu hẹp gần 20 giây nữa ở Asian Games (15 phút 01 giây 63).
Thành tích cùng tấm HCV ở nội dung 1.500 m tại SEA Games 30 cũng đánh dấu Hoàng trở thành kình ngư đầu tiên của Đông Nam Á bơi cự ly này dưới 15 phút.
Ở nội dung 800 m, trải qua 2 năm tập luyện vất vả, "rái cá sông Gianh" cải thiện được 20 giây, đưa con số từ mốc 8 phút 11 giây 75 tại giải vô địch quốc gia 2016 xuống còn 7 phút 50 giây 20 ở Asian Games 2018. Đáng tiếc cho Hoàng khi SEA Games 30 không tổ chức thi đấu cự ly này.
Huy Hoàng cho thấy sự tiến bộ không ngừng.
Với thành tích giành vé dự Olympic Tokyo 2020, đây là cơ hội để Huy Hoàng chứng minh thực lực của mình ở độ chín của sự nghiệp.
Hoàn cảnh khó khăn ươm mầm, phát triển tài năng
Nếu 15 năm về trước, Huy Hoàng vẫn còn là cậu bé tập làm quen với sông nước thì bây giờ chàng trai ấy đã trưởng thành và nổi tiếng, trở thành tấm gương cho những vận động viên Việt Nam. Nếu nói về khó khăn, chắc chắn những đội tuyển thể thao của Việt Nam chịu nhiều thiệt thòi so với các quốc gia trong khu vực, chứ chưa so với thế giới.
Tuy nhiên, điều quan trọng là Huy Hoàng và các vận động viên khác biến những gian lao, thử thách thành động lực để phát triển, lấy niềm tin, ý chí để vững bước vào tương lai.
Trước khi đến với SEA Games, Hoàng đã được tập huấn tại Trung Quốc. HLV Hoàng Vũ chia sẻ: "Điều kiện tập luyện nói chung lúc nào cũng khó khăn, khắc nghiệt. Tuy nhiên, các vận động viên lúc nào cũng nỗ lực, ý chí chăm chỉ. Nhìn chung, điều kiện tập luyện của vận động viên các nước tốt hơn Việt Nam nhiều. Ở Việt Nam, điều kiện của mình chưa bằng họ, nên lúc nào ý chí cũng là trên hết".
Ý chí vượt qua tất cả khó khăn để tới thành công.
Chập chững bước vào giai đoạn đào tạo cơ bản năm 11 tuổi, Huy Hoàng phải tự mình chăm sóc bản thân và rời xa vòng tay bao bọc của ba mẹ. Từ quê hương miền Trung, kình ngư trẻ tuổi phải di chuyển địa điểm tập luyện càng ngày càng gần cực Nam của Tổ quốc, đó là Trung tâm Huấn luyện Thể thao quốc gia TP.HCM rồi chuyển tới Cần Thơ.
Tuy tập ở đây với muôn vàn khó khăn về cơ sở vật chất, Huy Hoàng lại may mắn khi thích nghi tốt với các HLV, đặc biệt là chuyên gia Hoàng Quốc Huy, những người xem các vận động viên là gia đình của họ. Dù giải nhỏ hay lớn, sau mỗi thành công mọi người đều quây quần lại và trao cho nhau phần thưởng là những món ăn quen thuộc hàng ngày.
"Trước SEA Games 30, tôi trải qua thời gian vất quả trong 2 tháng tập huấn ở Trung Quốc. Tôi vượt qua tất cả để có thêm thành tích như hôm nay". Đó là phát biểu của Huy Hoàng, sau khi vượt qua kỷ lục gia Sim Welsom ở đường bơi 400 m. Những khó khăn đã tôi rèn ý chí, bản lĩnh cho Huy Hoàng.
Theo Zing
"Scandal doping" vẫn còn nóng, siêu kình ngư Trung Quốc bị nghi "trốn" trại huấn luyện quân sự Sun Yang đang bị chính người hâm mộ Trung Quốc nghi ngờ về việc anh không xuất hiện tại trại huấn luyện quân sự dành cho đội tuyển bơi lội nước này. Theo South China Morning Post, trại huấn luyện quân sự này dành cho các kình ngư thuộc đội tuyển Trung Quốc sau khi gây thất vọng ở Giải vô địch bơi...