Những báu vật trăm tuổi ở Phong Cốc
Khu vực phường Phong Cốc (thị xã Quảng Yên, Quảng Ninh) còn lưu giữ gần như nguyên vẹn những ngôi nhà cổ trăm năm tuổi, được coi như báu vật của gia đình, dòng tộc.
Cuối tháng 10, chúng tôi theo chân ông Ngô Minh Tâm, người có hiểu biết sâu về văn hóa nơi đây, tìm đến những ngôi nhà gỗ trăm tuổi ở Phong Cốc.
Xà gỗ lim ngoài hiên được điêu khắc tinh xảo ở căn nhà gỗ truyền thống trên trăm tuổi do gia đình ông Nguyễn Văn Khánh trông coi
Phong Cốc mang âm hưởng của một làng cổ. Phố phường đông đúc, nhà cửa san sát nhưng ẩn hiện vẫn là hình ảnh những mái đình bằng gỗ cong vút nhuốm màu thời gian với hoa văn và những nét chạm khắc tinh xảo.
“Kho báu” ở Phong Cốc
Dù đã ngoài 70 tuổi nhưng ông Tâm vẫn thoăn thoắt, nhiệt tình dẫn đường, vừa đi vừa kể: Để có thể dựng được các căn nhà truyền thống cần rất nhiều gỗ qúy. Vì thế chủ các căn nhà này thường là người giàu có, những thương nhân buôn bán tre gỗ dựng nhà, đóng tàu, vốn là nghề truyền thống của vùng xã đảo này. Chính bởi vậy, xưa nay vùng đất này vẫn có câu: Mỗi năm chỉ một mùa xuân/ Cành đào chỉ có một lần nở hoa/ Gỗ tre bương nứa rừng xa/ Dòng sông nước chảy xuôi dòng mà vẫn xuôi…
Từ UBND xã, qua phố phường san sát, ngõ xóm ngoằn ngoèo, những ngôi nhà gỗ dần lộ diện. Vào con hẻm sâu ở xóm Đình, khu 4, chúng tôi tới căn nhà gỗ do gia đình ông Nguyễn Văn Khánh trông coi. Đây là ngôi nhà có tuổi trên trăm năm, truyền qua 5-6 đời nhưng còn nguyên nét xưa.
Căn nhà 3 gian, 2 chái, xà cột, vì kèo phủ bụi, nước sơn cánh gián nhuốm màu thời gian. Vị trí ngôi nhà đúng theo tiêu chí “tả thanh long, hữu bạch hổ, tiền châu tước, hậu huyền vũ”, nghĩa là bên trái nhà có sông nước, bên phải có đường, trước nhà có cây cao bóng mát, sau nhà là vườn tược trồng cây ăn trái.
Theo ông Tâm, những nét độc đáo, khác biệt nhất ở đây chính là kết cấu gỗ. Toàn bộ căn nhà từ hệ thống cột kèo, xà, quá giang, rui, mè… đều làm bằng gỗ lim hoặc gụ. Tất cả còn nguyên bản, trăm năm tuổi, dù ngả màu nhưng hễ lau sạch là sáng bóng, thơm nức…
Điều thú vị là gian thờ tổ tiên ở giữa rộng hơn so với kích thước thông thường; xà gỗ lim ngoài hiên khắc hoa văn long hóa tinh xảo, thể hiện sự sang trọng… Những điều này cho thấy, căn nhà này trước là gia tài lớn, người sở hữu ngôi nhà có gia thế hoặc là thương nhân giàu có.
Ông Tâm còn lưu giữ lại được nhiều vật dụng cổ, trong đó có chiếc bàn uống nước gỗ đèo heo đen hơn 100 năm tuổi
Rời căn nhà, chúng tôi đến khu 2 tham quan chính căn nhà của ông Tâm, được đánh giá là còn giữ nguyên hồn cốt nhà gỗ. Ông Tâm bảo: “Đây là tài sản, kho báu của cha ông truyền lại tới nay đã 5 đời. Tôi cũng không biết được nó làm từ khi nào, chỉ biết khi tôi còn nhỏ đã có. Căn nhà ước chừng trên 100 năm tuổi này được gia đình gìn giữ như bảo vật, có nhiều người đến hỏi mua nhưng gia đình nhất quyết không bán. Bởi ngôi nhà là nơi để các thế hệ con cháu nhớ về nguồn cội”.
Trải qua bao dấu mốc thăng trầm, ngôi nhà của ông Tâm gần như vẫn còn lưu giữ nguyên vẹn những nét đẹp của kiến trúc truyền thống. Ngôi nhà 5 gian 2 chái cho gia đình tam đại đồng đường, phụ mẫu một bên, con cái một bên, chính giữa là gian khách và phòng thờ. Căn nhà được dựng từ cột lim, xà sến, 7 kẻ, 4 vì cột. Hoa văn trang trí ở những ngôi nhà cổ này được chú trọng theo đúng quan niệm âm dương, vũ trụ hòa hợp.
Gian phòng hướng đông dành cho con cái, người già ở phòng phía tây. Thú vị và qúy giá nhất trong ngôi nhà ông Tâm có lẽ là những vật dụng cổ truyền, có niên đại lên tới hàng trăm năm như: Chiếc tủ bằng gỗ dẻ có khóa bằng mộng gỗ; bàn uống nước bằng gỗ đèo heo đen hơn 100 năm tuổi, chịu nắng mưa mối mọt rất tốt…
Dù đã được phục dựng lại trên hồn cốt cũ nhưng ngôi nhà vẫn giữ được lối thiết kế cổ điển hình. Gian giữa là gian thờ trang trọng uy nghi với hương án, 4 cột trụ gỗ lim thẳng tắp; cửa gian chính có nhiều song cửa cách điệu lấy ánh sáng tự nhiên.
Căn nhà 5 gian bằng gỗ, được phân chia bằng các cột, 3 gian thông nhau, nơi giáp ranh giữa 3 gian chính và 2 chái được ngăn cách bởi bức tường gỗ. Hương thơm của gỗ và phong vị cổ kính cứ lẩn khuất xung quanh khiến con người thấy yên bình, thư thái, cảm giác thời gian như ngưng đọng.
Gìn giữ kho báu tiền nhân để lại
Theo thống kê, hiện còn khoảng 20 căn nhà gỗ truyền thống, phân bố đều trên địa bàn phường Phong Cốc. “Hầu hết các gia đình đều rất quan tâm gìn giữ những căn nhà gỗ. Chính quyền cũng đã tuyên truyền, vận động nhân dân bảo tồn, tu sửa hợp lý, đồng thời trồng cây, tôn tạo cảnh quan, tường rào… nhằm phát huy những giá trị vốn có. Tuy nhiên, hiện nay việc bảo tồn cũng còn không ít khó khăn” – ông Vũ Văn Huy, Chủ tịch UBND phường Phong Cốc chia sẻ.
Quả thật, hiện không ít căn nhà trăm tuổi này phải đối diện với nhiều nguy cơ. Theo tìm hiểu của chúng tôi, không chỉ chịu tác động của thời gian, nhiều căn nhà còn bị thương lái nhòm ngó. Đặc biệt, trước đây khi bước vào thời kỳ đất nước mở cửa, nhiều gia đình không ý thức được giá trị những ngôi nhà nên đã bán một phần gỗ, các vật dụng trong nhà hoặc cả ngôi nhà. Người dân trong vùng vẫn kể lại câu chuyện về căn nhà gỗ cổ to, đẹp nhất của ông Băng Cung được dựng từ năm 1937 ở gần Phong Cốc (sau khu vực này tách thành Phong Hải), đáng tiếc đã bị thương lái mua mang đi.
Không chỉ vậy, nhiều căn nhà gỗ truyền thống đối diện với nguy cơ mất đi vẻ đẹp, giá trị khi được sửa chữa. “Điều đáng buồn là những tinh hoa kiến trúc của thế hệ trước lại không được phát huy. Không ít trong số nhiều căn nhà được tu sửa, chỉnh trang hoặc cải biên làm mất hết giá trị của căn nhà trăm tuổi đó” – ông Tâm nói.
Nhiều căn nhà gỗ trăm tuổi xuống cấp bị thay thế bằng vật liệu, hoa văn khác so với nguyên bản
Trên thực tế, không ít căn nhà bị xây lại hoặc bị lai tạo, mất đi nhiều nét đẹp truyền thống. Nhiều căn nhà biến thành nhà 3 gian, bị sửa cửa nách hoặc cửa ra vào, làm hỏng cấu trúc, mất hết nét đẹp của căn nhà gỗ xưa. Cũng theo ông Tâm, việc tu sửa, chỉnh trang là cần thiết nhưng cần có sự cân nhắc tìm hiểu, cải tiến hợp lý, ví dụ có thể nâng mái cho cao và thoáng, chứ không nên sửa lại cấu trúc truyền thống của căn nhà.
Video đang HOT
Ông Ngô Đình Dũng, Phó Phòng Văn hóa – Thông tin thị xã Quảng Yên, chia sẻ: Không chỉ ở Phong Cốc, trên địa bàn Quảng Yên còn hàng chục căn nhà cổ ở Cẩm La, Phong Hải… Ngoài giá trị về kiến trúc, người dân ở đây còn lưu giữ nhiều phong tục, truyền thống đẹp, một số nghi lễ dịp lễ, tết rất độc đáo, đặc trưng.
“Vì thế, cùng với vận động, tuyên truyền, chúng tôi có lên kế hoạch và mời một số đơn vị lữ hành về khảo sát, thiết kế chương trình du lịch để phát huy giá trị. Tuy nhiên tới nay do nhiều yếu tố khách quan, vẫn chưa có nhiều kết quả”, ông Dũng nói.
Trung thu nghe chuyện Hàng Mã xưa, con phố trăm tuổi chứng kiến mọi niềm vui, nỗi buồn của Hà Nội
Bất chấp sự va đập của thời gian, nét xưa Hà Nội vẫn được lưu giữ ở con phố cổ mang tên Hàng Mã.
Hàng Mã - Con phố trăm tuổi
Hàng Mã xưa kia là dải đất của hai thôn Vĩnh Hanh và Yên Phú, kết nối với nhau bằng đoạn sông Tô Lịch ở giữa. Thời gian lấp đầy khúc sông này theo năm tháng. Không còn đôi bờ sông, hai thôn hòa vào làm một. Bởi vậy, thời Pháp, tuyến phố này được gọi chung là Rue du Cuivre (phố Hàng Đồng). Dân dã hơn thì gọi là phố Hàng Mã, nay nằm tại phường Hàng Mã, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Ảnh tư liệu: Rue du Cuivre (Hàng Mã và Hàng Đồng xưa)
Dân gốc ở phố này có nhiều gia đình sống ở phố Cổng Đục, thuộc thôn Tân Khai, tổng Tiền Túc (sau đổi là tổng Thuận Mỹ), huyện Thọ Xương được thành lập năm 1822 dưới thời Nguyễn xưa. Họ dọn đến đất này, mở cửa hàng bán đồ giấy và đồ mã nhỏ.
Ảnh tư liệu: Hàng Mã xưa
Đồ giấy ở đây được người dân mua về trang trí, như hoa giấy, đèn giấy đủ kiểu đón năm mới dịp xuân sang,.. và đồ mã cúng lễ như mũ, áo quần ông Công ông Táo, vàng giấy,... Bên cạnh đó, con phố này cũng bán đồ tùy táng (minh khí) hoặc làm đám ma, cầu siêu, cầu an hoặc người ta cũng mua ở phố Hàng Mã Vĩ (nay sáp nhập với Hàng Mây thành phố Mã Mây).
Nhiều nét xưa của Hàng Mã đã lặn chìm vào dĩ vãng, nhưng cái hồn của một con phố cổ vẫn đậm nét để tạo nên đặc sắc Hà Nội "ba sáu phố phường".
Ảnh tư liệu: Hà Nội xưa/ Kiến trúc nhà chồng diêm
Phố của những ngôi nhà chồng diêm
Đặc trưng của kiến trúc phố cổ là những ngôi nhà ống hẹp và dài. Phần lớn nhà cửa nơi này đều một tầng với hai tường hồi cao xây giật cấp, đầu nóc là hai trụ đấu. Không gian sống của người dân nơi đây trở nên tinh tế hơn khi những ngôi nhà chồng diêm ra đời.
Nhà chồng diêm là loại nhà hai tầng được xây bằng gạch và gỗ. Gác xép có cửa võng (cửa cỡ nhỏ, cửa tròn, cửa giả) nhìn ra phố. Kiến trúc nhà kiểu này không chỉ thông thoáng mà ánh sáng cũng chan hòa dù diện tích nhỏ.
Ảnh tư liệu: Kiến trúc nhà phố cổ xưa
Mái ngói kiểu nhà chồng diêm nghiêng xuống mặt phố và còn có mái tranh vẩy thêm ra vỉa hè để che nắng, che mưa cho hiên nhà.
Mặc dù, thời xưa, kiến trúc phố cổ đã sớm tiếp xúc với thẩm mỹ kiến trúc của Pháp. Những ngôi nhà phố kiểu Pháp được sơn màu vàng nhạt cùng cửa gỗ màu xanh. Tính mỹ thuật của kiến trúc nhà kiểu này khá cầu kỳ, phần đỉnh mái vươn cao vừa phải được trang trí hoa văn viền quanh. Ban công phải hình bán nguyệt ôm trọn lấy cửa ra vào, lan can được đắp nổi kiểu con tiện.
Ảnh tư liệu: Kiến trúc nhà phố cổ xưa
Nhà phố kiểu Pháp mặt tiền tầng 1 đều cho thuê hoặc buôn bán, kinh doanh. Tầng còn lại là nơi sinh hoạt của gia đình. Tuy nhiên, cấu trúc nhà ống ở khu phố cổ cơ bản đã được định hình trước khi người Pháp đến Hà Nội. Bởi vậy, người Pháp cũng tôn trọng tối đa kiến trúc bản địa và xây nhà phố kiểu Pháp vào những mảnh đất trống hoặc thay cho các ngôi nhà bị phá hủy do hỏa hoạn trước đó.
Cứ thế, theo năm tháng, những bờ mái sậm màu bụi bặm thời gian. Hiện nay, cũng nhiều nhà đã thay đổi kiến trúc cho hợp thời, nhưng các mái nhà chồng diêm còn lại vẫn đủ để níu được nét xưa của phố cổ Hà Nội.
@st
Ánh sáng dân gian chiếu rọi suốt bốn mùa
Xuân - Hạ - Thu - Đông
Khi nghề đồ mã ở phố Mã Mây Vĩ (nay gộp với Hàng Mây thành phố Mã Mây) tàn lụi thì nghề làm đồ mã ở Hàng Mã cũng chẳng khá khẩm hơn mấy. Các tiệm trong phố chủ yếu bán giấy màu, giấy mộc và đèn giấy, đồ trang trí.
Xưa kia, công việc buôn bán ở Hàng Mã đông đúc, nhộn nhịp trước Rằm tháng 7 Âm lịch (lễ xá tội vong nhân) khoảng chừng một tháng. Trước ngày ông Công ông Táo đến trưa ngày 30 Tết Nguyên Đán cũng là thời điểm Hàng Mã rực rỡ sắc màu và ánh sáng.
Hàng Mã trong dáng hình hiện đại
Hàng Mã, một con phố chỉ dài chừng 339m. Phố nhỏ này đã chạy dọc tuổi thơ của bao người Hà Nội, in dấu vào trái tim những du khách phương xa những hồi ức của màu sắc, ánh sáng và sự rực rỡ suốt bốn mùa quanh năm.
Chạy theo hướng Đông sang Tây qua ngã tư các phố Hàng Lược, Thuốc Bắc, Hàng Rươi, Hàng Cót đến Phùng Hưng, Hàng Mã lúc nào cũng nhộn nhịp. Đồ trang trí cho các dịp lễ quanh năm từ Tết Nguyên Đán, Rằm tháng 7 truyền thống đến lễ Tình Nhân, lễ Halloween đến lễ Giáng Sinh "nhập ngoại" ngày một đa dạng, phong phú.
@scorpiot
Tết Nguyên Đán ở Hàng Mã mang phong vị rất riêng. Người ta gọi là nỗi niềm hoài cổ. Nếu dạo bước ở Hàng Mã trong những ngày rét ngọt giáp Tết chuẩn bị đón xuân sang, sự đông đúc của nơi này như kéo người ta ngưng đọng lại trong khoảnh khắc.
@giadoan
Những dải câu đối đỏ, những quầy hàng đồ cổ bán cùng khu Hàng Lược, Hàng Rươi và đầy rẫy các lọ hoa đủ màu sắc thấp thoáng những xấp lì xì đỏ vàng, xa xa là hàng đèn lồng đung đưa, nhấp nháy... Mái ngói cổ rêu phong, cầu thang gỗ cọt kẹt, ban công sắt hoen gỉ,... Cảnh tượng ấy, xuân ấy giữa những ngôi nhà chồng diêm đã đưa con người ta nhất thời "xuyên không" về Hà Nội xưa trong giây lát.
Còn dịp Trung Thu thì huyên náo hơn cả.
Nếu như ngày thường, Hàng Mã vẫn có sắc màu của đồ mã, đồ giấy, thì dịp lễ lớn như Trung Thu, Hàng Mã mới thực sự "lột xác" khoác lên mình vẻ rực rỡ, sống động đầy sinh khí.
@buitienthanh, @hunhfoto
Nếu dịp Rằm tháng 7 người ta cũng hối hả, tấp nập sắm lễ ở Hàng Mã theo kiểu lặng lẽ, ngậm ngùi hơn thì dịp đón ánh trăng Rằm tháng 8, tất thảy người dân xa gần sẽ thấy được Hàng Mã có một diện mạo vô cùng bắt mắt.
Nhiều món đồ chơi truyền thống như mặt nạ bồi, đầu lân, trống, đèn ông sao lấp lánh thổi đầy sinh khí một góc phố phường Hà Nội. Từ chiếc chong chóng tre giản dị được phủ giấy màu đến những chiếc đèn lồng, mặt nạ bồi, hình đèn thú rực rỡ sắc màu phải chăng đã biến Hàng Mã trở thành con phố "cháy" nhất, nhiều mảu sắc nhất trong 76 phố cổ.
@hothiennga, @buitienthanh, @truongdinhminh
Hàng Mã không chỉ thu hút những người có nhu cầu mua đồ trang trí, đồ mã mà giới trẻ cùng các em nhỏ cũng rất háo hức đến để lưu giữ những bức ảnh đẹp. Người ta còn nói, "phố đã lên đèn, mình chưa lên đồ" tới Hàng Mã thì chưa có trải qua Trung Thu trọn vẹn.
Nét độc đáo của "phố nghề" còn mãi với thời gian
Hàng Mã xưa và nay là một trong những phố buôn bán điển hình của Hà Nội. Và ngày nay, Hàng Mã cũng là một trong những con phố hiếm giữ lại được cái nghề xưa. Trong khi nhiều con phố đã "chuyển nghề" như Hàng Khoai không bán khoai nữa mà bán bát đĩa. Hàng Gà không bán gà vịt nữa mà chuyển sang in thiệp cưới. Còn Hàng Mã vẫn vậy. Nơi dây vặn mình theo thời đại, ngày càng "năng nhặt chặt bị" cho mình nhiều mặt hàng trang trí, đồ mã đủ loại kích cỡ, chất liệu lẫn sắc màu.
Phố nghề tại Thăng Long - Kẻ Chợ xưa được biết đến là mang tính chất truyền đời, sản xuất thô sơ, chắt chiu theo kinh nghiệm và cũng không thay đổi nhiều mẫu mã. Nhưng Hàng Mã của hiện tại đã vặn mình biến đổi theo nhu cầu của thời đại, cũng là một bước thức thời để nuôi giữ linh hồn của tên phố.
***
Ảnh tư liệu: Hàng Mã xưa
Thời gian trôi dần hẳn sẽ làm mất đi con người và cảnh vật, cũng như nhiều ký ức tươi đẹp về Hàng Mã xưa theo nhiều người về thế giới bên kia. Chúng ta cũng không thể nào làm sống lại những điều cũ kỹ từ dĩ vãng nhưng thời gian cũng đã lưu giữ và bồi đắp nên một Hàng Mã sống động và rực rỡ sắc màu của hiện tại.
@hothiennga/ Hàng Mã nay
Hàng Mã của chốn kinh thành xưa và Hàng Mã của Thủ đô ngày nay đều khắc khoải trong tâm thức nhiều người Hà Nội những nỗi niềm riêng và cả những thước phim lưu giữ kỉ niệm đẹp của bất cứ ai đã từng đặt chân đến Hàng Mã.
Ở đó, sắc màu rực rỡ thắp sáng những hoài niệm và cũng không quên tô đậm vẻ đẹp của Hà Nội dấu yêu...
Bay ngàn km tìm cây hồng cổ nổi nhất Ninh Bình, du khách 'sốc' thấy quả giả treo lủng lẳng Nhiều du khách tiếc nuối khi năm nay, cây hồng trăm tuổi tại Ninh Bình mất mùa, ít quả. Nơi đây không còn thu hút hàng trăm du khách mỗi ngày như mùa hồng năm 2021. Cuối tháng 11/2021, cây hồng cổ nằm ở thôn Khê Hạ, xã Ninh Xuân, huyện Hoa Lư (Ninh Bình) gây sốt trên mạng xã hội, thu hút...