Những bất thường trong vụ để lọt 229kg ma túy
Việc để lọt 229 kg ma túy sang Đài Loan khiến dư luận quan tâm. Điều bất thường là với quy trình kiểm tra nghiêm ngặt, máy soi triệu USD hiện đại… vậy mà số lượng ma túy lớn vẫn dễ dàng sang Đài Loan.
Bất thường máy soi triệu đô
Vào thời điểm 229kg ma túy làm thủ tục thông qua, chiếc máy soi giá khủng 1,2 triệu USD (tương đương với 25 tỉ đồng) bất ngờ bị hỏng.
Điều đáng nói, chiếc máy soi trên mới được Cty TNHH dịch vụ hàng hóa Tân Sơn Nhất (gọi tắt là TCS) nhập khẩu về từ năm 2011.
Một nguồn tin từ Cụm cảng hàng không miền Nam cho biết, chiếc máy soi triệu đô được nhập về nhưng phần lớn thời gian không hoạt động, thường xuyên hỏng hóc phải bảo trì, thay thế thiết bị và là một trong những nguyên nhân khiến một số lô hàng phải chuyển qua soi chiếu bằng các máy cũ hơn, dẫn tới việc không phát hiện ma túy bên trong.
Sau khi để lọt vụ vận chuyển 229kg heroin, Cảng vụ Hàng không miền Nam cũng đã đề nghị TCS cung cấp toàn bộ hồ sơ gói thầu cùng các giấy tờ liên quan của các đợt kiểm tra bảo hành, sửa chữa định kỳ của máy soi chiếu hiện đại này.
Tuy nhiên, một lãnh đạo của đơn vị này cho biết chiếc máy soi chiếu XR1 trị giá hàng triệu USD bị hỏng đúng lúc “không phải là nguyên nhân khiến 600 bánh heroin lọt qua cửa an ninh”.
Đánh giá về sự trùng hợp khó hiểu giữa chiếc máy soi hiện đại này bị hỏng vào thời điểm lô hàng có chứa ma túy đi qua, vị này cho biết máy soi chiếu bị hỏng là loại máy soi chiếu chuyên dụng dành cho container, chỉ khi soi chiếu container thì máy này mới phát huy hiệu quả.
Trong khi đó, lô hàng 12 chiếc loa chứa ma túy là loại hàng hóa nhỏ, nếu đưa vào máy soi chiếu chuyên dùng cho container thì phản tác dụng, không thể soi rọi rõ được. Vì vậy lô hàng đã đi vào máy soi chiếu hàng hóa như thường lệ, đây là loại máy vẫn dùng cho tất cả lô hàng tương tự, không có sự bất thường nào trong việc này.
Chiếc máy soi chiếu trị giá 1,2 triệu USD của TCS bị hỏng đúng lúc 229kg ma túy thông quan
Bên cạnh việc lắp đặt chiếc máy soi chiếu hiện đại này, TCS còn chi số tiền lớn để mua hệ thống quản lý bằng phần mềm từ Ấn Độ.
Không những tốn kém mua máy, phần mềm, TCS còn phải thuê các chuyên gia từ nước ngoài sang bảo trì, sửa chữa máy này và cũng tốn tiền cho cán bộ ra nước ngoài để đào tạo, nhằm về vận hành hệ thống quản lý phần mềm cùng với chiếc máy soi chiếu hiện đại, nhưng nó đã “đột quỵ” một cách bất thường đúng lúc lô hàng ma túy “khủng” thông quan.
Một cán bộ từng làm việc với máy soi chiếu cho biết: “Cho dù dùng máy soi chiếu cũ, là loại máy soi chiếu thông thường theo hệ thống phần mềm gọi tắt là CMS, nhưng với số lượng cực lớn ma túy, đóng thành 600 bánh, nặng đến 229kg (trong khi lô hàng khai báo nặng 500kg), được phủ một lớp sôcôla chống chó nghiệp vụ đánh mùi, vậy mà máy soi chiếu không phát hiện sự bất thường với 600 bánh heroin gói đặt chi chít trong 12 thùng loa là điều bất thường?”.
Quy trình không bất thường, nhưng…
Được biết, ngày 15/11, trước một ngày máy bay cất cánh, lô hàng đã được Công ty Lê Hòa giao đến TCS để làm thủ tục và dán nhãn hàng nguy hiểm (DG Label- Dangerous Cargo Label).
Theo quy trình gửi hàng xuất, đường đi của lô hàng phải qua nhiều khâu. Đầu tiên người gửi xuất trình giấy tờ tại cổng bảo vệ sau đó đưa hàng vào khu vực tập kết của TCS và để đơn vị này tiến hành kiểm tra tờ khai.
Video đang HOT
Trong trường hợp hàng có tính chất nguy hiểm (thường là những chất ăn mòn, súng đạn, pháo hoa, thuốc súng, chất phóng xạ, chất truyền nhiễm…), TCS có thể tiến hành kiểm tra đặc biệt, soi chiếu.
Số ma túy bị cơ quan chức năng Đài Loan thu giữ
Bước tiếp theo, TCS sẽ cân, đo trọng lượng, khối lượng, rà lại quy cách đóng gói của kiện hàng có đảm bảo an toàn. Khi đã hoàn tất công đoạn này, đơn vị gửi hàng sẽ cầm tờ khai hàng hóa, tờ khai hải quan, các giấy phép liên quan đến hải quan kiểm tra.
Hải quan tiếp nhận lô hàng, kiểm tra bằng tay hoặc thông qua máy soi chiếu, sau đó hàng tiếp tục đến cửa an ninh hàng không soi chiếu và kiểm tra các giấy tờ liên quan.
Nếu hàng không có vấn đề gì sẽ được TCS chất xếp vào thùng container đựng hàng để an ninh hàng không dán tem chứng nhận lô hàng đã hoàn tất các thủ tục kiểm tra. Cuối cùng, TCS sẽ đưa hàng lên máy bay.
Mặc dù hải quan TP.HCM cũng như an ninh hàng không sân bay quốc tế Tấn Sơn Nhất đều khẳng định họ làm đúng quy trình kiểm tra, công tác kiểm soát rất nghiêm ngặt. Thế nhưng, số ma túy lớn kia vẫn lọt qua cửa Tân Sơn Nhất và chỉ bị phát hiện ở Đài Loan.
Bất thường trong nhận trách nhiệm
Sau khi số ma túy bị tràn sang Đài Loan, “quả bóng trách nhiệm” được lăn chuyển từ hải quan TP.HCM sang sân bay Tân Sơn Nhất.
Chiều ngày 3/12, ông Trần Mã Thông, Phó Cục trưởng Cục Hải quan TP.HCM cho biết: “Chúng tôi không phủ nhận trách nhiệm”.
Ông nói rõ về quy trình thông quan điện tử đối với lô hàng xuất khẩu mà bên trong có chứa 600 bánh heroin. “Ý tôi nói các cán bộ, nhân viên soi chiếu thuộc lực lượng an ninh sân bay Tân Sơn Nhất là người soi chiếu lô hàng, nhưng việc soi chiếu đó là để đảm bảo an ninh an toàn cho chuyến bay chứ không là soi chiếu hàng hóa.
Tôi không hề đổ lỗi hay đá quả bóng trách nhiệm cho họ. Chúng tôi không bao giờ phủ nhận trách nhiệm của mình, quy định pháp luật nêu rõ trách nhiệm kiểm tra, kiểm soát hàng hóa là của lực lượng hải quan” – ông Thông nhấn mạnh.
Ông Trần Mã Thông
Trước đó sáng 2/12, cũng chính ông Thông khẳng định trong vụ việc 600 bánh heroin tràn sang Đài Loan, hải quan ở sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất đã làm đúng quy trình kiểm tra.
“Do làm đúng quy trình nên chúng tôi chưa kỷ luật ai. Tuy nhiên, chúng tôi sẽ chờ kết quả điều tra cuối cùng để xem xét việc kỷ luật. Chưa kể vụ này đã được Phó thủ tướng chỉ đạo xử nghiêm”, ông Thông khẳng định.
Theo Đất Việt
229 kg heroin lọt lưới: Giải thích của Hải quan hài hước?
Đại diện Cục Hải quan TP HCM giải thích vì công ty Long Vân là đơn vị uy tín nên hải quan tự động xếp lô hàng sang luồng xanh là quá chủ quan, thiếu trách nhiệm", luật sư Hoàng Văn Thạch nhận định
Liên quan vụ 230 kg heroin lọt qua hải quan sân bay Tân Sân Nhất ngày 2/12, ông Trần Mã Thông, Phó cục trưởng Cục Hải quan TP HCM cho biết, chủ lô hàng trên là Công ty trách nhiệm hữu hạn và giao nhận vận tải Long Vân. Khi khai hải quan điện tử ngày 15/11, doanh nghiệp này báo đây là hàng loa thùng bình thường. Long Vân cũng là đơn vị uy tín nên hệ thống máy tính tự động xếp lô hàng này sang luồng xanh. Hải quan không có bất cứ kiểm tra nào đối với lô hàng, kể cả sử dụng máy soi và chó nghiệp vụ (vốn dùng vào những vụ án, những tuyến đường và lô hàng trọng điểm).
Như vậy, theo như trả lời của vị đại diện Cục Hải quan TP HCM, thì khi chủ lô hàng trên là Công ty Long Vân báo đây là hàng loa thùng bình thường, Hải quan cũng tin tưởng và không có bất cứ hoạt động kiểm tra nào với lô hàng. Vị này còn cho hay vì Long Vân là đơn vị có uy tín nên hệ thống máy tính tự động xếp lô hàng trên sang luồng xanh.
Theo một luật sư giấu tên thuộc Đoàn Luật sư TP Hà Nội, nếu Cục Hải quan TP HCM thực hiện quy trình thông quan lô hàng này theo như lời vị đại diện trên nói thì có phần quá chủ quan.
Theo quy định, hàng hóa xuất nhập khẩu được phân vào 3 luồng Xanh, Vàng, Đỏ. Khi nhận được thông tin khai hải quan điện tử của doanh nghiệp, thông qua hệ thống xử lý dữ liệu, hải quan điện tử sẽ có phân luồng theo các hình thức sau: Chấp nhận thông quan trên cơ sở thông tin khai hải quan điện tử (luồng Xanh); Kiểm tra chứng từ giấy thuộc hồ sơ hải quan trước khi thông quan hàng hóa (luồng Vàng); Kiểm tra chứng từ giấy thuộc hồ sơ hải quan và kiểm tra thực tế hàng hóa trước khi thông quan hàng hóa (luồng Đỏ).
"Như vậy, nếu hàng hóa của doanh nghiệp được xếp vào luồng xanh sẽ miễn kiểm tra hồ sơ giấy và thực tế hàng hóa, mà chỉ dựa trên cơ sở thông tin khai trên hải quan điện tử. Tuy nhiên, để hàng hóa được vào "luồng xanh" thì bất cứ doanh nghiệp nào cũng phải qua "luồng vàng", "luồng đỏ" trước. Doanh nghiệp nào không vi phạm thủ tục hải quan một thời gian dài mới được chuyển sang "luồng xanh". Nhưng việc căn cứ vào uy tín doanh nghiệp để mặc định những lô hàng xuất nhập khẩu thuộc luồng xanh từ trước tới nay vẫn được cảnh báo có rất nhiều rủi ro. Bởi sẽ có không ít doanh nghiệp lợi dụng việc này để tuồn hàng cấm qua cửa khẩu, hải quan. Thực tế, hải quan nhiều nơi cũng không dám dựa vào uy tín doanh nghiệp mà bỏ qua khâu kiểm tra hàng hóa ban đầu trước khi phân loại hàng vào luồng xanh, thế nên việc đại diện Cục Hải quan TP HCM trả lời vì công ty Long Vân là đơn vị uy tín nên hải quan tự động xếp lô hàng sang luồng xanh là không thuyết phục, thậm chí còn có phần chủ quan, thiếu trách nhiệm. Đấy là chưa nói công ty Long Vân có phải là đơn vị uy tín hay không", Luật sư này nói.
Tm hiểu của PV cho thấy, Công ty TNHH Giao nhận - vận tải Long Vân, chủ của lô hàng 229kg heroin trên có trụ sở tại số 188/55 Võ Văn Tần, Phuờng 05, Quận 3, TP HCM. Giám đốc và người đại diện pháp luật của công ty là Lê Ánh Tuyết. Công ty bắt đầu hoạt động từ ngày 3/4/2006 với các dịch vụ kinh doanh chính là đại lý vận tải đường biển, đại lý tàu biển và hiện vẫn hoạt động bình thường... Như vậy, công ty này mới chỉ hoạt động được 7 năm. Trong một lĩnh vực đầy chuyên sâu và nhạy cảm như vận tải đường biển, hàng không, đại lý tàu biển mà một công ty mới chỉ hoạt động được 7 năm thì có gọi là công ty lớn và đáng tin cậy đến mức mặc nhiên cho hàng hóa xuất khẩu của công ty này thuộc diện luồng xanh không?
Theo một chuyên gia về ngành vận tải đường biển của Việt Nam - ngành nghề kinh doanh chính của công ty Long Vân, các công ty vận tải biển Việt Nam với thương hiệu lớn trong ngành vận chuyển chỉ đếm trên đầu ngón tay như Vosco, Vinaship, Falcon... Hầu hết các công ty vận chuyển còn lại có qui mô nhỏ và không đáp ứng được các yếu tố cần thiết để cạnh tranh để hội nhập. Như vậy, Công ty Long Vân thuộc lĩnh vực này cũng không được xem là thương hiệu lớn, có tiếng tại Việt Nam?!
Những hàng hóa nào được miễn kiểm tra:
Quyết định 662/QĐ-TCHQ Quy định về phân luồng hàng hóa nhập khẩu và kiểm tra hải quan theo quy định tại Điều 5 Thông tư số 100/2010/TT-BTC quy định:
Điều 1. Quy định về phân luồng hàng hóa nhập khẩu và kiểm tra hải quan theo quy định tại Điều 5 Thông tư số 100/2010/TT-BTC.
1. Hàng hóa luồng 1: gồm hàng hóa nhập khẩu là tài liệu, chứng từ thương mại; hàng hóa nhập khẩu được hưởng chế độ ưu đãi miễn trừ theo quy định của pháp luật; hàng hóa nhập khẩu không phải nộp thuế, bao gồm hàng nhập khẩu thuộc đối tượng không chịu thuế, hàng nhập khẩu có thuế (là hàng không có hợp đồng giữa người gửi hàng và người nhận hàng) nhưng được miễn thuế theo quy định hiện hành của pháp luật, trừ hàng hóa quy định tại khoản 3 Điều này.
Về kiểm tra hải quan: hàng hóa luồng này được miễn kiểm tra thực tế hàng hóa. Trường hợp xét thấy cần thiết thì lãnh đạo Chi cục Hải quan quyết định kiểm tra xác suất theo tỷ lệ từ 1% đến 5% của cả luồng hàng. Thực hiện kiểm tra thực tế hàng hóa bằng thiết bị máy soi hàng. Nếu phát hiện lô hàng có dấu hiệu vi phạm thì tiến hành kiểm tra thực tế hàng hóa bằng biện pháp thủ công đối với toàn bộ lô hàng.
2. Hàng hóa luồng 2: bao gồm hàng hóa nhập khẩu phải nộp thuế, có trị giá khai báo đến 20.000.000 đồng (hai mươi triệu đồng).
Về kiểm tra hải quan: hàng hóa luồng này thực hiện kiểm tra thực tế 100% hàng hóa bằng thiết bị máy soi hàng. Trường hợp xét thấy cần thiết thì lãnh đạo Chi cục Hải quan quyết định kiểm tra xác suất theo tỷ lệ từ 3% đến 5% của cả luồng hàng bằng biện pháp thủ công.
3. Hàng hóa luồng 3: bao gồm hàng hóa nhập khẩu thuộc danh mục quản lý chuyên ngành, hàng hóa nhập khẩu có điều kiện, hàng hóa nhập khẩu phải nộp thuế có trị giá khai báo trên 20.000.000 đồng (hai mươi triệu đồng), hàng hóa nhập khẩu là mặt hàng thuộc diện kiểm tra trọng điểm theo quy định của cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành, hàng hóa chưa xác định được nội dung khai báo hải quan, hàng hóa có nghi ngờ về trị giá khai báo theo quy định của pháp luật.
Về kiểm tra hải quan: hàng hóa luồng này thực hiện kiểm tra thực tế 100% hàng hóa bằng biện pháp thủ công. Riêng đối với hàng hóa nhập khẩu theo loại hình đầu tư, gia công, sản xuất xuất khẩu, kinh doanh thì việc kiểm tra thực tế hàng hóa thực hiện theo quy định riêng của từng loại hình hàng hóa nhập khẩu.
Điều 2. Quy định về phân luồng hàng hóa xuất khẩu và kiểm tra hải quan theo quy định tại Điều 5 Thông tư số 100/2010/TT-BTC.
1. Hàng hóa xuất khẩu là tài liệu, chứng từ thương mại, hàng hóa được hưởng chế độ ưu đãi miễn trừ theo quy định của pháp luật, hàng hóa không phải nộp thuế (bao gồm hàng xuất khẩu thuộc đối tượng không chịu thuế, hàng có thuế nhưng được miễn thuế theo quy định của pháp luật) được phân luồng hàng hóa và kiểm tra hải quan tương tự như hàng hóa luồng 1 theo quy định tại khoản 1, Điều 1 Quyết định này.
2. Hàng hóa xuất khẩu là hàng hóa phải nộp thuế, hàng hóa thuộc danh mục quản lý chuyên ngành, hàng hóa xuất khẩu có điều kiện, hàng hóa xuất khẩu là mặt hàng thuộc diện kiểm tra trọng điểm theo quy định của cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành thì thực hiện kiểm tra thực tế hàng hóa bằng thiết bị máy soi hàng. Lãnh đạo Chi cục Hải quan quyết định đối với lô hàng cần phải kiểm tra thực tế hàng hóa bằng biện pháp thủ công.
Điều 3. Quy định dán giấy màu lên gói hàng, kiện hàng để thực hiện phân luồng thực tế hàng hóa nhập khẩu theo quy định tại điểm 1.1, khoản 1, Điều 7 Thông tư số 100/2010/TT-BTC.
Căn cứ quyết định của Chi cục Hải quan đối với nội dung khai hải quan để thực hiện luồng thực tế hàng hóa. Từng luồng hàng hóa nhập khẩu được đánh dấu bằng việc dán giấy màu khác nhau lên từng kiện hàng, gói hàng trước khi kết thúc việc phân luồng thực tế hàng hóa, cụ thể như sau:
- Hàng hóa luồng 1: dán giấy màu xanh (trừ tài liệu, chứng từ thương mại);
- Hàng hóa luồng 2: dán giấy màu vàng;
- Hàng hóa luồng 3: dán giấy màu đỏ;
Điều 4. Tổ chức thực hiện.
1. Cục trưởng Cục Hải quan các tỉnh, thành phố liên quan có trách nhiệm tổ chức thực hiện quy định này.
2. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc phát sinh vượt thẩm quyền, Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, thành phố báo cáo kịp thời Tổng cục Hải quan để được hướng dẫn giải quyết.
Về kiểm tra hải quan: hàng hóa luồng này thực hiện kiểm tra thực tế 100% hàng hóa bằng thiết bị máy soi hàng. Trường hợp xét thấy cần thiết thì lãnh đạo Chi cục Hải quan quyết định kiểm tra xác suất theo tỷ lệ từ 3% đến 5% của cả luồng hàng bằng biện pháp thủ công.
3. Hàng hóa luồng 3: bao gồm hàng hóa nhập khẩu thuộc danh mục quản lý chuyên ngành, hàng hóa nhập khẩu có điều kiện, hàng hóa nhập khẩu phải nộp thuế có trị giá khai báo trên 20.000.000 đồng (hai mươi triệu đồng), hàng hóa nhập khẩu là mặt hàng thuộc diện kiểm tra trọng điểm theo quy định của cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành, hàng hóa chưa xác định được nội dung khai báo hải quan, hàng hóa có nghi ngờ về trị giá khai báo theo quy định của pháp luật.
Về kiểm tra hải quan: hàng hóa luồng này thực hiện kiểm tra thực tế 100% hàng hóa bằng biện pháp thủ công. Riêng đối với hàng hóa nhập khẩu theo loại hình đầu tư, gia công, sản xuất xuất khẩu, kinh doanh thì việc kiểm tra thực tế hàng hóa thực hiện theo quy định riêng của từng loại hình hàng hóa nhập khẩu."
Theo Kiến thức
Vụ vận chuyển 229kg ma túy: Lãnh đạo Cty gửi lô hàng đã đi... nước ngoài Ngày 2.12, đại diện Cục Hải quan TPHCM đã trả lời báo chí xung quanh vụ vận chuyển 229kg ma túy (600 bánh heroin) "lọt" qua cửa khẩu sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất, sang đến Đài Loan (TQ) thì bị bắt giữ. Hải quan cho biết, đã xác định ai là chủ lô hàng ma túy "khủng" này. Cục phó Cục...