Những bắp hoa xanh khổng lồ, đặc sản Đà Lạt vào chính vụ
Tháng 3, nhà vườn ở Đà Lạt, (Lâm Đồng) tất bật thu hoạch atiso tươi để bán cho thương lái đưa đi các nơi tiêu thụ khi hoa đã cho cây to đều, cánh dày.
Tỉnh Lâm Đồng có gần 160 hecta trồng atiso, trong đó TP.Đà Lạt 120ha và huyện Lạc Dương khoảng 40 hecta; sản lượng mỗi năm đạt sản lượng khoảng 6.021 tấn. Vùng trồng atiso ở TP Đà Lạt vào thu hoạch khi cho cây to đều, cánh dày, người nông dân tất bật hái bông bán cho thương lái khi đây là một trong những sản phẩm đặc trưng của thành này.
Tại vườn rộng 2 hecta của anh Nguyễn Thế Hoàng, atiso được phân theo từng luống để dễ chăm sóc, theo dõi. Sáng sớm, công nhân kiểm tra từng gốc, hoa nào đạt chất lượng sẽ thu hoạch. Theo anh Hoàng, một sào anh đầu tư khoảng 40 triệu đồng, sản lượng 1,2 tấn. Năm nay, thời tiết thay đổi thất thường, một sào gia đình anh thu hoạch chỉ một tấn. Nhưng nhờ thương lái đặt mua đều, có đầu ra, nên bám trụ với nghề này đã hơn 10 năm.
Thời tiết nắng nóng, cùng với đất ẩm ướt dễ có côn trùng, nam công nhân Pinang Khuyết phải đeo găng tay, mang theo ủng và đội nón kín để làm việc. Anh Khuyết quê Ninh Thuận, tới Lâm Đồng làm việc gần 5 năm. “Công việc tại đây không quá vất vả, chủ vườn lo các chi phí sinh hoạt, chỗ ở nên mỗi tháng 6 triệu tôi vẫn dư ra để lo cho gia đình”, anh Khuyết nói.
Tại vườn của anh Hoàng thường có khoảng 4 lao động. Mỗi ngày, họ thu hoạch khoảng 300 kg hoa để kịp giao cho thương lái đặt hàng trước.
Công việc này không cần chuyên môn, nhưng phải chăm chỉ, và biết được hoa nào đủ già để thu hoạch. Người làm chỉ cần dùng liềm cắt bỏ lá xung quanh, để lại đoạn thân dài chừng 20 cm và hoa.
Lối đi tại vườn ngoằn nghèo, nằm trên đồi cao, xe không thể vào tận nơi. Trên mỗi luống trồng, người làm tạo những đường đất để dễ đi lại, tưới tiêu, chăm sóc và vận chuyển. Pinang Khuyết cùng KaTror Sấm (25 tuổi, đi trước), phải vác các sóng nhựa ra điểm tập kết cách đó khoảng 200m để xử lý.
Atiso sau khi thu hoạch được công nhân cắt tỉa gọn gàng, rồi đóng gói giao cho khách. Hiện, giá mỗi bán bông tươi giá 80.000 -300.000 đồng một kg, tùy vào bông to, nhỏ khác nhau, và thời điểm của thị trường.
Video đang HOT
Chủ vườn chủ bán hoa tươi cho các thương lái tại chợ, và đưa đi TP HCM và một số tỉnh lân cận. Atiso tươi ngoài đưa đi các nơi, người dân địa phương cũng tới vườn mua về làm trà uống, hoặc chế biến thức ăn.
Búp hoa atiso khi thu hoạch to, đều nhìn rất bắt mắt. Atiso là loại thảo dược có tính mát, vị ngọt đắng, không động, nhiều thành phần bổ dưỡng cho sức khỏe nên được mọi người lựa chọn dùng làm trà, hay chế biến các món ăn.
Ngoài trồng atiso làm thương phẩm, nông dân Đà Lạt còn hướng tới phát triển du lịch canh nông. Tới đây, du khách sẽ được thăm vườn, trải nghiệm trực tiếp hai atiso, và chụp ảnh. Lan Anh, một cô gái sinh ra và lớn lên ở Đà Lạt, mỗi khi có thời gian Lan Anh lại cùng bạn bè đến vườn ngắm hoa, chụp ảnh để lưu lại khoảnh khắc đẹp, cũng như mua hoa về để sử dụng.
Thời gian tới, ngành nông nghiệp Lâm Đồng phát triển atiso là cây dược liệu chủ đạo trong cơ cấu cây trồng của tỉnh. Đồng thời, địa phương này hướng tới việc gắn kết nông dân trồng cây này với các doanh nghiệp chuyên về sản phẩm này để nâng cao giá trị của atiso.
Tháng 3, nhà vườn ở Đà Lạt, (Lâm Đồng) tất bật thu hoạch atiso tươi để bán cho thương lái đưa đi các nơi tiêu thụ khi hoa đã cho cây to đều, cánh dày.
Tỉnh Lâm Đồng có gần 160 hecta trồng atiso, trong đó TP.Đà Lạt 120ha và huyện Lạc Dương khoảng 40 hecta; sản lượng mỗi năm đạt sản lượng khoảng 6.021 tấn. Vùng trồng atiso ở TP Đà Lạt vào thu hoạch khi cho cây to đều, cánh dày, người nông dân tất bật hái bông bán cho thương lái khi đây là một trong những sản phẩm đặc trưng của thành này.
Tại vườn rộng 2 hecta của anh Nguyễn Thế Hoàng, atiso được phân theo từng luống để dễ chăm sóc, theo dõi. Sáng sớm, công nhân kiểm tra từng gốc, hoa nào đạt chất lượng sẽ thu hoạch. Theo anh Hoàng, một sào anh đầu tư khoảng 40 triệu đồng, sản lượng 1,2 tấn. Năm nay, thời tiết thay đổi thất thường, một sào gia đình anh thu hoạch chỉ một tấn. Nhưng nhờ thương lái đặt mua đều, có đầu ra, nên bám trụ với nghề này đã hơn 10 năm.
Thời tiết nắng nóng, cùng với đất ẩm ướt dễ có côn trùng, nam công nhân Pinang Khuyết phải đeo găng tay, mang theo ủng và đội nón kín để làm việc. Anh Khuyết quê Ninh Thuận, tới Lâm Đồng làm việc gần 5 năm. “Công việc tại đây không quá vất vả, chủ vườn lo các chi phí sinh hoạt, chỗ ở nên mỗi tháng 6 triệu tôi vẫn dư ra để lo cho gia đình”, anh Khuyết nói.
Tại vườn của anh Hoàng thường có khoảng 4 lao động. Mỗi ngày, họ thu hoạch khoảng 300 kg hoa để kịp giao cho thương lái đặt hàng trước.
Công việc này không cần chuyên môn, nhưng phải chăm chỉ, và biết được hoa nào đủ già để thu hoạch. Người làm chỉ cần dùng liềm cắt bỏ lá xung quanh, để lại đoạn thân dài chừng 20 cm và hoa.
Lối đi tại vườn ngoằn nghèo, nằm trên đồi cao, xe không thể vào tận nơi. Trên mỗi luống trồng, người làm tạo những đường đất để dễ đi lại, tưới tiêu, chăm sóc và vận chuyển. Pinang Khuyết cùng KaTror Sấm (25 tuổi, đi trước), phải vác các sóng nhựa ra điểm tập kết cách đó khoảng 200m để xử lý.
Atiso sau khi thu hoạch được công nhân cắt tỉa gọn gàng, rồi đóng gói giao cho khách. Hiện, giá mỗi bán bông tươi giá 80.000 -300.000 đồng một kg, tùy vào bông to, nhỏ khác nhau, và thời điểm của thị trường.
Chủ vườn chủ bán hoa tươi cho các thương lái tại chợ, và đưa đi TP HCM và một số tỉnh lân cận. Atiso tươi ngoài đưa đi các nơi, người dân địa phương cũng tới vườn mua về làm trà uống, hoặc chế biến thức ăn.
Búp hoa atiso khi thu hoạch to, đều nhìn rất bắt mắt. Atiso là loại thảo dược có tính mát, vị ngọt đắng, không động, nhiều thành phần bổ dưỡng cho sức khỏe nên được mọi người lựa chọn dùng làm trà, hay chế biến các món ăn.
Ngoài trồng atiso làm thương phẩm, nông dân Đà Lạt còn hướng tới phát triển du lịch canh nông. Tới đây, du khách sẽ được thăm vườn, trải nghiệm trực tiếp hai atiso, và chụp ảnh. Lan Anh, một cô gái sinh ra và lớn lên ở Đà Lạt, mỗi khi có thời gian Lan Anh lại cùng bạn bè đến vườn ngắm hoa, chụp ảnh để lưu lại khoảnh khắc đẹp, cũng như mua hoa về để sử dụng.
Thời gian tới, ngành nông nghiệp Lâm Đồng phát triển atiso là cây dược liệu chủ đạo trong cơ cấu cây trồng của tỉnh. Đồng thời, địa phương này hướng tới việc gắn kết nông dân trồng cây này với các doanh nghiệp chuyên về sản phẩm này để nâng cao giá trị của atiso.
Lâm Đồng: Rực rỡ sắc hoa mai anh đào 'níu' chân du khách
Dịp giáp Tết này, trên các cung đường Dốc Đa Quý, đồi chè Cầu Đất, đường Trần Hưng Đạo, đường Trần Quý Cáp, hồ Tuyền Lâm, hồ Xuân Hương, TP Đà Lạt; Thị trấn Lạc Dương, huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng... hoa mai anh đào bung nở rộ, sắc hồng tươi báo hiệu mùa Xuân đã về.
Du khách vui chơi ngắm hoa mai anh đào
Trên các cung đường, góc phố TP Đà Lạt người dân, du khách nô nức kéo về ngắm hoa, tạo nên không khí tươi vui. Mai anh đào Đà Lạt có thân thuộc giống đào mận nhưng hoa lại thuộc dạng đơn năm cánh giống hoa mai, chính vì thế mà được gọi với cái tên là mai anh đào. Mai anh đào Đà Lạt là nét đặc trưng riêng của phố núi này, chỉ sống ở nơi có độ cao trên 1.000 m so với mặt nước biển, có khí hậu se lạnh.
Chị Lê Mỹ Hằng, một du khách đến từ Hồ Chí Minh cho biết: Mai anh đào thường nở rộ từ giữa tháng 1 đến giữa tháng 2 nên thời điểm này, gia đình chúng tôi thường chọn đi du lịch Đà Lạt để ngắm hoa. Lúc này hoa anh đào trên các cung đường Trần Hưng Đạo, Triệu Việt Vương, đường đi Trại Mát, Trương Công Định, bờ hồ Xuân Hương, trường chuyên Thăng Long hoặc THCS Phan Chu Trinh luôn rực rỡ sắc hồng. Trong tiết trời se lạnh vừa dạo phố ngắm hoa vừa chụp hình lưu niệm cùng với người thân thật tuyệt vời. Chị Nguyễn Thu Thảo, một du khách đến từ Đà Nẵng cho rằng: Mai anh đào không chỉ nở rộ trên các cung đường Đà Lạt mà một số khu vực như huyện Lạc Dương, Đức Trọng... hoa mai anh đào bung nở bạt ngàn với sắc hồng hồng tươi, đẹp đến nao lòng.
Một địa điểm mà có rất nhiều cây mai anh đào cổ thụ rực rỡ sắc hồng là núi Langbiang nổi tiếng tại huyện Lạc Dương (tỉnh Lâm Đồng), cách trung tâm thành phố Đà Lạt khoảng 20km. Tại đây phóng tầm mắt về phía núi là cả một không gian phủ đầy sắc hồng của hoa từ những cây mai anh đào hàng chục năm tuổi.vTheo những người dân sống xung quanh chân núi Langbiang, những cây mai anh đào này mọc tự nhiên và xuất hiện tại đây từ rất lâu rồi. Cứ mỗi dịp gần Tết lại bung nở làm sống động cả một khu núi rừng vốn thường ngày rất yên bình. Du khách khắp nơi cũng kéo về đây để ngắm hoa, tạo nên không khí vui nhộn và vui tươi.
Cung đường uốn lượn với sắc hoa mai anh đào vô cùng ấn tượng
Theo ông Nguyễn Viết Vân, Giám đốc Sở VHTTDL tỉnh Lâm Đồng: Tính đến nay, ở trong khu vực nội thành Đà Lạt có khoảng 3.000 cây mai anh đào, tập trung nhiều nhất là xung quanh hồ Xuân Hương và những tuyến đường lớn trong thành phố. Ngoài ra, Lâm Đồng còn có dự án không gian anh đào tại Khu du lịch quốc gia hồ Tuyền Lâm Đà Lạt, với quy mô hơn 100 ha. Trong đó 25 ha đã được nhà nước đầu tư được trồng khoảng 5 - 6 năm nay. Các doanh nghiệp du lịch ở đây cũng đã trồng và phát triển khoảng 30 ha ở nhiều khu vực trong TP Đà Lạt.
Theo ông Nguyễn Viết Vân, hằng năm, Sở còn phối hợp với các địa phương trong tỉnh tổ chức lễ hội mai anh đào để thu hút du khách đến với Đà Lạt.
Leo núi Langbiang theo con đường mòn hoang sơ Tương truyền, tên gọi Langbiang - là hai tên ghép từ câu chuyện của chàng K'lang và nàng Hbiang theo truyền thuyết của dân tộc K'Ho. Từ trung tâm thành phố Đà Lạt, men theo con đường Xô Viết Nghệ Tĩnh - Đan Kia là tới huyện Lạc Dương, nơi đỉnh núi Langbiang ngự trị sừng sững giữa nền trời xanh. Đôi thanh...