Những báo động nguy hiểm tại ‘Hố tử thần’ lớn nhất Trái đất
Hố tử thần đang lớn dần với tốc độ đáng báo động do nhiều tác động của con người như chặt phá rừng.
“Hố tử thần” Batagaika ở Siberia đang ngày một mở rộng. (Nguồn: National Geographic)
Nằm gần lưu vực sông Yana, cách thành phố Yakutsk ở Siberia, Nga, khoảng 660 km về phía Đông Bắc, miệng núi lửa Batagaika hay “hố tử thần” thuộc hàng lớn nhất thế giới, có chiều dài 1km và sâu 50m.
Tuy nhiên, khu vực này đang nhận nhiều báo động nguy hiểm bởi miệng hố đang lớn dần với tốc độ chóng mặt.
Những yếu tố khiến hố tử thần lớn dần là do băng trong khu vực tan chảy nhanh chóng làm miệng hố sâu hơn. Thêm nữa do tác động của con người tự nạn chặt phá rừng dẫn tới nguy cơ sụt lún nguy hiểm cho người dân sống xung quanh đó.
Hiện tượng mở rộng phần nhiều liên quan tới yếu tố tác động của con người. (Nguồn: National Geographic)
Vùng lãnh nguyên Siberia vốn là nơi có nhiều hố sụt khổng lồ, được gọi là “Megaslump”. Chúng hình thành do lớp đất đóng băng vĩnh cửu tan chảy. Trong số đó, hố tử thần Batagaika được chú ý hơn cả. Người dân địa phương còn gọi nó là “cổng địa ngục”.
Theo hình ảnh từ thiết bị viễn thám, miệng hố đang mở rộng 20m – 30m mỗi năm. Hiện lớp đất đóng băng vĩnh cửu vẫn đang tiếp tục tan chảy. Nói cách khác, băng biến thành nước rồi bốc hơi hoặc tan chảy và các trầm tích còn sót không được giữ lại bởi băng sẽ lắng xuống.
Từ trên cao nhìn xuống, việc Batagai bị tan băng trông giống như một đường kéo dài từ Đông Bắc tới Tây Nam với một bức tường băng thẳng đứng gần 17m ở rìa phía Tây Nam.
“Cổng địa ngục” nhìn từ trên cao.
Có thể thấy, những yếu tố trên khiến miệng hố tử thần đang ngày một “nở rộng” trầm trọng hơn. Điều này làm tăng lượng khí CO2 và metan vào khí quyển, khiến quá trình biến đổi khí hậu diễn ra nhanh hơn.
Theo Giáo sư địa chất Julian Murton đến từ trường Đại học Sussex, những vấn đề này bắt đầu xuất hiện từ khoảng năm 1950. Đó là thời điểm những hoạt động của con người như thăm dò khoáng sản, chặt cây lấy gỗ khiến lớp đất đóng băng vĩnh cửu trở nên kém ổn định. Do vậy con người phải rất cẩn thận.
Cánh đồng địa nhiệt Dallol: Vẻ đẹp của tử thần
Dallol là một ngọn núi lửa có hình nón vô cùng đẹp mắt nằm trong vùng suy thoái Danakil, phía đông bắc dãy Erta Ale ở Ethiopia, châu Phi, được hình thành do sự xâm nhập của magma bazan vào các mỏ muối Miocene và hoạt động thủy nhiệt.
Chúng ta vẫn cho rằng chỉ có Trái đất hoặc những nơi có nước mới mang lại sự sống cho con người và các loài sinh vật. Tuy nhiên, cũng có những nơi nước không phải là sự sống như chúng ta vẫn tưởng, có nước mà sự sống không thể tồn tại.
Các nhà nghiên cứu đã xác nhận sự vắng mặt của các loài vi khuẩn trong những vùng nước nồng độ muối, axit đậm đặc và nhiệt độ cao tại cánh đồng địa nhiệt Dallol ở Ethiopia.
Dallol là một ngọn núi lửa có hình nón vô cùng đẹp mắt nằm trong vùng suy thoái Danakil, phía đông bắc dãy Erta Ale ở Ethiopia, châu Phi, được hình thành do sự xâm nhập của magma bazan vào các mỏ muối Miocene và hoạt động thủy nhiệt. Nơi đây thấp hơn mực nước biển khoảng 100 m, chứa nhiều đá đỏ, quặng lưu huỳnh và mỏ muối.
Các nhà địa chất cho rằng những mỏ muối được tạo nên theo thời gian từ những trận lũ gần Biển Đỏ tràn qua.
Trong lịch sử, các vụ phun trào độc hại đã diễn ra ở đây vào năm 1926. Tháng 10-2004, magma bên dưới Dallol bị rò rỉ. Một vụ phun trào phreatic (tầng chứa nước) cũng đã xảy ra vào tháng 1-2011.
Cái tên Dallol được đặt theo ngôn ngữ Afar địa phương, có nghĩa là "hủy diệt" để mô tả cảnh quan của các ao axit xanh (giá trị pH nhỏ hơn 1), đồng bằng sa mạc sắt, lưu huỳnh và muối tạo thành nhiều màu sắc rực rỡ như xanh lá cây, vàng, cam và nâu.
Có thể nói, Dallol là một thế giới nước rất huyền ảo và rực rỡ, với sự hòa trộn của nhiều màu sắc. Từ xa nhìn lại, khung cảnh màu vàng rực rỡ, đẹp tựa thiên đường, cho ta cảm giác như lạc vào một thế giới khác, nhưng thực tế, nước suối nóng bão hòa muối và khí gas cực kỳ độc hại, bên dưới lại có ngọn núi lửa đang âm ỉ hoạt động nên chẳng có ai dám đến gần.
Chính vì thế, Dallol được mệnh danh là "Địa ngục nước" hay "nơi duy nhất trên Trái đất không sinh vật nào tồn tại".
Ở đây, nhiệt độ thông thường trong mùa đông cũng có thể đạt ngưỡng 45 độ C và tràn ngập các bể có nồng độ axit và muối đậm đặc với các tỷ lệ pH ở mức thấp. Và cũng bởi môi trường cực kỳ khắc nghiệt ấy mà khu vực này từ lâu đã khiến giới khoa học cực kỳ lưu tâm.
Theo một nghiên cứu năm 2019 cho biết, các vi sinh vật có thể phát triển trong môi trường hội tụ những điều kiện khắc nghiệt, tức có thể cùng song song tồn tại các yếu tố nóng, mặn, axit, do đó các tác giả cho biết Dallol như một ví dụ về những giới hạn của sự sống, giống như một nơi thuộc thời kỳ sớm của sao Hỏa.
Tuy nhiên, nhóm các nhà nghiên cứu Pháp - Tây Ban Nha do nhà sinh học Purificación Lopez Garcia của Trung tâm Nghiên cứu Khoa học quốc gia Pháp lại có những kết luận hoàn toàn khác. Theo họ, không hề có sự sống ở những vùng ngập nước vô cùng khắc nghiệt ở Dallol.
"Sau khi phân tích nhiều mẫu vật hơn cả những công trình nghiên cứu trước đây, với việc kiểm soát thích hợp để không làm ảnh hưởng đến chất lượng mẫu và một phương pháp hiệu chuẩn chính xác, chúng tôi đã kiểm tra lại là không hề có sự sống của các vi khuẩn tại các bể nước nóng có nồng độ muối và axit đậm đặc hay trong các hồ nước mặn giàu magiê liền kề đó", López García nói.
Ông cũng cảnh báo, dưới kính hiển vi thì một số chất kết tủa khoáng chất giàu silic ở Dallol có thể trông giống như những tế bào vi khuẩn, vì vậy cần phải phân tích mẫu vật một cách cẩn thận "trong những nghiên cứu khác, có thể là ô nhiễm các mẫu vật với vi khuẩn cổ từ các vùng lân cận, các hạt khoáng có thể được coi như các tế bào hóa thạch, khi trong thực tế là chúng được hình thành một cách tự phát trong nước mặn, nơi không có sự sống tồn tại".
"Thêm vào đó, nghiên cứu của chúng tôi cho thấy bằng chứng là có nhiều nơi trên bề mặt Trái đất như các bể nước ở Dallol đều là vô trùng ngay cả khi chúng chứa đầy nước ở dạng lỏng", Lopez Garcia nhấn mạnh. Điều đó có nghĩa là sự hiện diện của nước ở dạng lỏng trên một hành tinh, vốn thường được coi là một yếu tố cho thấy có thể ở được, thì cũng chưa chắc là nơi đó có sự sống.
Tuy nhiên Lopez Garcia chỉ ra rằng môi trường khắc nghiệt của Dallol chính là nơi tuyệt vời để nghiên cứu về những giới hạn của sự sống.
Mặc dù mang vẻ đẹp rực rỡ như chốn bồng lai tiên cảnh và du khách hoàn toàn vẫn có thể ghé thăm nơi này, nhưng Dallol vẫn là địa điểm không được khuyến khích chào đón các du khách vì quá nguy hiểm.
Trần Đức Tân
Theo cstc.cand.com.vn
Vật chất có trong vũ trụ trị giá 2.700 nghìn tỷ USD mỗi gram Phản vật chất được xem là loại đắt nhất và nguy hiểm nhất Trái Đất. Một muỗng cà phê chất này có thể phá hủy cả thành phố lớn.