Những bằng chứng của sự luân hồi (Kỳ 3): Chàng phi công tái sinh
“ Máy bay bốc cháy, máy bay lao xuống đất!” – Tiếng thét hàng đêm của cậu bé hai tuổi James khiến cha mẹ cậu bé cùng các nhà khoa học phải đi tìm lời giải đáp.
James Huston bên cạnh chiếc Corsair
Khi đọc những bằng chứng về sự trùng khớp giữa chàng phi công cùng tên James và cậu bé, chắc chắn tất cả chúng ta đều phải tự hỏi “Liệu có kiếp luân hồi?”. Ý nghĩ về sự tái sinh của chàng phi công trẻ trong chiến tranh thế giới thứ hai dường như quá vô lý nhưng đó là sự thật.
Manh mối từ những giấc mơ
Những tiếng thét đau đớn như chọc thủng bầu không khí yên tĩnh của đêm. “Máy bay bốc cháy, máy bay lao xuống mặt đất”. Cậu bé hai tuổi James đang quằn quại trên giường trong nỗi sợ hãi kinh hoàng. Hai chân thằng bé đá vào không khí, còn hai tay bám víu thành giường như thể đang cố gắng thoát khỏi một cái quan tài. Cha cậu bé, ông Bruce, nhớ lại: “Tôi trông nó giống như một phù thủy đang đuổi tà ma. Đầu của nó cứ quay qua quay lại. Sau đó tôi nghe Jamse nói gì đó, nó nói đi nói lại liên tục rồi gào lên: “Máy bay bốc cháy, một vài người không thể thoát khỏi đó!”.
Đối với cha mẹ cậu bé, họ cảm thấy sốc. Viễn cảnh hàng đêm của con trai họ thật đáng buồn. Đối với các chuyên gia, đây là trường hợp rất khó hiểu. Khi những cơn ác mộng ngày càng trở nên tồi tệ hơn, đứa trẻ bắt đầu thét lên tên của một vài người đàn ông không thể thoát khỏi chiếc máy bay. Đó là James – người phi công tử nạn, giống tên của cậu bé. Trong giấc mơ, nó cũng kêu lên những cái tên “ Jack Larsen”, “ Natoma” và “Corsair”…
Cậu bé James và cha mẹ
Cha của James Leininger, ông Bruce lúng túng và bế tắc trước những giấc mơ của con. Trong nỗ lực tuyệt vọng đi tìm câu trả lời cho những rắc rối mà con trai ông phải chịu đựng hàng đêm, ông bắt tay thực hiện một dự án nghiên cứu trong 3 năm về sự ám ảnh, dựa vào những hành động bộc phát và những cái tên mà cậu con trai thét gọi trong mơ. Trong quá trình nghiên cứu, ông đã phát hiện ra nhiều điều ngạc nhiên và hết sức lạ thường từ hành vi của con trai mình. Và ông bắt đầu tin rằng James là hiện thân của người phi công chiến đấu trong chiến tranh thế giới thứ hai. Đó là một anh hùng đã bị bắn hạ trong máy bay và đã cố gắng để thoát khỏi máy bay khi nó đang bốc cháy.
Mọi chuyện bắt đầu vào ngày 1/5/2000, chỉ 3 tuần trước sinh nhật lần thứ hai của mình, James vẫn là một đứa trẻ hạnh phúc và vui tươi sống trong một gia đình bình dị ở Miền Nam Louisiana. Đêm đó, mẹ của cậu bị đánh thức bởi tiếng thét giữa đêm khuya của cậu. Bà chạy vào phòng cậu bé và ôm lấy cậu khi cậu đang dẫy dụa, cố sức thoát khỏi một cái gì đó. Giấc mơ lặp lại suốt tuần. Cậu bé bắt đầu nói lảm nhảm, la hét về máy bay.
Video đang HOT
Khi hai vợ chồng dẫn James vào một cửa hàng đồ chơi, Andrea kêu lên: “James, con nhìn kìa, chiếc máy kia có một quả bom bên dưới”. James phản đối ngay lập tức: “Không phải bom đâu mẹ, đó là bình xăng”. Cậu bé còn giải thích thêm về bình xăng đó như thể cậu là một chuyên gia quân sự. Trong những cơn ác mộng tiếp theo, bà đã hỏi cậu: “Ai là người đàn ông nhỏ?”. “Con” – cậu bé trả lời. Người cha hỏi: “Chuyện gì đã xảy ra trên chuyến bay của con?”. James đáp: “Nó bị cháy”. “Tại sao?”- Ông hỏi tiếp. “Nó bị bắn”. Sau đó thì James im lặng, ba mẹ cậu bé cũng không hỏi thêm gì nữa.
Lên 3 tuổi, James thích chơi những trò chơi về chiến tranh với những nhân vật như những người lính Mỹ Billy, Walter và Leon.. cậu nói đó là những người cậu gặp trên thiên đường. Nó cũng thích vẽ những cảnh chiến đấu với đạn, bom và máy bay. Ngoài ra, cậu còn vẽ chiếc Wildcat và Corsair và gọi tên những chiếc máy bay Nhật là Zekes và Bettys. Cậu chỉ tay vào chiếc Corsair và nói: “Đó là chiếc Corsair, họ thường làm căn lốp và luôn rẽ trái trước khi cất cánh”. Cậu cũng gọi trong bộ đàm đồ chơi: “Roger, 0 độ lúc 6 giờ, hạ nó ngay!”, sau đó cậu lăn ra nhà, và nói: “Máy bay con bị bắn hạ, con đang nhảy dù!”. Khi đi xem triển lãm hàng không, cậu nói với mọi người rằng cậu muốn trở thành phi công lái chiếc F18 Super Hornet.
James và chị gái Anne của James Huston
Những bằng chứng thuyết phục
Bà Andrea lờ mờ hiểu ra một điều gì đó, bà nói với chồng về sự tái sinh, có lẽ James đã sống qua một đời trước đó. Ban đầu ông Bruce phản ứng một cách giận dữ. Tuy nhiên, ông cũng kiên trì hỏi con trai những câu hỏi xa hơn: “Con có nhớ loại máy bay mà người đàn ông đó lái không?”. “Một chiếc Corsair” – James trả lời không chút nghĩ ngợi và liên tục gào thét tên chiếc máy bay này trong giấc mơ của mình. Ông Bruce biết đây là loại máy bay được sử dụng trong chiến tranh thế giới thứ II. Sau đó ông hỏi tiếp: “Con có nhớ máy bay của con cất cánh ở đâu không?”. James trả lời: “Trên một con tàu”, cậu còn chắc chắn rằng tên con tàu đó là Natoma. Sau đó, Bruce nghiên cứu về chiến tranh thế giới thứ II và vô cùng ngạc nhiên khi biết được con tàu Natoma chính là một trong những chiếc tàu làm sân bay trong thế chiến thứ II.
Vào dịp Giáng sinh, Bruce mua cuốn sách “ Trận Iwo Jima” ( Battle of Iwo Jima) làm quà tặng cho cha của mình. James vô tình thấy quyển sách và đã chỉ vào bức hình trong cuốn sách rồi nói: “Cha ơi, đó là khi máy bay của con bị bắn hạ”. Bruce đã chạy ngay vào phòng làm việc của mình, mở cuốn từ điển về tàu chiến của Hải Quân Mỹ, trong đó có thông tin Vịnh Natoma đã hỗ trợ hải quân Mỹ trong trận Iwo Jima năm 1945. Ông Bruce vô cùng hoang mang, đứa trẻ hai tuổi đang nói chuyện gì đây? Tiếp theo, James còn tiết lộ tên một người bạn thân nhất: Jack Larsen, anh ấy cũng là phi công.
James và Ông Jack Larsen
Bruce quyết định tìm Jack Larsen để chứng minh với vợ mình rằng không hề có “sự tái sinh”. Ông đóng vai là người viết sách về chiến tranh, liên lạc với Hội cựu chiến binh của Vịnh Natoma. Còn bà Andrea liên lạc với Carol Bowman, tác giả cuốn sách về sự tái sinh. Bà cho rằng: “Manh mối đang nằm ở chỗ James, lứa tuổi mà những cơn ác mộng bắt đầu, cái chết được nhớ lại. Tất cả đều nhất quán với những đứa trẻ đã trải qua một đời sống trước đó”.
Cuối cùng ông Bruce cũng tìm được James Huston trong danh sách 18 người bị tử nạn ở Natoma và liên lạc được với người bạn thân của James là Larsen. Larsen nói rằng: “James là một người tốt, anh đã tự nguyện đến nơi nguy hiểm đó”. Larsen đã kể thật nhiều về người bạn James của mình với nhiều điểm tương đồng với những gì James đã kể với ông.
Cậu bé James tiếp tục nói với cha rằng: “Con biết cha là một người cha tốt, nên con chọn cha làm cha của con”. Ông Bruce run rẩy hỏi: “Con đã tìm thấy cha mẹ ở đâu?”. James nói: “Ở Hawaii, trong một khách sạn màu hồng ngoài biển” – Nó đáp lại một cách kỳ quái và còn mô tả đó là dịp kỷ niệm lần thứ 15 ngày cưới của cha mẹ mình. Và 5 tuần sau đó bà Andrea có thai. Cậu cũng nói rằng lúc đó cậu chọn họ để đưa nó trở về thế giới con người.
Cuối cùng, Bruce và Andrea tìm được người thân cuối cùng còn sống của James Huston – đó là chị gái ông 84 tuổi, bà Anne. Bà còn giữ bức ảnh trên bến tàu của James với một phi đội trẻ, ở phía sau là chiếc Corsair, đúng như những gì James đã mô tả.
Bruce nói: “Mục đích của việc nghiên cứu những chuyện xảy ra với con trai tôi là để chứng minh rằng tất cả chỉ là một sự trùng hợp. Nhưng tôi đã càng tiến lại gần và gần hơn nữa những thứ nguy hiểm. Nó giống như đặt tay tôi vào lửa”. Ông nói thêm – “Linh hồn đó sống mãi. Linh hồn của James Huston đã trở về với chúng ta. Tại sao ư? Tôi không bao giờ biết được. Có những thứ không thể giải thích và không thể biết”.
Theo Xahoi
Những câu chuyện luân hồi (Kỳ 1): Vết sẹo minh chứng sự luân hồi
Vào năm 1945, ông Victor Vincent, một cư dân Sitka, Alaska cho bà Chotkin biết rằng sau khi qua đời, ông sẽ đầu thai làm con trai của bà.
Vòng luân hồi
Sau một thời gian ông qua đời, bà Chotkin đã sinh hạ một cậu con trai đặt tên là Corliss, cậu bé có tất cả những đặc điểm mà người bạn của bà đã nói trước đó.
Đầu thai làm con trai của bạn
Trước khi qua đời, ông Victor Vincent đã nói với bà Chotkin rằng ông có một niềm khao khát là kiếp sau sẽ đầu thai làm con trai của bà. Bản thân ông Vincent mắc chứng nói lắp, nhưng ông nói rằng con trai bà sẽ không mắc chứng đó giống như ông. Để bà Chotkin nắm rõ thêm những đặc điểm cụ thể về mình, ông Vincent đã kéo áo và chỉ cho bà những vết sẹo ở lưng - kết quả của một lần phẫu thuật. Những lổ tròn nhỏ của những mũi khâu trông rất rõ rệt. Ông ấy cũng chỉ cho bà một vết sẹo ở cánh mũi phải từ một cuộc phẫu thuật khác. Ông nói với bà rằng, trong cuộc đời tiếp theo, khi ông làm con trai của bà, đứa bé con bà cũng sẽ có những vết sẹo đó trên cơ thể y hệt như vậy. Đó chính là những đặc điểm cơ bản để bà Chotkin có thể nhận ra ông Victor Vincent tái sinh.
Một năm sau thì ông Vincent qua đời. 18 tháng sau đó, bà Chotkin sinh hạ một cậu bé trai đặt tên là Corliss. Trên cơ thể của Corliss có những vết sẹo đúng như những vết sẹo có trên cơ thể của ông Vincent. Vết sẹo trên lưng cũng có những dấu chấm tròn nhỏ xếp thành hàng giống như những mũi khâu vết thương.
Khi Corliss biết nói, bà Chotkin cố gắng dạy con tự nói tên mình là Corliss, nhưng em nói lại với mẹ:"Mẹ không biết tên con à? Con là Kahkody!". Kahkody là tên thân mật của Victor Vincent. Bà hoàn toàn bất ngờ, vì chưa bao giờ vợ chồng bà nói với con cái tên Kahkody. Không chỉ có những đặc điểm tương đồng về ngoại hình, Corliss còn có thể nhận ra ngay lập tức nhiều người quen của Vincent. Khi Corliss hai tuổi, em tình cờ nhìn thấy con trai của Vincent trên đường phố, em kêu lên:"Con trai tôi, William kìa!". Không chỉ nhận ra William, em còn có nhận ra cả con dâu của Vincent (tức vợ của William) khi em ngồi trong xe đẩy đi với mẹ ra bến tàu Sitka. Em nhảy chồm lên: "Susie của tôi đây rồi!". Năm 3 tuổi, Corliss mặc nhiên nhận ra người vợ góa của Victor Vincent và gọi đúng tên bà ta, Rose. Em nhận ra bà ta trong một đám đông trước khi mẹ em nhìn thấy.
Corliss còn có thể cung cấp chi tiết một danh sách những sự kiện cụ thể đã xảy ra trong cuộc đời của Victor Vincent. Corliss đã kể lại một trong số những câu chuyện mà Vincent trải qua như sự cố trong một lần Vincent đi câu. Động cơ con tàu của Vincent bị hỏng và khiến ông bất lực ở g một trong những dòng kênh nguy hiểm ở miền Đông Nam Alaska. Vincent muốn gây chú ý với những con tàu nào đi qua bằng cách mặc bộ đồng phục của đội quân cứu tế mà ông mang theo và đứng trên mũi tàu. Một con tàu có tên gọi Ngôi Sao Phương Nam đã cứu ông. Bà Chotkin nghe ông Vincent kể câu chuyện này nhưng bà chắc một điều rằng vợ chồng bà chưa bao giờ kể lại với Corliss.
Tiến sĩ Ian Stevenson
Trong một dịp khác, bà Chotkin đưa Corliss về căn nhà cũ mà gia đình bà sở hữu trong khi Vincent còn sống. Corliss đã chỉ chính xác căn phòng mà vợ chồng Vincent đã ở mỗi khi đến thăm nhà bà Chotkin, dù cho căn nhà đã được trang trí khác đi và không dùng làm phòng ngủ nữa.
Bà Chotkin còn cho biết rằng một số hành vi Corliss rất giống của Victor Vincent như Corliss chải tóc phía trước trán như cách mà Vincent đã làm, dù bà đã cố gắng chỉ Corliss để chải mái tóc hai mái. Như đề cập ở trên, Vincent mắc tật nói lắp. Trước khi qua đời, ông mong rằng khi đầu thai ông không mắc tật này nhưng Corliss cũng nói lắp nghiêm trọng và phải tham gia vào lớp trị liệu ngôn ngữ khi 10 tuổi. Ngoài ra, Corliss cũng có những sở thích giống Vincent là điều khiểu những con tàu và cuộc sống nơi sông nước. Corliss đã làm cha mẹ ngạc nhiên khi em tự sửa chữa các động cơ thuyền mà không cần qua bất cứ trường lớp đào tạo nào. Cả Vincent và Corliss đều thuận tay trái.
Vết sẹo trên cơ thể liên quan đến kiếp trước
Lúc bấy giờ, nhiều nhà phê bình đều cho rằng bà Chotkin đặt điều, bịa chuyện, gian dối để kiếm tiền nhưng tất cả đều phải câm lặng trước bảng báo cáo về sự thật mà Tiến sĩ Stevenson công bố. Những lời buộc tội bà làm giả hiện trường vì tiếng tăm bị bác bỏ bởi sự thật hiếm người (kể cả con gái của bà) nhận ra rằng bà tin Corliss là Victor Vincent tái sinh. Sự khẳng định rằng bà giả những vết sẹo thì càng khó tin hơn vì bà chỉ là một người nội trợ bình thường không thể tiếp cận đến thiết bị thí nghiệm tinh vi để làm giả các vết sẹo trên cơ thể Corliss như vậy.
Tiến sĩ Stevenson đã nghiên cứu hàng trăm trường hợp tương tự như của Corliss là có những vết sẹo đặc biệt để chứng minh cho sự tái sinh của mình. Và trong khoảng ba mươi trường hợp ông đã thu được chứng thực độc lập (trong biểu mẫu của hồ sơ y tế hoặc khám nghiệm tử thi) về những vết sẹo trên cơ thể của những người kiếp trước. Có nhiều trường hợp những đứa trẻ cho biết chúng bị sát hại, đâm chém, tai nạn nên có những vết sẹo như vậy trên cơ thể. Có khi chính vết sẹo đó gây cho người kiếp trước bị tử vong. Stevenson cho biết: "Vết sẹo và các dị tật bẩm sinh liên quan đến người kiếp trước đã cung cấp bằng chứng mạnh mẽ cho việc tái sinh, đó chính là cách giải thích tốt nhất cho các trường hợp đầu thai này. Chỉ có khoảng mười hai trường hợp mẹ và cha của đứa trẻ chưa bao giờ nghe nói về tiền kiếp trước đó cho đến khi đứa bé ra đời ".
Tiến sĩ Ian Stevenson (đại học Virginia, Mỹ) đã dành trọn 40 năm qua cho những bằng chứng khoa học về ký ức quá khứ của những đứa trẻ trên khắp thế giới. Ông đã kiểm chứng hơn 3.000 trường hợp. Tính đến thời điểm này, nhiều người, bao gồm cả những người theo chủ nghĩa hoài nghi và cả các học giả đều đồng ý rằng các trường hợp này cung cấp bằng chứng tốt nhất về kiếp luân hồi. Những đứa trẻ cho biết chi tiết về về kiếp trước của mình, còn những người của kiếp trước đầu thai vào đứa trẻ sẽ cho cha mẹ chúng biết về sự tái sinh của họ.
Theo Xahoi
Vụ cháy máy bay ở Mỹ: Người thứ 3 qua đời Một cô gái bị thương trong vụ tai nạn máy bay của hãng Asiana ở Mỹ hồi tuần trước đã qua đời trong bệnh viện, nâng số nạn nhân thiệt mạng lên 3 người. Ngày 12/7, bệnh viện San Francisco cho biết một cô gái nữa đã qua đời vì bị thương quá nặng trong vụ tai nạn cháy máy bay của hãng...