Những “bang chủ” phía sau quyền lực Chu Vĩnh Khang
Dư luận cho rằng, liên quan tới vụ án của ông Chu Vĩnh Khang có nhiều người và họ được phân thành “bang Tứ Xuyên”, “bang thư ký”, “bang chính pháp”. Và người được coi là “bang chủ bang dầu khí” là Chu Bân.
Ngày 30-7, báo chí Trung Quốc đưa tin, cơ quan chức năng đã ra lệnh bắt giữ Chu Bân, con trai cả của ông Chu Vĩnh Khang vì “liên quan đến các hoạt động kinh doanh phi pháp”. Nhưng trước đó, Chu Bân đã bị tạm giữ sau khi chuẩn bị rời Singapore đến Mỹ tháng 12-2013. Chu Bân được coi là đầu mối chủ chốt trong đế chế kinh doanh của gia đình họ Chu. Và mẹ vợ Chu Bân (bà Chiêm Mẫn Lợi) và Chu Phong, cháu trai ông Chu Vĩnh Khang cùng chị vợ anh này cũng đóng vai trò quan trọng trong vụ án này.
Chu Bân được cho là sở hữu một số tài sản ở California, New Jersey và Texas, Mỹ (từ bất động sản đến ngành thủy điện). Cuộc đời và sự nghiệp của Chu Bân có thể nói ngắn trong một câuđược tạo nên từ tiền bạc và quyền lực của bố. Bởi sinh năm 1972, nhưng đã tới Texas, Mỹ từ năm 1993 để học và trong thời gian ở Mỹ, Chu Bân đã gặp người bạn đời của mình, một gia đình có liên quan đến ngành dầu mỏ. Chu Bân trở về Trung Quốc vào đầu những năm 2000 với tấm bằng thạc sĩ quản lý quốc tế của trường Đại học Texas, Dallas, Mỹ. Năm 2003, Chu Bân thành lập Công ty Công nghệ Năng lượng Ánh dương Trung Húc (Công ty Zhongxu Sunshine Energy Technology).
Một năm sau (2004), mẹ vợ Chu Bân đầu tư 4 triệu NDT để thành lập một công ty khác và chỉ một thời gian ngắn sau, công ty này đã hợp tác với CNPC, nơi ông Chu Vĩnh Khang từng lãnh đạo trong một thời gian dài, trước khi làm Bộ trưởng Công an. Chỉ khoảng 10 năm, Chu Bân đã xây dựng doanh nghiệp của mình từ một công ty vô danh, đăng ký trụ sở tại một căn hộ dân sinh, thành tập đoàn có trị giá hàng trăm triệu NDT.
Trùm xã hội đen Lưu Hánngười từng quan hệ khá mật thiết với Chu Bân, bật khóc trong phiên tòa sơ thẩm
Nghe nói, chiến lược kinh doanh của Chu Bân rất đơn giảnkiếm những dự án nhà nước với giá rẻ sau đó bán lại với giá cao gấp nhiều lần. Thậm chí dự án đầu tư với CNPC (bao gồm việc nâng cấp hệ thống quản lý bán lẻ của 8.000 trạm xăng tại nhiều tỉnh thành) không có hồ sơ đấu thầu. Theo giới kinh tế, CNPC là một trong những tập đoàn dầu lửa lớn nhất thế giới với mức doanh thu năm 2013 là 432 tỉ USD. Theo tạp chí Tài Kinh, trong 2 năm 2007-2008, Chu Bân thu hơn 500 triệu NDT lợi nhuân từ việc bán lại dự án mỏ dầu ở tỉnh Thiểm Tây. Chu Bân và mẹ vợ từng đầu tư vào 2 nhà máy thủy điện trên sông Đại Đô với mức thu nhập hàng năm đạt 900 triệu NDT.
Video đang HOT
Ngoài ra, Chu Bân còn bị cho là kiếm lợi thông qua các hợp đồng làm ăn lớn, mua và bán lại đất công, can thiệp vào các dự án dầu khí, hối lộ quan chức, thu tiền bảo kê… Chu Bân và vợ là Hoàng Uyển đã thành lập Công ty TNHH truyền bá văn hóa Bác Thượng do mẹ vợ là Chiêm Mẫn Lợi làm giám đốc. Bởi vợ Chu Bân đặc biệt hứng thú với sản xuất phim và chương trình truyền hình. Năm 2009, một công ty sản xuất phim được thành lập với số vốn 50 triệu NDT dưới tên của bà Chiêm Mẫn Lợi và năm 2011, công ty này đổi tên khi có tổng tài sản đạt 128 triệu NDT. Nghe nói, mẹ vợ Chu Bân còn là cổ đông lớn của hơn chục công ty, là cổ đông lớn nhất của Beijing Hai Tian Yong Feng Oil Sales Co. (công ty được thành lập năm 2003 và giải thể năm 2009).
Ngày 14-8, tại hội thảo chống tham nhũng ở Bắc Kinh, Phó Trưởng ban Uỷ ban Kiểm tra và kỷ luật Trung ương Hoàng Thụ Hiền cho biết, trong 6 tháng đầu năm 2014, Uỷ ban Kiểm tra và kỷ luật Trung ương đã xử lý 84.000 người vi phạm kỷ luật đảng và chính quyền, tăng hơn 30% so với cùng kỳ năm ngoái. Cũng theo con số thống kê cho thấy, trong 5 tháng đầu năm nay, gần 63.000 quan chức đã bị khai trừ khỏi đảng. Theo tờ Tin tức Bắc Kinh, có tới 29 trong số 85 quan chức từng bị bãi chức kể từ năm 2008 được tái bổ nhiệm (hơn 1/3) vào những vị trí khác với các cấp bậc khác nhau. Và nếu không tính những người bị mất chức vì “có lối sống không phù hợp” thì tỉ lệ tái bổ nhiệm vào khoảng 50%.
Tỉnh trưởng Sơn Tây Mạnh Học Nông, Phó tỉnh trưởng Giang Kiến Dân, Bí thư thành ủy Lâm Phần Hạ Chấn Quý và Thị trưởng Lưu Chí Kiệt đều bị cách chức sau vụ vỡ bể chứa phế phẩm quặng sắt ở thành phố Lâm Phần, tỉnh Sơn Tây, khiến 227 người chết hồi tháng 9- 2008 đều được tái bổ nhiệm. Sau khi được bổ nhiệm làm Phó bí thư Ủy ban Lao động trực thuộc trung ương, ông Mạnh Học Nông tiếp tục trở thành người đứng đầu Ủy ban Pháp lý và Xã hội thuộc Ủy ban toàn quốc Hội nghị Chính trị Hiệp thương nhân dân Trung Quốc. Còn ông Giang Kiến Dân hiện là Phó tỉnh trưởng tỉnh Thanh Hải, ông Hạ Chấn Quý giữ chức Phó trưởng ban Uỷ ban Mặt trận tỉnh Sơn Tây và ông Lưu Chí Kiệt là Phó giám đốc Sở Nông nghiệp, tỉnh Sơn Tây.
Ngày 7-8, Tòa án Nhân dân tỉnh Hồ Bắc đã tuyên y án tử hình đối với trùm xã hội đen Lưu Hán và em trai hắn Lưu Duy sau khi những bị cáo này có đơn kháng án sơ thẩm. Bởi trước đó (23-5), Lưu Hán và Lưu Duy cùng 34 bị cáo khác đã bị xét xử tại 5 tòa án ở thành phố Hàm Ninh, tỉnh Hồ Bắc. Trong đó, Lưu Hán và Lưu Duy bị kết án tử hình. Phiên toà xét xử tỷ phú Lưu Hán (từ 31-3) được dư luận đặc biệt quan tâm bởi trùm xã hội đen giàu nhất, có ảnh hưởng lớn nhất tại quốc gia hơn 1,34 tỷ người từng quan hệ khá mật thiết với Chu Bân, con trai cả của ông Chu Vĩnh Khang. Được biết, Lưu Hán từng bỏ tiền để mua lại 2 dự án kinh doanh do vợ Chu Bân (bà Hoàng Uyển) đứng tên với giá “trên trời” để lấy lòng con trai Bộ trưởng Công an.
Theo PetroTimes
Hội nghị Bắc Đới Hà kết thúc, vụ Chu Vĩnh Khang vẫn chưa thể định đoạt
Chu Vĩnh Khang vẫn là tiêu điểm của hội nghị thượng đỉnh này cho thấy việc đánh đổ 1 cựu ủy viên Thường vụ Bộ chính trị không phải chuyện dễ dàng.
Thông tin về vụ điều tra Chu Vĩnh Khang vẫn đang thu hút sự chú ý đặc biệt từ dư luận trong và ngoài Trung Quốc với nhiều tình tiết bí ẩn.
Tạp chí Minh Kính số 55 xuất bản tại Hồng Kông cho biết, các tập đoàn quyền lực cấp cao Trung Quốc đã chuẩn bị sẵn từ trước để gây áp lực liên tục lên Tập Cận Bình, Vương Kỳ Sơn và Lý Khắc Cường trong vụ việc xử lý Chu Vĩnh Khang, Quách Bá Hùng trong hội nghị Bắc Đới Hà năm nay vừa kết thúc.
Trần Tiểu Bình, giám đốc xuất bản tạp chí Minh Kính cho biết, nguồn tin thân cận của tạp chí này cho biết các "nguyên lão chính trị" hàng đầu Trung Quốc đã yêu cầu Tập Cận Bình truy cứu các thành viên gia đình, thư ký và thuộc hạ của Chu Vĩnh Khang, nhưng chỉ xử lý Khang trong nội bộ đảng, không đưa ra tòa xét xử công khai.
Cũng theo Trần Tiểu Bình, nội dung nghị sự của hội nghị Bắc Đới Hà 2014 khá nhiều, tóm lại gồm 2 vấn đề chính là chống tham nhũng và định hướng chính sách. Chống tham nhũng tập trung vào 3 nhân vật: Chu Vĩnh Khang, Lệnh Kế Hoạch và Quách Bá Hùng; Chính sách và sự vụ kinh tế theo quan điểm quản lý nhà nước bằng luật pháp dự kiến đưa ra thảo luận tại hội nghị trung ương 4 vào tháng 10 tới.
Thực tế, việc quyết định điều tra Chu Vĩnh Khang đã được thống nhất từ hội nghị Bắc Đới Hà năm 2013, nhưng năm nay Chu Vĩnh Khang vẫn là tiêu điểm của hội nghị thượng đỉnh này cho thấy việc đánh đổ 1 cựu ủy viên Thường vụ Bộ chính trị không phải chuyện dễ dàng. Vấn đề đặt ra hiện nay là xử lý Chu Vĩnh Khang tiếp theo thế nào, có đưa ra tòa truy tố hay không, xác định khung hình phạt ra sao?
Nguồn tin của tạp chí Minh Kính cho biết, bất chấp áp lực từ phe nguyên lão, Tập Cận Bình, Vương Kỳ Sơn và Lý Khắc Cường kiên quyết bảo lưu quan điểm trừng phạt Chu Vĩnh Khang nên trong hội nghị Bắc Đới Hà năm nay, tranh cãi giữa các nguyên lão và ủy viên Bộ chính trị đương nhiệm thuộc phe này với phe Tập Cận Bình là không thể tránh khỏi, thậm chí rất kịch liệt.
Ngay từ đầu, phe Giang Trạch Dân đã thấy rõ sự bất lợi và đứng ngồi không yên trong vụ điều tra Chu Vĩnh Khang. Mặt khác Tập Cận Bình không chỉ điều tra Chu Vĩnh Khang về việc tham nhũng mà quan trọng hơn là còn có âm mưu chính trị. Phe Giang Trạch Dân đã gây áp lực lên các thành viên Bộ chính trị khóa 18 để chỉ trích Tập Cận Bình và Vương Kỳ Sơn, yêu cầu gác lại việc xử lý Chu Vĩnh Khang trong cuộc họp đầu năm nay. Chính vì trở lực này nên việc điều tra Chu Vĩnh Khang phải 8 tháng sau mới được công bố.
Thông báo "lập án điều tra Chu Vĩnh Khang về những hành vi vi phạm kỷ luật nghiêm trọng" không đơn giản là trò chơi từ ngữ mà có nội hàm chính trị bên trong. Theo Dương Tiểu Quân, giáo sư luật học viện Hành chính quốc gia Trung Quốc, thông báo này nổi lên 2 điểm: Thứ nhất Chu Vĩnh Khang chưa chắc đã bị khai trừ đảng trên thực tế; Thứ hai, 2 chữ "điều tra" cho thấy vụ Chu Vĩnh Khang vẫn đang trong giai đoạn xử lý nội bộ, chưa giao cho cơ quan tư pháp.
Điều này làm cho diễn biến tiếp theo của vụ Chu Vĩnh Khang sẽ có nhiều biến số với các phương án khác nhau. Có thể thấy rõ điều này qua cách thức Bắc Kinh xử lý các tay chân thân tín của Chu Vĩnh Khang: Lý Hoa Lâm bị điều tra "vi phạm kỷ luật đảng", trong khi Ký Văn Lâm, Dư Cương, Đàm Hồng, Lý Sùng Hỷ đều bị điều tra "vi phạm kỷ luật đảng, vi phạm pháp luật".
Sái Chí Cường, giáo sư trường Đảng trung ương cho rằng: "vi phạm kỷ luật" chủ yếu là vi phạm kỷ luật đảng, trong khi "vi phạm kỷ luật, vi phạm pháp luật" là ngoài kỷ luật đảng, còn pháp luật nhà nước. Như vậy Chu Vĩnh Khang bị điều tra "vi phạm kỷ luật nghiêm trọng" có khả năng ông chưa bị chuyển giao cho cơ quan tư pháp.
Về trường hợp của Lệnh Kế Hoạch, Trần Tiểu Bình cho biết ngay từ cuối năm 2013 Minh Kính đã có hơn 10 loạt bài về các hoạt động của bản thân và gia đình Lệnh Kế Hoạch cũng như quy mô tập đoàn lợi ích và mưu đồ chính trị của quan chức này.
Nguồn thạo tin Trung Nam Hải nói với Minh Kính, bất luận xét về tham nhũng hay dã tâm chính trị, kết bè kéo cánh trong đảng thì Lệnh Kế Hoạch không kém gì Chu Vĩnh Khang. Tuy nhiên, nội bộ giới lãnh đạo Trung Quốc đương nhiệm và nghỉ hưu đạt được đồng thuận xử lý Lệnh Kế Hoạch dễ dàng hơn là Chu Vĩnh Khang. Hồ Cẩm Đào thậm chí đã phủ nhận Lệnh Kế Hoạch là "người của mình".
Theo Giáo Dục
Phát pháo lệnh trong cuộc chiến của ông Tập Cận Bình Cuộc chiến chống tham nhũng của ông Tập bắt đầu từ khi nào? Nhiều cột mốc được giới quan sát đánh dấu, nhưng chắc chắn quan trọng nhất là Hội Nghị TW 3 (tháng 11/2013). Theo truyền thống của Đảng Cộng sản Trung Quốc, sau khi ra mắt ban chấp hành mới (hội nghị Trung ương 1) và bầu bán nhân sự (hội...