Những bang “chiến trường” trước giờ “khai hỏa”
Trong hai ngày cuối cùng vận động tranh cử trước khi bước vào ngày bầu cử, Tổng thống Obama đang dẫn trước đôi chút trước đối thủ đảng Cộng hòa Romney ở những lá phiếu sớm tại các bang quan trọng, có thể quyết định vận mệnh của cuộc bầu cử năm nay.
Cựu Tổng thống Bill Clinton tham gia vận động tranh cử cùng Obama tại Virginia.
Tuy nhiên, lợi thế của ông Obama không lớn như ông đã có trước John McCain 4 năm về trước, vì vậy chiến dịch tranh cử của ông Romney vẫn có quyền hi vọng c ựu thống đốc Massachusetts có thể xóa bỏ khoảng cách khi người dân Mỹ chính thức đi bầu vào ngày thứ ba tới.
Hơn 27 triệu cử tri đã đi bỏ phiếu ở 34 bang và Quận Columbia. Chưa có lá phiếu nào được kiểm cho đến ngày bầu cử, nhưng nhiều bang chiến trường đang công bố đảng của các cử tri.
Cho tới nay, cử tri đảng Dân chủ vượt đảng Cộng hòa ở Florida, Iowa,Nevada, Bắc Carolina và Ohio, 5 bang có thể quyết định cuộc bầu cử. Trong khi người Cộng hòa đang nhỉnh hơn ở Colorado, nơi Obama đã giành chiến thắng năm 2008.
Năm 2008, Obama cũng thống trị những lá phiếu bầu sớm, dẫn trước cách biệt ở Colorado, Florida, Iowa và Bắc Carolina, khiến ông vẫn giành chiến thắng nếu có bị thua trong ngày bầu cử.
“Năm 2008, chiến dịch tranh cử của McCain không có sự vận động bầu cử sớm nào”, Michael McDonald, một chuyên gia về bầu cử sớm tại đại học George Mason cho hay. “Và vào lúc này, chiến dịch tranh cử của Romney không mắc sai lầm như McCain”.
McDonald cho biết ông thấy sự thay đổi ở những cử tri bỏ phiếu sớm đảng Cộng hòa, chính vì vậy đã có sự khác biệt ở Bắc Carolina, nơi Obama đã giành chiến thằng với tỉ lệ sít sao vào năm 2008. Song sự biến chuyển này có thể không đủ lớn để đánh bại lợi thế của Obama tại Iowa và Nevada, nơi Obama đã giành chiến thắng dễ dàng vào năm 2008.
Còn tại Colorado, Florida và Ohio, mọi người đã sẵn sàng cho một đêm dài kiểm phiếu vào thứ ba tới. Cuộc vận động tại Ohio là khốc liệt nhất, bởi chưa có một ứng viên đảng Cộng hòa nào thắng cử mà không giành chiến thắng ở bang Ohio.
Video đang HOT
Khoảng 35% cử tri dự kiến đi bỏ phiếu trước ngày thứ ba, trực tiếp hoặc qua đường bưu điện.
Dấu hiệu mệt mỏi
Khi chỉ còn 2 ngày vận động tranh cử cuối cùng, hai ứng viên tổng thống đang tận dụng từng giờ để lôi kéo cử tri. Ứng viên đảng Cộng hòa Romney vận động ở Iowa, Ohio, Pennsylvania và Virginia, trong khi Obama hướng tới New Hampshire, Florida, Ohio và Colorado. Cả hai ứng viên đều phát biểu trước đám đông lớn những người ủng hộ tại các bang dao động vào ngày hôm qua, thứ bảy.
Cuộc thăm dò do ABC News/Washington Post thực hiện vào ngày chủ nhật cho thấy hai đối thủ đang ngang nhau, với tỉ lệ ủng hộ 48%.
Ông Romney vẫn được lòng người da trắng, những người giàu có trong khi Obama được phụ nữ, những người da màu và giới trẻ ủng hộ.
Cả Obama và Romney đều có dấu hiệu mệt mỏi, khi họ thực hiện các cuộc vận động ở nhiều bang, nhằm lôi kéo những cử tri còn do dự tại các bang chiến trường.
Cựu Tổng thống Bill Clinton cũng mệt mỏi không kém, khi ông tham gia cùng Obama vận động tại Virginia, với giọng phát biểu khàn khàn. Ông cho biết “đã trao giọng của tôi để phục vụ tổng thống”.
Ông Obama cho biết trước 24.000 người tại Bristow, Virginia, rằng kế hoạch và tổ chức chiến dịch tranh cử của ông giờ không còn quan trọng nước. “Quyền lực không còn ở với chúng tôi nữa, kế hoạch, tất cả mọi thứ chúng tôi làm, đều không quan trọng. Tất cả phụ thuộc vào các bạn, phụ thuộc vào những người tình nguyện…các bạn có quyền lực. Đó là cách hoạt động của một nền dân chủ”.
Ông Obama cũng nói với họ rằng không được cho phép Romney đưa Mỹ trở lại thời kỳ Phố Wall “thích làm gì tùy ý”.
Vận động ở New Hampshire vào ngày thứ bảy, ông Romney chỉ trích Obama khi nói rằng bỏ phiếu là sự “trả thù tốt nhất” đối với đảng Cộng hòa. “Bỏ phiếu để trả thù ư? Hãy để tôi nói với các bạn điều tôi muốn nói: Bỏ phiếu vì tình yêu đất nước. Đây là lúc chúng ta dẫn dắt Mỹ tới nơi tốt đẹp hơn”.
Sau đó, tại Colorado Springs, Romney cho biết cuộc bầu cử thứ ba tới sẽ là “khoảnh khắc để nhìn về tương lai và tưởng tượng những gì chúng ta có thể làm để bỏ lại 4 năm quá khứ sau lưng”.
Theo Dantri
TT Obama: Điểm yếu bỗng sáng lên thành cơ hội
Chính quyền Obama từng bị chỉ trích đẩy nhiều người vào tình trạng thất nghiệp (Ảnh: infosurhoy.com)
Phe Cộng hòa Mỹ vẫn chỉ trích chính quyền Obama đẩy hàng chục triệu người vào tình trạng thất nghiệp. Nhưng ngay trước giờ bầu cử, Obama bỗng "vớ được" những thông tin có lợi giúp ông phản bác hiệu quả "đòn" tấn công của đối thủ.
Kinh tế, trong đó đặc biệt có lĩnh vực việc làm, là vấn đề tranh cãi gay gắt nhất trong cuộc "đấu khẩu" trực tiếp lần thứ hai giữa hai ứng viên tổng thống Mỹ nhiệm kỳ tới Barack Obama và Mitt Romney.
Đối thủ của đương kim Tổng thống quy cho chính quyền Obama sai lầm trong việc hoạch định và thực thi các chính sách kinh tế, đẩy 20 triệu người vào tình trạng thất nghiệp hoặc thiếu việc làm trong bốn năm qua, cùng với đó là lời hứa sẽ tạo ra 12 triệu việc làm trong bốn năm tới nếu Nhà Trắng đổi chủ.
Tuy nhiên, với việc liên tiếp có thêm những tín hiệu vui của nền kinh tế Mỹ ngay trước giờ bỏ phiếu, "điểm yếu" kinh tế và việc làm của ông Obama bỗng sáng lên thành cơ hội, giúp con đường tái đắc cử của vị Tổng thống da màu đầu tiên của nước Mỹ bớt chông gai hơn.
Trong hai ngày làm việc cuối cùng tuần qua, các cơ quan chức năng của Mỹ đã công bố các báo cáo phản ánh chiều hướng phục hồi khả quan hơn của nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Theo Bộ Lao động Mỹ ngày 2/11, trong tháng 10 vừa qua, tổng số việc làm mới mà các doanh nghiệp Mỹ tạo ra đạt 171.000, cao hơn nhiều so với mức dự kiến 125.000 việc làm của các chuyên gia, chủ yếu nhờ sự gia tăng việc làm mới trong các lĩnh vực tư nhân, chăm sóc sức khỏe và dịch vụ doanh nghiệp. Cũng theo tính toán của Bộ thì trong ba tháng tính đến tháng 10, thị trường lao động Mỹ được bổ sung thêm trung bình 170.000 việc làm/tháng, so với mức tương ứng khoảng 100.000 việc làm/tháng trong thời gian từ tháng 5-7/2012.
Mặc dù tỷ lệ thất nghiệp trong tháng 10 tăng nhẹ 0,1% lên mức 7,9%, sau khi duy trì ở mức 7,8% trong tháng 9 - mức thấp nhất kể từ tháng 1/2009 - thời điểm ông Obama bắt đầu lên nắm quyền điều hành đất nước, song số việc làm mới được tạo ra trong 25 tháng liên tục vừa qua đều có chiều hướng tăng, cho thấy nền kinh tế đầu tàu thế giới vẫn đang được cải thiện.
Giới phân tích nhận định nguyên nhân tỷ lệ thất nghiệp tăng nhẹ một phần là do các cơ quan chính phủ đã cắt giảm 13.000 việc làm trong nỗ lực giảm chi tiêu công.
Bản báo cáo khả quan về lĩnh vực việc làm, được công bố vào thời điểm chỉ còn vài ngày trước ngày bầu cử tổng thống Mỹ 2012, đã trao cho ông Obama thêm cơ hội để thuyết phục những cử tri vẫn còn do dự. Tại một buổi vận động tranh cử diễn ra ở Hilliard (bang Ohio) ngày 2/11, ông Ôbama nhấn mạnh nền kinh tế Mỹ đang đi đúng hướng và đã đạt được những bước tiến thực sự.
Cùng ngày, Bộ Thương mại Mỹ cũng cho biết chỉ số lòng tin của người tiêu dùng nước này Mỹ đã tăng từ 68,4 điểm tháng 9 lên 72,2 điểm tháng 10 - mức cao nhất từ tháng 2/2008.
Nhận định về những số liệu tích cực trên, Alan Krueger, Chủ tịch Hội đồng Tư vấn kinh tế Mỹ cũng cho rằng dù vẫn còn nhiều thách thức phía trước, song sự thật là kinh tế Mỹ đang đi đúng hướng và tiếp tục phục hồi kể từ cuộc suy thoái bắt đầu từ năm 2008.
Trước đó một ngày, hai hãng sản xuất ô tô hàng đầu nước Mỹ là General Motors (GM) và Ford Motor thông báo đạt lợi nhuận cao hơn dự kiến của giới chuyên gia trong quý III, bất chấp kết quả kinh doanh khó khăn tại thị trường truyền thống châu Âu vốn đang "chìm ngập" trong cuộc khủng hoảng nợ công chưa có hồi kết. Theo thống kê, tháng 9 là tháng làm ăn phát đạt nhất của GM kể từ năm 2008, thời điểm họ phải xin Chính phủ cứu giúp để tránh bị phá sản.
Thành công của GM và Ford giúp ông Obama có lý lẽ chính đáng để "bật" lại sự chỉ trích từ phe Cộng hòa, rằng những người Mỹ đóng thuế sẽ bị mất tổng cộng 25 tỷ USD vì chương trình cứu trợ ngành công nghiệp ô tô của chính quyền Obama, trong khi tỷ lệ thất nghiệp trong nước vẫn ở mức cao. Trên thực tế, các hãng sản xuất ô tô lớn của Mỹ tiếp tục góp phần tạo việc làm trong nước, lấy lại sức sống để có thể khẳng định ngành công nghiệp ô tô vẫn là "xương sống" của nền kinh tế tại Ohio và các bang khác ở miền Trung Tây nước Mỹ.
Cuộc thăm dò dư luận mới nhất, do NBC News/Wall Street Journal/Marist tiến hành, cho thấy Tổng thống Mỹ Barack Obama tiếp tục dẫn điểm trước đối thủ Cộng hòa, Thượng nghị sĩ Mitt Romney, tại những bang then chốt là Ohio và Florida trong cuộc đua chính trị đầy cân não. Hai bang Ohio và Florida lần lượt có 18 và 29 phiếu đại cử tri. Một ứng cử viên cần giành được ít nhất 270 phiếu đại cử tri để trở thành chủ nhân tiếp theo của Nhà Trắng.
Theo 24h
Ông Romney điều chỉnh thông điệp tranh cử trước "giờ G" Ông Romney điều chỉnh thông điệp tranh cử trước "giờ G" (Ảnh Internet) Sau hàng loạt cuộc vận động tranh cử tại nhiều bang trên toàn quốc, ứng cử viên Tổng thống Mỹ Mitt Romney quyết định điều chỉnh thông điệp tranh cử vào phút chót, thể hiện sự quan tâm lớn hơn tới đối tượng là các bà mẹ đơn thân và...