Những bàn tiệc chờ ‘tử thần’ gọi tên
Dẫu biết nguy hiểm như vậy, song vì nhiều lý do khác nhau, nên nhiều người đành “cược” tính mạng của mình tại những bàn tiệc ven đường.
Do ở nơi đô thị không có đất trống, nên khi gia đình tổ chức đám tiệc, người dân phải dựng rạp lấn chiếm lề đường – Ảnh: Khải Trần
Biết là nguy hiểm nhưng… vẫn liều!
Hiện nay, tại các khu vực dân cư đông đúc ở các tỉnh như Cà Mau, Bạc Liêu…, khi một gia đình nào đó tổ chức đám tiệc, thì việc người dân kê bàn, dựng rạp lấn ra lòng đường là rất phổ biến. Việc làm này, đã gây ra nhiều phiền toái cho người tham gia giao thông, tiềm ẩn xảy ra tai nạn là rất lớn. Bởi khi lòng đường bị lấn chiếm, bị thu hẹp, khi người tham gia giao thông di chuyển qua đây sẽ rất khó khăn và có thể va quẹt, gây tai nạn bất cứ lúc nào nếu người điều khiển phương tiện lơ là, bất cẩn.
Ông N., ngụ TX.Giá Rai, tỉnh Bạc Liêu, cho biết: “Bản thân tôi rất dị ứng với việc người dân tổ chức đám tiệc mà lấn chiếm lòng lề đường để dựng rạp. Khi đi trên đường, mà bắt gặp hình ảnh này thì trông rất phản cảm, rất nguy hiểm. Thôi thì đành chấp nhận, trời kêu ai nấy dạ thôi, nhưng thường đi qua những điểm đám tiệc trên đường tôi thường quan sát rất kỹ và đi chậm lại”.
Một tiệc cưới dựng rạp lấn ra lòng đường ở TP.Bạc Liêu – Ảnh: Khải Trần
“Ở vùng nông thôn mình thì đất trống, rộng rất nhiều. Nên khi có đám tiệc gì thì cũng dễ, dựng rạp trên đất nhà mình chẳng ai phiền hà gì cả. Tuy nhiên, đối với khu vực đông dân cư thì khác, đất ở còn không có nhiều nên khi dựng cất nhà cửa thì làm gì có sân bãi như nông thôn được. Đám tiệc thì tầm 1-2 ngày thì họ đã dọn rồi, chớ đâu có dựng đó hoài được. Nhưng phải nói rằng, việc làm này có rất nhiều hiểm họa, đối với người tham gia giao thông và cả những người dự tiệc”, ông N. nói thêm.
Chúng tôi gặp bà L., ngụ TP.Bạc Liêu, tại 1 tiệc cưới ở P.1, TP.Bạc Liêu. Bà và gia chủ có mối quen biết làm ăn, nên khi nhận được thiệp hồng của đối tác, thì bà L. tranh thủ thời gian đến chúc mừng gia đình này.
“Tôi rất sợ ngồi ở những bàn tiệc ở giữa đường như thế này, nên thông thường tôi chọn những bàn ở vỉa hè để ngồi cho an tâm. Hôm nay, do khách đông quá, nên tôi mới liều mình ngồi ở đây, chớ trong lòng bất an lắm. Ăn mà vẫn run sợ, vì hiểm họa có thể xảy ra bất kỳ lúc nào, với bất kỳ ai. Tôi định ngồi tí rồi về, chớ đối tác làm ăn của mình mà đến rồi về liền thì người ta không hài lòng”, bà nói.
Giật mình, buông đũa vì tiếng kèn xe tải
Video đang HOT
Trong quá trình tiếp chuyện với chúng tôi, bà L. vừa ăn, vừa liếc mắt quan sát ngoài đường. Bất chợt bà ngồi bật dậy, khi nhìn thấy những chiếc xe tải lao đến từ đằng xa. Thậm chí, có lúc mặt mày người phụ nữ này tái mét vì lo sợ những phương tiện tham gia giao thông trên đường có thể lao thẳng vào bà.
Bà L. cho hay, có lần bà dự tiệc cưới ở gia đình của một người bạn ở tuyến quốc lộ 1A, khi đang ăn uống, trò chuyện với bạn bè thì bất chợt một chiếc xe tải bóp kèn inh ỏi, bất ngờ nên bà L. buông bỏ đũa rồi đứng phắt dậy, mặt mày xanh rờn, khiến cho những người ở bàn tiệc vô cùng lo lắng.
“Lần đó, khi nghe tiếng kèn xe, suýt nữa là tôi ngất xỉu tại bàn rồi. Mọi người ở bàn tiệc cứ hỏi thăm miết, vì tôi yếu tim nên họ lo, lỡ có chuyện gì xảy ra thì tiệc cưới của gia đình bạn tôi cũng mất vui. Nói gì thì nói chớ tổ chức đám tiệc mà che rạp lấn chiếm lòng đường là không an toàn cho khách, cũng như người tham gia giao thông. Bản thân tôi, nếu gia đình có tiệc tùng là tôi thuê mướn chỗ hết, chớ không dựng rạp như vậy, mất an toàn giao thông lắm”, bà L. nói.
Anh T., ngụ TP.Cà Mau, tỉnh Cà Mau, kể về chuyện dở khóc, dở cười của mình trong một lần đi dự tiệc cưới của người bạn ở H.Cái Nước. Lần đó, anh T. đang cùng bạn bè trò chuyện vui đùa và thưởng thức món ăn thì bất ngờ có một chiếc xe tải di chuyển qua nơi tổ chức tiệc cưới, thì bất ngờ tài xế bóp kèn inh ỏi khiến anh giật mình, tè ra quần. Bây giờ, mỗi khi nhắc lại chuyện đó, anh T. cảm thấy ngượng ngùng đến khó tả.
“Lần đó, tôi có uống bia hơi nhiều, chưa kịp tìm chỗ giải quyết “nỗi buồn” thì bị ông tài xế xe tải bóp kèn lớn quá, tôi tè trong quần luôn. Kèn xe tải bóp thì anh biết rồi đó, ai yếu tim hay gặp bất ngờ là giật mình liền, cũng may lần đó, tôi mặc quần tối màu nên, mọi người không phát hiện sự việc đó”, anh T. chia sẻ.
Anh T. khuyên rằng, khi đi dự tiệc ở những nơi nhạy cảm như các tuyến đường có đông phương tiện qua lại thì tốt nhất người dự tiệc cần chọn vị trí thích hợp để bảo đảm tính mạng của mình nếu chẳng may tai nạn xảy ra.
Tai nạn giao thông luôn chực chờ và có thể xảy ra bất cứ lúc nào – Ảnh: Khải Trần
“Tôi nhớ có một lần tại tiệc cưới của người bạn, khi đó khách khứa về hết rồi, bàn ghế đều dẹp dọn hết, do khuya quá nên chỉ còn cái rạp là chưa kịp dọn. Khi trời hừng sáng, có 1 chiếc xe tải di chuyển qua, lao vào cái rạp luôn, rất may là tài xế không bị gì. Khi đó, ông tài xế này run bây bẩy, hồn vía ổng lên mây có nói chuyện được gì đâu. Nguyên nhân là ổng chạy đường dài, nên xử lý không kịp do buồn ngủ”, anh T. kể.
Theo anh T., lần đó, gia đình bạn của anh năn nỉ tài xế bỏ qua, xin đừng làm lớn chuyện. Bởi nếu, bác tài xế này làm lớn chuyện, thì gia đình bạn anh T. sẽ bị xử phạt vì lý do dựng rạp lấn chiếm lòng lề đường. “Cũng may bác tài xế tốt bụng, ông ấy đã vui vẻ bỏ qua và cũng chẳng phiền hà gì. Dựng rạp như vậy là mất an toàn giao thông, ai cũng biết.
Tuy nhiên, vì điều kiện, hoàn cảnh, gia đình không có sân bãi, nhà cửa chật hẹp, nên khi có tiệc tùng, hiếu hỷ thì nhiều hộ gia đình ở những nơi đông dân cư đành bấm bụng để đãi tiệc. Cũng phải nói thêm, thông thường, khi nhà người nào đó có tiệc, họ thường thuê mướn người trông coi xe cộ của khách và dựng biển báo ở cách nơi tổ chức tiệc khoảng vài trăm mét, nên thường phương tiện di chuyển qua đây cũng chậm hơn bình thường”, anh T. cho biết thêm.
Ngồi dự tiệc ở những nơi có đông phương tiện qua lại, ngay cạnh đường chẳng khác nào khách dự bữa tiệc đó “cược” tính mạng mình với “tử thần” – là những phương tiện tham gia giao thông trên đường vậy. Thực tế, đã có không ít người phải giật mình, hú vía vì những tiếng kèn xe tải lớn tiếng.
Việc dựng rạp lấn chiếm lòng đường gây mất an toàn giao thông, nguy cơ xảy ra tai nạn cho người đi đường và cả khách dự tiệc vào bất cứ lúc nào. Do vậy, ngành chức năng cần đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho người dân địa phương nắm và thực hiện đúng quy định. Đối với những trường hợp ưu tiên như ma chay, cưới hỏi thì phải báo cho chính quyền địa phương và sử dụng không quá 72 giờ. Đồng thời, phải dựng lắp biển báo và cử người bảo vệ.
Tại điểm a, khoản 4, điều 12 quy định về xử phạt các hành vi vi phạm về sử dụng, khai thác trong phạm vi đất dành cho đường bộ quy định tại Nghị định 46/2016/NĐ-CP ngày 26/5/2016 của Chính phủ, có thể phạt tiền từ 2.000.000 – 3.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 4.000.000 – 6.000.000 đồng đối với tổ chức thực hiện một trong các hành vi vi phạm như, dựng rạp, lều quán, cổng ra vào, tường rào các loại, công trình tạm thời khác trái phép trong phạm vi đất dành cho đường bộ.
Khải Trần
Theo motthegioi
Đối diện với thị phi ta phải làm gì?
"Vị thánh nào cũng có một quá khứ, và tội đồ nào cũng có một tương lai".
Câu chuyện thứ nhất:
Trong một buổi nhàn hạ, vua Đường Thái Tông hỏi chuyện vị quan cận thần là Hứa Kính Tôn rằng:
- Trẫm thấy khanh phẩm cách cũng không phải là phường sơ bạc. Sao lại có nhiều tiếng thị phi chê ghét như thế?
Hứa Kính Tôn trả lời:
- Tâu bệ hạ. Mưa mùa Xuân tầm tã như dầu, người nông phu mừng cho ruộng đất được thấm nhuần, kẻ bộ hành lại ghét vì đường đi trơn trợt. Trăng mùa thu sáng vằng vặc như gương treo trên bầu trời đêm, hàng thi nhân vui mừng gặp dịp thưởng du ngâm vịnh, nhưng bọn đạo chích lại ghét vì ánh trăng quá sáng tỏ. Trời đất kia vốn vô tư không thiên vị, mà cơn nắng mưa thời tiết vẫn bị thế gian trách hận ghét thương.
Còn hạ thần đâu phải một người vẹn toàn thì làm sao tránh khỏi tiếng chê bai chỉ trích.Cho nên ngu thần trộm nghĩ, đối với tiếng thị phi trong thế gian nên bình tâm suy xét, đừng nên vội tin nghe. Vua tin nghe lời thị phi thì quan thần bị hại. Cha mẹ tin nghe lời thị phi thì con cái bị ruồng bỏ. Vợ chồng tin nghe lời thị phi thì gia đình ly tán. Tiếng thị phi của thế gian nọc độc còn hơn rắn rết, bén hơn gươm đao, diết người không thấy máu.
Câu chuyện thứ hai:
Một lần, Phật đi giáo hóa ở vùng có nhiều người tu theo Bà La Môn giáo. Các tu sĩ Bà La Môn thấy đệ tử của mình đi theo Phật nhiều quá, nên ra đón đường Phật mà mắng chửi. Phật vẫn đi thong thả, họ đi theo sau không tiếc lời rủa xả. Thấy Phật thản nhiên làm thinh, họ tức giận, chặn Phật lại hỏi:
- Ngài có điếc không?
- Ta không điếc.
- Ngài không điếc sao không nghe tôi chửi?
- Này tín đồ Bà La Môn, nếu nhà ông có đám tiệc, thân nhân tới dự, mãn tiệc họ ra về, ông lấy quà tặng họ không nhận thì quà đấy về tay ai?
- Quà ấy về tôi chứ ai.
- Cũng vậy, ông chửi ta, ta không nhận thì thôi.
Trong kinh Phật viết rằng, khi người ác mắng chửi người thiện, người thiện không nhận thì người ác giống như người ngửa mặt lên trời phun nước bọt, nước bọt không tới trời mà rời xuống ngay mặt người phun. Có thọ nhận mới dính mắc đau khổ, không thọ nhận thì an vui hạnh phúc.
Thế nên từ nay về sau nếu có nghe thấy ai đó nói lời không tốt về mình, chớ có thọ nhận thì sẽ được an vui.Theo Phật giáo, khẩu nghiệp là một trong những nghiệp nặng nề nhất mà một người có thể tạo ra. Vết thương bạn gây ra trên thân thể người khác còn có ngày lành nhưng vết thương gây ra bởi lời nói thì chẳng biết ngày nào mới lành lại được.
Vì vậy hãy cẩn trọng với lời nói của mình, đừng gây ra thị phi vì vô ý thức, cũng đừng trách móc người khác chỉ vì lỗi lầm của họ bởi: "Every saint has a past, every sinner has a future", nghĩa là "Vị thánh nào cũng có một quá khứ, và tội đồ nào cũng có một tương lai".
Vân Anh
Theo dulich.petrotimes.vn
Ở đời có 3 chuyện không được phép nói bừa kẻo rước lấy tai ương khó lường Lời nói như bát nước đổ đi không thể vớt lại được. Đời người có 3 chuyện trước khi nói ra cần nghĩ đến hậu quả, bằng không sẽ sinh ra hậu họa khó lường. 1. Không nói những lời thối chí Dân gian có câu: "Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau." Con người thay...