Những ‘bàn tay vàng’ sáng chế máy lọc nước nhiễm mặn
Từng mang về huy chương từ các kỳ thi Tay nghề ASEAN và chứng chỉ kỹ năng nghề xuất sắc thế giới, 3 bạn trẻ là cựu học sinh trường trung cấp nghề đã cùng nhau sáng chế máy lọc nước nhiễm mặn chi phí thấp.
Nguyễn Văn Hòa tập trung nghiên cứu – NVCC
Giúp bà con nông dân các vùng bị xâm nhập mặn
Các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long đang bị hạn mặn xâm nhập sâu, lượng nước ngọt để phục vụ tưới tiêu đã cạn kiệt, nước sinh hoạt từ các nhà máy nước cũng bị mặn vượt ngưỡng cho phép khiến cuộc sống của bà con nông dân khó khăn trăm bề.
Xuất thân từ gia đình thuần nông, cùng là cựu học sinh ngành cơ điện tử của Trường trung cấp nghề Kỹ thuật – Công nghệ Hùng Vương, Nguyễn Văn Hòa (Hưng Yên), Võ Văn An ( Vĩnh Long) và Nguyễn Đức Vĩnh ( Tiền Giang) đã thấu hiểu được nỗi khổ của bà con nông dân Đồng bằng sông Cửu Long. Sau gần 4 tháng từ lúc hình thành ý tưởng, mới đây, 3 bạn đã sáng chế thành công hệ thống xử lý nước nhiễm mặn để giúp người dân ở các vùng bị xâm nhập mặn với chi phí thấp nhất, chất lượng cao nhất có thể.
Hệ thống xử lý nước nhiễm mận của Hòa, An và Vĩnh – NVCC
Được biết cấu tạo của hệ thống lọc nước này gồm các thiết bị xử lý kim loại nặng, xử lý cacbon, làm mềm nước, lọc tinh, thẩm thấu ngược, màng lọc RO, xử lý tiệt trùng cấp 1, xử lý thanh trùng cấp 2.
Nguyễn Văn Hòa, trưởng nhóm, chia sẻ: “Sản phẩm này sử dụng nguyên lý thẩm thấu ngược của màng lọc RO. Không như các máy hiện có trên thị trường sử dụng màng lọc thường nên chỉ có thể lọc được tạp chất, sản phẩm của tụi em sử dụng là màng lọc công nghiệp xuất xứ từ Nhật nên có thể lọc được nước mặn. Hệ thống của sản phẩm tích hợp chức năng rửa màng tự động theo thời gian cài đặt trước, có thẻ hàng ngày hoặc 2 ngày một lần”.
Video đang HOT
Theo Hòa, máy lọc nước nhiễm mặn này của nhóm đã được thử nghiệm và cho ra chất lượng nước đạt tiêu chuẩn (dùng thiết bị đo chuyên dụng). Trong thời gian tới, nhóm sẽ mang mẫu nước đi kiểm nghiệm tại trung tâm Quatest 3 để sản phẩm chính thức được công nhận về mặt chất lượng.
Võ Văn An (phải) và Nguyễn Đức Vĩnh – NVCC
Võ Văn An cũng cho biết các sản phẩm lọc nước ngọt khác trên thị trường vẫn không xử lý được muối nên chạy một thời gian là hỏng do ngạt muối. Trong khi máy của nhóm tách được muối và cứ 1, 2 ngày là màng lọc tự động được làm sạch, trong khi giá thành thấp hơn khoảng 20% so với các sản phẩm trên thị trường cùng công suất, cùng chức năng.
Theo Nguyễn Đức Vĩnh, trong quá trình chế tạo sản phẩm, khó nhất là tìm thiết bị phù hợp vì tại Việt Nam rất ít chỗ bán. “Hơn nữa, tụi em phải sử dụng thiết bị có chi phí thấp mà vẫn đạt chất lượng để giảm chi phí cho bà con nên phải mất khá nhiều thời gian”, Vĩnh chia sẻ.
Đều là những “bàn tay vàng” của đất nước
Được biết, Nguyễn Văn Hòa học nghề cơ điện tử, từng đạt giải nhất cuộc thi tay nghề do TP.HCM tổ chức, giải nhất cuộc thi tay nghề cấp quốc gia và giải ba Kỳ thi tay nghề ASEAN. Sau đó Hòa giành được chứng chỉ xuất sắc Kỳ thi Tay nghề thế giới. Sau khi tốt nghiệp, Hòa đã chế tạo ra nhiều mô hình như bộ thực hành PLC di động, bàn thực hành tự động hóa… để phục vụ cho việc dạy và học trong các trung tâm dạy nghề, trong các trường trung cấp, CĐ và ĐH.
Nguyễn Đức Vĩnh học ngành cơ điện tử, cũng từng đạt giải nhất cuộc thi tay nghề cấp thành phố, giải nhất cuộc thi tay nghề quốc gia, giải nhì Kỳ thi tay nghề ASEAN và tham gia Kỳ thi tay nghề thế giới. Trong khi đó, Võ Văn An cũng đạt nhiều thành tích như giải nhất cuộc thi tay nghề cấp thành phố, giải nhất cuộc thi tay nghề cấp quốc gia, giải nhì Kỳ thi tay nghề ASEAN và giành chứng chỉ xuất sắc Kỳ thi tay nghề thế giới cũng ở nghề cơ điện tử.
Nguyễn Đức Vĩnh đang say sưa với công việc – NVCC
Chia sẻ về cách lựa chọn nghề nghiệp, Nguyễn Văn Hòa cho rằng cho dù học cái gì, bằng cấp nào thì điều quan trọng nhất là mình phải nỗ lực và quyết tâm học tập, nghiên cứu để có một cái nghề, một công việc có thể nuôi sống bản thân và gia đình. “Em thấy đa số phụ huynh muốn áp đặt con cái phải học ĐH, phải học ngành mà ba mẹ muốn. Nhưng bây giờ nhiều bạn trẻ đã có suy nghĩ khác. Các bạn biết chọn nghề mà mình yêu thích, phù hợp với năng lực và không nhất thiết phải là ĐH hay CĐ, trung cấp…”, Hoà nhìn nhận.
Đối với Hòa, An và Vĩnh, hệ thống xử lý nước nhiễm mặn này chính là sản phẩm của kỹ năng mà 3 bạn đã học được từ trường nghề cũng như quá trình làm việc thực tế. “Tôi hài lòng về con đường mà mình đã chọn và sẽ tiếp tục cống hiến để tạo ra thật nhiều sản phẩm hơn nữa để phục vụ cho xã hội”, Nguyễn văn Hòa bày tỏ.
Mỹ Quyên
Tình người trong mùa hạn, mặn
Sau khi Báo Công an TPHCM đăng loạt bài "Tiếng gọi đồng bằng: Khát!", Tòa soạn nhận được nhiều cuộc gọi của độc giả. Có người hỏi xin địa chỉ những nơi đang diễn ra hạn, mặn khốc liệt ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), có người gom góp số tiền dành dụm lâu nay để hỗ trợ đồng bào miền Tây.
Trở lại những nơi bị hạn, mặn gay gắt ở Tiền Giang, Bến Tre... Chúng tôi ghi nhận tấm lòng của các nhà hảo tâm đang chung tay chia sẻ khó khăn với các vùng quê đang khốn khó, tiếp sức cho bà con vượt qua mùa hạn mặn.
BỒN CHỨA NƯỚC BÊ-TÔNG CỦA BÀ DẬU SÀI GÒN
Ngay đầu mùa hạn mặn, người dân miền đồng bằng Sông Cửu Long điên đảo dưới cái nắng thiêu đốt và cái đắng mặn chát của nước biển xâm thực, chúng tôi nhớ ngay đến những chiếc bồn chứa nước bằng bê-tông mà trước đây Báo CATP đã xây cho bà con một số địa phương ở tỉnh Bến Tre. Đây là những chiếc bồn do bà Nguyễn Thị Dậu (còn được gọi với cái tên thân thương là Bà Dậu Sài Gòn) tài trợ vào năm 2016. Có khoảng 200 chiếc như vậy ở Giồng Trôm và Mỏ Cày.
Chúng tôi đã kiểm tra bằng cách đề nghị cán bộ địa phương khảo sát ngay. Kết quả thật đáng mừng. Những hộ dân nhận được chiếc bồn bê tông này trong những năm qua đều phấn khởi. Khi mùa mưa đến, người dân hứng mưa chứa đầy trong bồn để dành nước qua mùa khô dùng. Nhờ vậy, mùa hạn mặn năm nay các hộ dân này đỡ vất vả nhiều hơn trước nạn hạn mặn kinh hoàng.
Ông Trần Văn Hai (hộ nghèo ở xã Phước Mỹ Trung, huyện Mỏ Cày Bắc) bày tỏ: "Tôi rất vui mừng vì được nhà tài trợ quan tâm, cấp cho tôi bồn chứa nước. Nếu không được hỗ trợ, tôi không biết chừng nào mới xây được. Cả nhà tôi bảo quản rất kỹ bể chứa nước. Vào mùa mưa, tôi chứa đầy nước nên mấy năm nay không bị thiếu nước trong mùa khô, vì chỉ sử dụng trong ăn, uống". Nhiều người khác cũng gửi lời cảm ơn bà Dậu Sài Gòn, vì nếu không có bồn chứa nước, họ không biết lấy tiền đâu ra để mua nước ngọt sử dụng trong mùa khô năm nay. Nhớ ơn người giúp đỡ, bà con gọi bằng "bồn nước Dậu Sài Gòn"
Bồn nước bê-tông Dậu Sài Gòn, được tặng từ năm 2016 vẫn được bà con bảo quản sử dụng tốt
Cũng trong mùa hạn mặn năm nay, sau khi Báo CATP khởi đăng loạt bài Tiếng gọi đồng bằng: Khát!, bà Dậu đã tặng hàng ngàn bình nước uống tinh khiết cho người dân trong vùng hạn mặn ở Long An, Tiền Giang, Bến Tre. Những bình nước ân tình góp phần giải con khát cho người dân miền châu thổ đang quay quắt trong cơn hạn mặn.
Cũng trong mùa khô năm nay, bà Dậu cũng gửi tặng 5 tấn gạo cho người dân nghèo miền Trung để có cái ăn qua mùa hạn hán.
NHIỀU NGHĨA CỬ CAO ĐẸP
Trao đổi với chúng tôi, lãnh đạo tỉnh bến Tre, Tiền Giang cảm ơn báo chí. Thông qua những thông tin thiệt hại về hạn mặn của các cơ quan báo chí, nhiều đơn vị cùng cá nhân đến hỗ trợ đồng bào. Báo cáo của Ủy ban MTTQ Việt Nam Bến Tre, tính đến nay, đơn vị đã tiếp nhận trên 34 tổ chức, cá nhân hỗ trợ gồm: 5.652 bồn chứa nước, 22.600 bình nước uống, 19 máy lọc nước mặn, 200 máy lọc nước sạch, 8 điểm cấp nước, 18 điểm nước uống miễn phí, 10.000 can nhựa; 36 chuyến tàu, sà lan, ghe cấp trên 41.000m3; khoảng 500 lượt xe của các Hội Bạn hữu đường xa cấp khoảng 6.280m3 nước ngọt, nước sạch... Tổng trị giá quy thành tiền khoảng trên 17,4 tỷ đồng.
Ngay khi đồng bào gặp khó khăn, một số cá nhân ở địa phương hết lòng hỗ trợ theo đúng tinh thần lá lành đùm lá rách, sẵn sàng chia sẻ những giọt nước quý giá của gia đình mình cho người khác. Anh Trần Phước Hòa (ngụ ấp Nhơn Nghĩa, xã Hòa Nghĩa, huyện Chợ Lách, Bến Tre) đầu tư gần 200 triệu đồng để mua máy lọc nước mặn thành nước ngọt cấp phát cho dân nghèo sử dụng miễn phí.
Bà Nguyễn Thị Dậu cùng BBT Báo CATP trong một lần trao quà cho dân nghèo Trà Vinh
Giáp ranh với tỉnh Bến Tre, Tiền Giang cũng là một trong những địa phương chịu hậu quả nặng nề do hạn mặn. Từ tết nguyên đán, địa phương nhận được sự hỗ trợ của các nhà hảo tâm. Hiện nay, Công ty TNHH Thương mại xây dựng Đại Phước Thành (Tiền Giang) đã tổ chức nhiều chuyến xe chở nước ngọt vượt gần 80km đến ủng hộ cho bà con nghèo vùng bãi ngang, khu vực ven biển của tỉnh Tiền Giang như: Tân Phước, Gia Thuận, Kiểng Phước (huyện Gò Công Đông), Thạnh Trị, Bình Tân (huyện Gò Công Tây)...
Chỉ trong 10 ngày đầu chở nước ngọt, có hơn 1.300 người dân gặp khó khăn về nguồn nước sinh hoạt đã được cấp nước. Hiện, đơn vị này tiếp tục thực hiện công việc chở nước ngọt về hỗ trợ người dân nghèo các huyện, thị phía Đông của tỉnh Tiền Giang đến hết mùa khô hạn. Ngoài ra, doanh nghiệp nàycòn vận động các nhà hảo tâm, đối tác ủng hộ hàng nghìn bình nước lọc mỗi ngày cho dân nghèovùng ven biển Gò Công.
Theo Tổng cục Thủy lợi (Bộ NN-PTNT), từ ngày 8 cho đến 15-4, xâm nhập mặn ở vùng ĐBSCL sẽ tăng theo kỳ triều cường. Ranh mặn 4g/lít ở các cửa sông Vàm Cỏ xâm nhập sâu từ 110-120km, cao hơn 24-25km so với mức cao nhất tháng 3-2020; sông Cái Lớn từ 60-65km, cao hơn 8-13km so với mức cao nhất tháng 3-2020; trên các sông cửa Tiểu và cửa Đại xâm nhập mặn sâu khoảng 50-55km; sông Hàm Luông từ 70-75km; sông Cổ Chiên 45-50km; sông Hậu (Cửa Định An và Trần Đề) khoảng 45-50km... Sau thời gian xâm nhập mặn lên cao này thì từ nửa cuối tháng 4-2020, xâm nhập mặn ở vùng các cửa sông Cửu Long khả năng giảm nhanh; đến đầu tháng 5-2020, xâm nhập mặn ở các sông Vàm Cỏ và Cái Lớn bắt đầu giảm...
Thiện Thảo - Duy Luân
Xuất hiện nhiều "Hai lúa" chế ra máy làm nước ngọt mùa hạn mặn Xuất phát từ nhu cầu bức thiết cần nước ngọt để tưới cây trong mùa hạn mặn khốc liệt, tại tỉnh Tiền Giang đã xuất hiện nhiều nông dân chế tạo máy lọc nước mặn thành nước ngọt. Nổi tiếng nhất trong số "Hai lúa" này là anh Thành "Thân Thiện" (Huỳnh Công Thành, xã Tam Bình, huyện Cai Lậy). Anh Huỳnh Công...