Những bài văn bất hủ của học trò (phần 102)
Sau 55 ngày đêm chiến đấu oai hùng, chúng ta đã giết sống được 16.200 chúng nó, phanh thây 62 máy bay (em quên mất tên của máy bay, xin cô thông cảm).
Đề bài: Tả cảnh trường
Sắp đến trường rồi, nhìn thấy tấm biển ” Trường PTCS..”, một cảm giác hỗn độn dâng lên trong em. Vào đến trường, em thấy chỉ có vài cái cây to, rất nhiều cây con. Hiện tại ở trường chỉ có vài người, trai có, gái có… Cây bàng già nằm cách lớp em 3 m. Thỉnh thoảng thấy vài con chó vàng đi dạo (chắc là của các nhà dân bên cạnh…).. Một lúc sau, sân trường đỡ ít hơn vì có thêm người đến…
Đề bài: Tả một con vật nuôi yêu thích
“Nhà em có nuôi một chú chó Nhật làm cảnh… em yêu quý nó vô cùng… trông nó rất nhỏ nhắn xinh xắn… hồi nó đẻ một lứa được 40 con chó con…”.
Đề bài: Tả một người thân trong gia đình
“… Bà em nay đã già rồi… tóc bà trắng như cước, răng bà lún phún chỉ còn vài cái… chòm râu của bà dài tới ngực…”.
Đề bài: Tả cô giáo của em
“Cô giáo em có đôi mắt sáng quắc, gương mặt cô tròn xoe, miệng cô lúc nào cũng toe toét cười, trừ lúc giảng bài, người cô cao khoảng 1m 45, nặng 45 kg, tóc cô dài khoảng 35 cm. Cô nói tiếng to và dõng dạc như tiếng chuông, vang xa mấy lớp học…
Video đang HOT
Em rất yêu cô giáo của em vì cô không lúc nào làm em buồn, kể cả lúc em viết chữ xấu nhất cô cũng không bao giờ mách mẹ em làm em buồn…”.
ề bài: Phân tích cuộc đời Kiều trong tác phẩm Truyện Kiều của Nguyễn Du.
Một học sinh lớp 9 trường THPT Huế đã viết như sau:
“Kiều là một người con gái tài sắc vẹn toàn, song nàng đã bị chế độ phong kiến vùi vào đống bùn nhơ. ến nỗi chịu không nổi, nàng đã nhảy xuống sông Tiền Giang tự vẫn. May thay lúc đó có một bà đảng viên đi công tác về, bà liền nhảy xuống sông cứu nàng. Sau đó, Kiều giác ngộ và đi theo con đường Cách Mạng”.
ề bài: “Em hãy phát biểu cảm nghĩ của mình về việc Nguyễn Du đã để lại cho chúng ta tác phẩm Kiều”.
Một bạn lớp 11 trường PTTH Cái Bè, đã viết: “Nguyễn Du là lão tiền bối của chúng ta. Mặc dù tiền bối đã sớm ra đi vào một chiều gió lạnh, nhưng vẫn làm chấn động cả giới hậu bối, qua bí kíp võ công “Vương Thúy Kiều” hay còn gọi là “oạn Trường Thất Thanh”. Bằng chứng là qua các kỳ thi, kho bí kíp này lại xuất hiện và làm thất điên bát đảo cả giới hậu bối chúng ta.
ề bài: “Em hãy tường thuật lại diễn biến Chiến dịch iện Biên Phủ”.
Bài làm của một học sinh lớp 9 trường PTCS cấp 2: “… Quân địch đánh ra, quân ta đánh vào ào ào như lá tre rụng, đồng chí phe ta đánh thằng cha phe nó ghê hết sức cỡ.
Kết quả: Sau 55 ngày đêm chiến đấu oai hùng, ngày 7/1/1991, phe ta thắng phe nó, chúng ta đã giết sống được 16.200 chúng nó, phanh thây 62 máy bay (em quên mất tên của máy bay, xin cô thông cảm)”.
ề bài: “Trong các tác phẩm em đã học và đọc thêm, em thích tác phẩm nào nhất? Vì sao? Hãy chứng minh”.
Bài làm của bạn N.A T, lớp 10B trường PTTH đã viết: “Trong kho tàng văn học VN, ca dao dân ca rất giàu tình nghĩa… Trong các tác phẩm, em thích nhất là tác phẩm “Tắt đèn” của chị Dậu. Vì nó đã thể hiện tinh thần chống lại sự bóc lột phụ nữ của chế độ phong kiến. Chứng tỏ chị đã bán con và chó để thể hiện tinh thần kiên quyết đó…”.
Theo VNE
Những bài văn bất hủ của học trò (phần 100)
Đề bài: Phân tích câu thơ "Sau lưng thềm nắng lá rơi đầy".
Cảnh đông tàn rét mướt khiến cho con người không muốn quét tước gì nữa, để rồi sau khi nắng lên, sau lưng thềm lá đã rụng đầy như một bãi rác.
Đề bài: Phân tích câu thơ "Mùa thu nay khác rồi"
Đấy, mới hôm nào đấy quay về thì phong cảnh ở đây đã khác rồi, không ai đoán trước được chữ ngờ.
Đề bài: Phân tích câu thơ "Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu"
Mở đầu bài thơ tác giả đưa ngay ra một cái cồn nhỏ. Cồn của người khác thì rậm rạp còn cồn của Huy Cận thì lơ thơ vài loại cây. Cây cối của Huy Cận chỉ đủ dùng cho một luồng gió.
Đề bài: Phân tích câu thơ "Sông dài, trời rộng, bến cô liêu"
"Bến cô liêu" thì có nghĩa cô liêu là tên của một bến đò. Và "Cô" ở đây chỉ cô gái đứng cô đơn một mình.
Đề bài: Phân tích hình tượng "người lái đò sông Đà"
(Mở bài) Mỗi khi nghe tiếng sóng dữ dội đập vào bờ biển đầy rẫy những hòn đá là em lại chợt rùng mình trong lòng như tê tái có một điều gì đó làm em lo sợ. Đúng rồi, đó là tiếng sóng dữ dội mà ông lái đò từng trải qua mà em đã từng được học trên lớp.
Đề bài: Phân tích tấm lòng người mẹ của bà cụ Tứ trong chuyện " Vợ nhặt" của nhà văn Kim Lân.
"Trong cuộc sống sinh hoạt đời thường, hàng ngày chúng ta đã từng được thưởng thức rất nhiều loại lòng, như lòng lợn, lòng chó, lòng gà, lòng vịt", chúng đều rất ngon và có vị riêng biệt khác nhau, nhưng tất cả đều không thể bằng lòng... mẹ".
Lời phê của thầy giáo: "Vào đề so sánh khập khiễng, nhưng rất bất ngờ" (0 điểm).
Theo VNE
Những bài văn bất hủ của học trò (phần 99) Đề bài: Giải thích câu tục ngữ "Giặc đến nhà, đàn bà cũng đánh". "Câu tục ngữ nói lên sự dã man của bọn giặc cướp, khi đã tràn vào làng mạc, nhà cửa thì không cứ đàn ông, mà cả đàn bà, trẻ em chúng cũng đánh đập, hành hạ..." Đề bài: Miêu tả hình dáng cô giáo em. - Chiều dài...