Những bài thuốc từ cây vối
Cây vối có tên khoa học là Cleistocalyx operculatus (Roxb.), thuộc họ Sim – Myrtaceae. Từ lâu đời nhân dân ta đã biết sử dụng lá vối hay nụ vối với cách chế biến đơn giản tạo thành loại trà nấu hay hãm lấy nước uống thường ngày, đặc biệt giàu dược tính nên có công hiệu chữa trị nhiều bệnh.
Các kết quả nghiên cứu về vối cho thấy, trong lá và nụ vối chứa tannin và acid triterpenic, khoáng chất và vitamin… khoảng 4% tinh dầu với mùi thơm dễ chịu. Đặc biệt chứa một số chất kháng sinh có khả năng diệt được nhiều loại vi khuẩn gây bệnh. Chính vì vậy mà lá vối tươi hay khô sắc đặc được coi như một loại thuốc sát khuẩn dùng trị liệu các bệnh ngoài da như ghẻ lở, mụn nhọt hoặc lấy lá vối tươi nấu lấy nước đặc để gội đầu chữa chốc lở rất hiệu nghiệm. Ngoài ra, lá vối chứa ít tanin, alcaloid (thuộc nhóm indolic) và một lượng tinh dầu (4%) bay hơi, thơm. Các bộ phận khác nhau của cây còn chứa các sterol, các chất béo, tanin catechic và gallic. Người ta cũng thường phối hợp lá vối với lá hoắc hương làm nước hãm uống lợi tiêu hóa. Nước sắc đậm đặc của lá cây dùng sát khuẩn để rửa mụn nhọt, lở loét, ghẻ. Lá, vỏ, thân, hoa vối còn dùng làm thuốc chữa đầy bụng, khó tiêu, tiêu chảy, mụn nhọt, viêm đại tràng mạn tính, lỵ trực trùng.
Ở Ấn Độ, rễ cây vối sắc đặc dạng sirô dùng đắp vào các khớp sưng đỏ; quả dùng ăn trị phong thấp. Hay tại Trung Quốc, các bộ phận của cây vối dùng trị cảm mạo, đau đầu phát sốt, lỵ trực khuẩn, viêm gan, bệnh mẩn ngứa, viêm tuyến sữa, ngứa ngáy ngoài da, bệnh nấm ở chân, vết thương…
Theo Đông y, cây vối vị đắng, chát, tính mát, có ít độc; tác dụng thanh nhiệt giải biểu, sát khuẩn, chỉ dương, tiêu trệ. Lá vối có tác dụng kiện tỳ, giúp ăn ngon, tiêu hóa tốt. Đông y còn dùng vỏ cây vối làm thuốc gọi là hậu phác; được sử dụng để trị đau bụng, đầy trướng ăn không tiêu, nôn mửa…
Dưới đây là một số phương thuốc trị liệu có dùng vối:
Trị đau bụng đi ngoài
Video đang HOT
Lá vối 3 cái, vỏ ổi rộp 8g, núm quả chuối tiêu 10g. Cùng thái nhỏ phơi khô sắc với 400ml nước, còn 100ml chia 2 lần uống trong ngày, dùng liền 2 – 3 ngày.
Chữa đầy bụng, không tiêu
Vỏ thân cây vối 6 – 12g, sắc kỹ lấy nước đặc uống 2 lần trong ngày.
Hoặc nụ vối 10 – 15g, sắc lấy nước đặc uống 3 lần trong ngày.
Chữa lở ngứa, chốc đầu
Lấy lá vối lượng vừa đủ nấu kỹ lấy nước để tắm, rửa nơi lở ngứa và gội đầu chữa chốc lở.
Giúp giảm mỡ máu
Nụ vối 15 – 20g, hãm lấy nước uống thay trà trong ngày hay nấu thành nước đặc chia 3 lần uống trong ngày. Cần uống thường xuyên mới hiệu nghiệm.
Hỗ trợ trị tiểu đường
Nụ vối 15 – 20g, sắc lấy nước chia 3 lần uống trong ngày hay hãm uống thay trà. Cần uống thường xuyên.
Theo VNE
Những bài thuốc giúp tinh binh "vô địch"
Bạn Đức Huy (khu 12, Kim Đức, Việt Trì, Phú Thọ) hỏi ngoài việc dùng thuốc Tây thì nên uống thuốc Đông y gì và ăn uống thế nào để tinh binh khoẻ.
Ngoài phác đồ tân dược mà bạn đang dùng, việc sử dụng các kinh nghiệm dân gian của y học cổ truyền và chế độ ăn cũng có ý nghĩa hết sức quan trọng.
Về các vị thuốc Đông y, bài thuốc dân gian, bạn có thể dùng nhân sâm, nấm linh chi, ba kích, nhục thung dung, tiên mao, tỏa dương, dâm dương hoắc, đỗ trọng, bổ cốt chi, kỷ tử, củ mài... dưới dạng trà thuốc, rượu thuốc, chế biến cùng với các thực phẩm để tạo thành các món ăn như chim cút hầm kỷ tử, nhân sâm; bồ dục lợn hầm với đỗ trọng... hoặc sử dụng các đông dược thành phẩm đã được bào chế bằng công nghệ hiện đại như cao linh chi, viên nang nhân sâm...
Bầu dục hầm thuốc giúp tăng cường sức khỏe sinh sản cho nam giới.
Với người "tinh binh" suy yếu, có một bài thuốc cổ rất thích hợp với tên là "ngũ tử diễn tông hoàn" gồm các vị ngũ vị tử, thỏ ty tử, xa tiền tử, kỷ tử, phúc bồn tử, các vị sấy khô, tán thành bột, uống mỗi ngày 3 lần, mỗi lần 9g hoặc làm thành viên hoàn uống hoặc tán vụn, trộn đều, mỗi ngày lấy 30g hãm với nước sôi trong bình kín, sau chừng 20 phút là dùng được, uống thay trà trong ngày.
Về chế độ ăn uống, nhiều loại thức ăn đơn giản nhưng hiệu nghiệm để tăng cường tinh binh như nước cơm, trứng chim sẻ, trứng chim cút, thịt chim sẻ, thịt dê, thịt chó, bồ dục động vật, thịt hươu, nhung hươu, thịt hoẵng, thịt và mỡ bìm bịp, con bổ củi, nhau thai, tắc kè, cao da lừa, tinh hoàn và dương vật chó và dê, đuôi trâu bò, đông trùng hạ thảo, tổ yến, sữa ong chúa, một số loại thủy hải sản như tôm, hàu, rùa, cá chạch, hải sâm, dương vật hải cẩu, quả hồ đào, phúc bồn tử, hạt dẻ, rau hẹ, hạt hẹ...
Cần chú ý ăn hạn chế hoặc kiêng các đồ ăn thức uống có tính lạnh như dưa hấu, dưa chuột, dưa bở, rau cải, bí đao, chuối tiêu, mướp, bầu, rau cần, đậu xanh, cua, trai, ốc, măng, củ cải, thịt vịt, rau câu, mã thầy... và các thực phẩm có tính kích thích, quá cay nóng như rượu trắng, hạt tiêu, thuốc lá, cà phê, trà đặc, đại hồi, tiểu hồi, tỏi...
Theo ThS.BS Hoàng Khánh Toàn (Kiến thức)
Những vị thuốc từ thiên nhiên dành cho bé Với khí hậu như ở nước ta thì trẻ em thường là đối tượng chính mắc những bệnh như ho, cúm, viêm họng...Tuy nhiên, không phải lúc nào việc sử dụng thuốc đặc trị cũng tốt cho bé. Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ cung cấp cho quý độc giả thông tin về cách điều trị một số bệnh hay gặp...