Những bài thuốc trị bệnh mùa hè từ dưa hấu
Những bài thuốc từ dưa hấu dưới đây rất hiệu quả, đặc biệt là với các bệnh mà mùa hè hay mắc phải như viêm họng, viêm phế quản, ho sốt…
Dưa hấu vị ngọt, tính lạnh, có tác dụng giải khát, chống nóng, lợi tiểu.
Vỏ dưa hấu có vị ngọt mát, có thể chống nóng, giải cảm nắng, chữa vàng da, phù thũng và các bệnh lở loét ở miệng.
Hạt dưa hấu có tác dụng nhuận tràng và hỗ trợ tiêu hóa.
Sau đây là một số bài thuốc từ dưa hấu:
Chữa viêm khí quản mạn tính: Lấy một quả dưa hấu rồi khoét 1 lỗ nhỏ cho vào trong đó 50g đường phèn và 30g gừng tươi, đậy kín lại. Đặt lên trên rổ, giá hấp khoảng 2 giờ sau đó lấy ra uống nước cốt và ăn dưa. Mỗi ngày ăn 1 quả nhỏ, mỗi đợt điều trị 10 ngày, khoảng 3 – 4 đợt, giữa mỗi đợt nghỉ 3 – 5 ngày.
Trị ho ra nhiều đờm: Nếu bị ho mà đau ngực, đau cổ họng và ra nhiều đờm thì lấy khoảng 20 – 25 hạt dưa hấu sắc với 2 bát nước, sắc cạn còn nửa bát, uống 2 lần trong ngày, sau vài ngày là khỏi.
Trị ho gà: Hạt dưa hấu giã nát 15g, nhân hạt lạc 15g, hồng hoa (vị thuốc Bắc), đường phèn 30g, tất cả cho vào sắc uống, ăn nhân hạt lạc.
Trị viêm họng: Mùa hè nắng nóng, chúng ta ngồi nhiều trong điều hòa nên dễ viêm họng. Lấy vỏ dưa hấu 30g, sắc với 500ml nước, sắc nước còn 300ml thì lấy nước uống nhiều lần trong ngày.
Video đang HOT
Trị sốt, co giật: Nếu bị sốt kèm theo co giật nhẹ thì lấy nước ép dưa hấu trộn thêm đường và dùng uống nhiều lần trong ngày.Trị chứng cao huyết áp: Dùng 15g vỏ dưa hấu khô, phơi nắng, 9g hạt muồng đun sôi để nguội uống thay nước hằng ngày.
Trị táo bón: Táo bón thường do tân dịch (chất nước) trong cơ thể bị nhiệt nung nấu mà khô kiệt. Dưa hấu có chứa nhiều nước, sinh tân dịch, có thể trị được gốc bệnh của táo bón. Ngoài ra, lượng thịt dưa hấu ăn vào, được coi như chất xơ, có tác dụng kích thích nhu động ruột, làm tăng tính nhuận trường, giúp chống táo bón.
Giải say rượu: Ăn dưa hấu hoặc ép lấy nước uống.
Theo TS.BS Lê Thị Thanh Nhạn
Gia đình Online
Những bài thuốc trị bệnh từ cây bồ công anh
Theo y học cổ truyền, bồ công anh vị đắng ngọt, tính lạnh, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tiêu thũng, chữa các bệnh mụn nhọt,...
Hình ảnh của cây bồ công anh làm thuốc.
Bồ công anh còn có tên là rau bồ cóc, diếp dại, mũi mác, rau bao; thường mọc hoang ở nhiều nơi. Theo y học cổ truyền, bồ công anh vị đắng ngọt, tính lạnh, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tiêu thũng, chữa các bệnh mụn nhọt, lở loét, viêm dạ dày - tá tràng, viêm gan, viêm họng...
Một số bài thuốc nam thường dùng bồ công anh trong dân gian
1. Mắt đau sưng đỏ
Bồ công anh 40 g, dành dành 12 g. Sắc uống ngày một thang.
2. Tắc tia sữa
Bồ công anh 30-50 g tươi, giã nát vắt lấy nước cốt uống, bã đắp lên vú.
3. Mụn nhọt
Bồ công anh 40 g, bèo cái 50 g, sài đất 20 g. Sắc uống ngày một thang.
4. Viêm họng
Bồ công anh 40 g, kim ngân hoa 20 g, cam thảo nam 10 g. Sắc uống ngày một thang.
5. Viêm loét dạ dày, tá tràng
Bồ công anh 40 g, lá khôi, nghệ vàng 20 g, mai mực 10 g, cam thảo 5 g. Sắc uống ngày một thang.
6. Viêm phổi, phế quản
Bồ công anh 40 g, vỏ rễ dâu 20 g, hạt tía tô 10 g, kim ngân hoa 20 g, cam thảo nam 10 g. Sắc uống ngày một thang.
7. Viêm gan virus
Bồ công anh 30 g, nhân trần 20 g, chó đẻ răng cưa (kiềm vườn) 20 g, rau má 30 g, cam thảo nam 20g. Sắc uống ngày một thang.
8. Trị đường tiểu viêm, bàng quang viêm, tiêu hóa kém, căng đau vùng dạ dày
Bồ công anh 40g, Quất bì 24g, Sa nhân 12g, Tán bột. Mỗi lần uống 1-2g, ngày 3 lần (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
9. Trị viêm ruột thừa chưa vỡ mủ
Bồ công anh 12g, Tử hoa địa đinh 20g, Mã xỉ hiện 40g, Hoàng cầm, Đơn sâm mỗi thứ 12g sắc uống (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Theo Giáo Dục Việt Nam
Chữa bệnh hiệu quả bằng dưa bở Theo Đông y, dưa bở có vị ngọt, tính lạnh, tác dụng giải khát, lợi tiểu... rất thích hợp cho những ngày hè nóng bức. Bộ phận nào của cây dưa bở cũng có tác dụng trị bệnh Hạt dưa bở có vị ngọt, tính mát, tác dụng điều hòa trong bụng, thanh phế, nhuận tràng, trị được các chứng kết tụ sinh...