Những bài phát biểu làm nên lịch sử tại Đại Hội đồng LHQ
Phiên họp thứ 70 của Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc đang diễn ra tại New York và diễn văn của các nguyên thủ quốc gia là một phần vô cùng quan trọng. Trước đó, một số lãnh đạo thế giới đã để lại dấu ấn đậm nét thông qua những bài diễn văn lịch sử.
Trong bài phát biểu marathon tại phiên họp thường niên của Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc ngày 26/9/1960, cựu lãnh đạo Cuba, Fidel Castro đã đưa ra một khẩu hiệu: “Nếu thực hiện triết lý cưỡng đoạt thì sẽ mãi mãi chìm đắm trong triết lý chiến tranh”. Ông đã phát biểu liên tục trong bốn tiếng và 29 phút, đây là bài diễn văn dài nhất trong lịch sử phiên họp.
Trong bài phát biểu của mình, ông Castro giải thích ý nghĩa thực sự của cuộc Cách mạng Cuba, sự cần thiết phải cải cách chính phủ và cảnh báo Mỹ trước sự tấn công vào nước này. Ông cũng đề cập đến những khía cạnh đã phá hủy mối quan hệ Mỹ-Cuba.
Nhiều nhà lãnh đạo để lại dấu ấn qua những bài diễn văn lịch sử. Nguồn: AP
Ngày 12/10/1960, lãnh đạo Xô Viết, Nikita Khrushchev đã có bài diễn văn đầu tiên tại Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc, tại đây, ông đã thể hiện sự ủng hộ đối với các quốc gia châu Phi khi tách khỏi các nước đô hộ, đồng thời kêu gọi giải trừ quân bị hoàn toàn để loại bỏ khái niệm chiến tranh. Sau đó, báo cáo của truyền thông cho biết, trong khi đọc bài diễn văn của mình, Khrushchev đã ném một chiếc giày về phía ghế ngồi của phòng họp. Những người chứng kiến cho biết, hành động này của ông bộc phát sau khi một đại biểu Philippines so sánh Liên Xô giống như một trại tập trung.
Ngày 13/11/1974, lãnh đạo Palestine Yasser Arafat lần đầu tiên được mời tham dự hội nghị Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc theo yêu cầu của phong trào Không liên kết. Trong bài phát biểu của mình, ông gọi chủ nghĩa Do Thái là một hình thức phân biệt chủng tộc và một năm sau đó, Liên Hiệp Quốc ban hành nghị quyết “Loại bỏ mọi hình thức phân biệt chủng tộc”. Nghị quyết này sau đó đã bị Mỹ và Israel đề nghị hủy bỏ sau sự kiện sụp đổ bức tường phương Đông năm 1991.
Trong phiên họp thứ 42 của Đại hội đồng ngày 21/9/1987, Tổng thống Mỹ Ronald Reagan gọi “mối đe dọa người ngoài hành tinh” là một yếu tố quan trọng có thể giúp giải tỏa các xung đột giữa các quốc gia. Ông đã đưa ra ý tưởng này lần đầu tiên trong cuộc gặp gỡ với lãnh đạo Liên Xô Mikhail Gorbachev tại Geneva năm 1985. Sau đó, ông Reagan cho biết đó là câu chuyện khoa học viễn tưởng ưa thích của mình và sau đó, cố vấn an ninh quốc gia Colin Powell đã phải cố xóa phần phát biểu đó của ông Reagan.
Ngày 20/9/2006, Tổng thống Venezuela Hugo Chavez bắt đầu bài phát biểu của mình tại Đại Hội đồng bằng cách nói rằng “Một con quỷ đã tới đây ngày hôm qua”, ám chỉ Tổng thống Mỹ George W.Bush, trước đó đã có bài diễn văn về chính sách ngoại giao của Washington. Ông Chavez cũng cáo buộc Mỹ “bóc lột, cướp bóc và khống chế tất cả mọi người trên toàn thế giới”. Tại Venezuela, bài phát biểu của ông được phát sóng trực tiếp và lặp đi lặp lại nhiều lần trong ngày. Các quan chức Mỹ thì cho rằng những lời nói như vậy không xứng với cương vị của người đứng đầu một nước.
Video đang HOT
Ngày 23/9/2009, lãnh đạo Libya Muammar Gaddafi cảnh báo về một “chế độ phong kiến chính trị” và yêu cầu quyền phủ quyết thường trực của Hội đồng Bảo an cần phải được trao cho tất cả các thành viên. Ông cũng cho biết Libya không bắt buộc phải tuân theo các nghị quyết trong Hiến chương Liên Hiệp Quốc. Các diễn giả tại Liên Hiệp Quốc thường giới hạn bài phát biểu của mình trong 15 phút nhưng bài diễn văn của Gaddafi ké dài khoảng 2 giờ đồng hồ. Kết quả là, phiên dịch viên tiếng Ả Rập đã kiệt sức và phải nhờ đến sự chi viện của một đồng nghiệp.
Nội dung được thực hiện qua tham khảo nguồn tin từ Sputnik, hãng thông tấn mới của Nga khai trương ngày 10/11/2014, có quy mô toàn cầu để cạnh tranh trên thị trường truyền thông thế giới. Sputnik thay thế các dịch vụ truyền thông tiếng nước ngoài của hãng thông tấn RIA Novosti và đài phát thanh Tiếng nói nước Nga.
Tuệ Minh (Lược dịch)
Theo Infonet
Những tuyên bố quan trọng của ông Putin về các "điểm nóng" hiện nay
Ngày 28/9 tới, Tổng thống Nga Vladimir Putin sẽ đọc bài phát biểu từ bục diễn đàn của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc.
Ngày 28/9 tới, Tổng thống Nga Vladimir Putin sẽ đọc bài phát biểu từ bục diễn đàn của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc. Sputnik đã chuẩn bị danh sách những phát biểu quan trọng nhất của nguyên thủ Nga về các vấn đề chính trị hiện nay.
Chiến tranh ở Syria
Cuộc khủng hoảng Syria chỉ có thể giải quyết bằng cách củng cố chính phủ hợp pháp hiện nay và khuyến khích họ thực hiện đối thoại với phần lành mạnh của phe đối lập và tiến hành các cuộc cải cách, Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố trong cuộc trả lời phỏng vấn đài truyền hình Mỹ CBS trước thềm chuyến đi của mình đến Đại hội đồng Liên Hợp Quốc. Một đoạn của cuộc phỏng vấn đã được đăng trên trang web của kênh truyền hình trong bản dịch tiếng Anh.
"Đúng vậy, đúng như thế ", ông Putin trả lời đề nghị bình luận ý kiến cho rằng một trong những mục tiêu của Matxcơva là cứu các lãnh đạo Syria, với người đứng đầu là Tổng thống Bashar al-Assad, hiện đang gánh chịu thất bại trong cuộc xung đột quân sự.
"Theo niềm tin sâu sắc của tôi, những hành động theo hướng khác nhằm phá đổ chính phủ hợp pháp, sẽ tạo ra tình huống mà ta có thể thấy ở nhiều nước trong khu vực hay ở những khu vực khác, thí dụ như Libya, nơi các thể chế nhà nước bị phá hủy. Chúng ta đang thấy tình huống tương tự, thật đáng tiếc, cả ở Iraq", ông Putin tuyên bố.
"Và không hề có bất kỳ phương cách nào khác để giải quyết cuộc khủng hoảng Syria ngoài việc củng cố những tổ chức nhà nước hiện hành và hỗ trợ họ trong cuộc chiến chống lại chủ nghĩa khủng bố, nhưng cũng đồng thời khuyến khích họ thực hiện đối thoại với phần lành mạnh của phe đối lập và tiến hành cải cách", Tổng thống Nga nói tiếp.
Hội đàm với Thủ tướng Israel
Syria không cần những hoạt động chiến sự với Israel vì nhiệm vụ cấp bách hơn cả đối với Damascus ở thời điểm hiện nay là bảo tồn chế độ nhà nước của mình. Tổng thống Nga đã nêu quan điểm này trong cuộc gặp với Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu, người khi đó tuyên bố rằng ông đến thăm Nga chính là để thảo luận về tình hình phức tạp ở khu vực Trung Đông.
"Còn về những vụ tấn công nổ súng vào lãnh thổ Israel thì chúng tôi lên án chúng. Theo như tôi được biết, chúng xuất phát từ những hệ thống tên lửa sản xuất thủ công", ông Putin tuyên bố.
"Đối với Syria thì chúng ta đều biết và hiểu rằng quân đội Syria và Syria nói chung đang ở trong tình trạng khiến họ không thể nghĩ đến việc mở thêm mặt trận thứ hai (với Israel) - họ còn phải lo việc gìn giữ chế độ nhà nước của mình", tổng thống Nga nhận xét.
Tổng thống Nga cũng bảo đảm với ông Netanyahu rằng chính sách của Nga ở khu vực Trung Đông sẽ luôn mang tính trách nhiệm. "Ở Nhà nước Israel đang có rất nhiều người từ Liên Xô cũ sinh sống, điều đó đặt một dấu ấn đặc biệt lên mối quan hệ nhà nước của chúng ta và tất cả hành động của Nga trong khu vực sẽ luôn luôn mang tính trách nhiệm cao", người đứng đầu nhà nước Nga tuyên bố.
Hiệp định Minsk và tình hình ở Ukraine
"Đối với việc thực hiện Hiệp định Minsk, phương án thay thế nào khác... theo ý kiến của tôi, là không có. Và quan trọng nhất, điều cần làm là phải thiết lập mối liên lạc trực tiếp giữa chính quyền Kiev và chính quyền các nước cộng hòa Donetsk và Lugansk để có thể thực hiện thỏa thuận Minsk", ông Putin tuyên bố hôm 12 tháng Chín trước các phóng viên của các hãng thông tấn Nga đồng thời nhắc nhở rằng trong thỏa thuận nêu rõ cả việc thông qua sửa đổi Hiến pháp lẫn đạo luật về các cuộc bầu cử địa phương.
Về cuộc khủng hoảng người tị nạn ở châu Âu
"Tôi cho rằng đây hoàn toàn là một cuộc khủng hoảng có thể dự đoán trước. Chúng tôi ở Nga, trong đó có người tôi tớ khiêm tốn của các bạn, đã nhiều lần nói như vậy, rằng sẽ có những vấn đề lớn rất quy mô xảy ra nếu như những người được gọi là đối tác phương Tây của chúng tôi vẫn tiếp tục theo đuổi chính sách sai lầm, như tôi luôn nói, về đối ngoại, đặc biệt là ở các khu vực của thế giới Hồi giáo, ở các vùng Trung Đông, Bắc Phi mà họ đang tiến hành gần như đến tận bây giờ. Chính sách này là gì?
Đó là việc áp đặt các tiêu chuẩn của mình, không kể đến các đặc điểm cả về lịch sử, về tôn giáo, về dân tộc lẫn văn hóa của những khu vực này", ông Putin tuyên bố hôm mùng 4 tháng Chín sau bài phát biểu tại Diễn đàn kinh tế phương Đông (WEF).
Quan hệ với Mỹ
"Các đối tác của chúng tôi ở phương Tây, trong đó, và trước hết, tất nhiên, là Hoa Kỳ, đã ở trong một trạng thái như là hưng phấn vậy. Và thay vì xây dựng mối quan hệ đối tác và láng giềng thân thiện, họ lại bắt đầu khai thác những vùng mới, theo như họ nghĩ, những không gian địa chính trị tự do", Tổng thống Nga Putin tuyên bố hôm 19 tháng Sáu trong bài phát biểu tại Diễn đàn kinh tế St. Petersburg.
"Không phải những cuộc xung đột vũ trang cục bộ là nguồn căn dẫn đến Chiến tranh Lạnh mà là những quyết định mang tính toàn cầu, thí dụ như việc Hoa kỳ đơn phương rút khỏi Hiệp ước Chống tên lửa đạn đạo. Đó thực sự là một bước đẩy chúng ta đến vòng xoáy vũ trang mới, bởi vì nó thay đổi hệ thống an ninh toàn cầu", tổng thống Nga nói thêm.
"Chúng ta có sự hiểu biết chung với tất cả những thành viên của quá trình này, bao gồm với Hoa Kỳ và với các nước châu Âu, tôi hy vọng là với cả Iran, rằng tất cả chúng ta đều là những người cực lực phản đối việc phổ biến vũ khí giết người hàng loạt. Và đó là lập trường nguyên tắc của chúng tôi. Và chính hoàn cảnh đó cho phép chúng ta làm việc một cách khá xây dựng với Hoa Kỳ theo hướng này", ông Putin kết luận.
Thúy Hà
Theo Biz Live
Giáo hoàng Francis đã lên án những gì tại Liên Hiệp Quốc? Giáo hoàng Francis đã có bài phát biểu trước Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc ngày 25.9. Với sự tham gia của nhiều nguyên thủ các nước, Giáo hoàng đã lên án mạnh mẽ nhiều vấn đề. Giáo hoàng phát biểu tại Liên Hiệp Quốc ngày 25.9 - Ảnh: Reuters Trong bài phát biểu tại Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc ở New...