Những bài học lớn
Trong phiên thảo luận về tình hình kinh tế xã hội tại Quốc hội vừa qua, liên quan đếnTrung Quốc đưa giàn khoan đến vùng biển Việt Nam , Chủ tịch Tổng LĐLĐVN Đặng Ngọc Tùng nhận định: “Hoàn toàn bất ngờ, không có trong dự báo, trong khi phản ứng, đối phó của chúng ta là không linh hoạt và chậm”.
Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam Đặng Ngọc Tùng phát biểu ý kiến tại QH.
Đối với những vụ việc lợi dụng biểu tình chống Trung Quốc của công nhân ở Bình Dương, Đồng Nai để xúi giục đập phá, Chủ tịch Đặng Ngọc Tùng cho rằng những phản ứng của cơ quan chức năng sau đó là chưa kịp thời, gây hậu quả rất lớn về kinh tế, đặc biệt là niềm tin của các nhà đầu tư, dư luận thế giới. “Đây là một bài học lớn” – Chủ tịch Đặng Ngọc Tùng nói.
Đó là những ý kiến thẳng thắn, chính xác, không né tránh. Phải thấy được sự yếu kém của chính mình mới sửa đổi được, thay chuyển được. Cho đến nay, tình hình sản xuất tại các khu công nghiệp ở Bình Dương đã tạm ổn định, nhưng không thể ngày một ngày hai khắc phục được thiệt hại do bọn phá hoại gây ra. Khi bọn xấu chuẩn bị kích động biểu tình để xúi giục phá hoại, chính quyền đã không nhanh nhạy nắm bắt kịp thời. Khi biểu tình và phá hoại xảy ra, ban đầu chính quyền cũng lúng túng, chậm chạp trong việc xử lý tình huống, để lại hậu quả quá lớn.
Đến thời điểm này, chưa có lãnh đạo nào của địa phương đứng ra chịu trách nhiệm là việc khó chấp nhận.
Một bài học lớn khác mà Chủ tịch Đặng Ngọc Tùng nêu ra là bài học về sự “mơ hồ”. Nhắc lại quan điểm nhất quán của Việt Nam về mong muốn hòa bình nhưng không chấp nhận một thứ hữu nghị viển vông, lệ thuộc đã được Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tuyên bố, Chủ tịch Đặng Ngọc Tùng khẳng định rằng: “Đây là bài học cho những ai còn mơ hồ về 16 chữ vàng, về 4 tốt”. Đúng là quá mơ hồ bởi vì:
Video đang HOT
Tốt mà chiếm Hoàng Sa của Việt Nam năm 1974?
Tốt mà tấn công biên giới phía bắc Việt Nam năm 1979?
Tốt mà chiếm Gạc Ma – Trường Sa của Việt Nam năm 1988?
Tốt mà liên tục xâm phạm Biển Đông của Việt Nam, cướp phá ngư cụ, hải sản, thậm chí đánh đập, đâm chìm tàu cá của ngư dân Việt Nam trên biển?
Vậy thì những ai còn mơ hồ hãy tỉnh lại, đừng ảo tưởng và tin vào những lời lẽ giả dối nữa.
Theo LĐO
Nỗi xót xa của Chủ tịch Đặng Ngọc Tùng!
"Đặt mình vào vị trí người lao động yếu thế, mới thấy xót xa!". Đó là lời sẻ chia, thấu hiểu và nhân văn của Chủ tịch Liên đoàn Lao động Việt Nam Đặng Ngọc Tùng xung quanh phương án tăng tuổi nghỉ hưu của Dự án Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi)...
(Minh họa: Ngọc Diệp).
Trên báo Lao động ngày 29/5, vị Chủ tịch đại diện cho hàng triệu đoàn viên công đoàn cả nước đã thẳng thắn bày tỏ quan điểm không đồng tình: "Tuyệt đại đa số công nhân mà tôi tiếp xúc họ đều không đồng tình về việc nâng tuổi nghỉ hưu, nhất là lao động nữ". Ông nói.
Trả lời câu hỏi của phóng viên về lý do không tăng tuổi nghỉ hưu sẽ dẫn đến "vỡ quỹ" như lập luận của Bảo hiểm Xã hội, ông Tùng khẳng định:"...nếu quản lý tốt tiền của người lao động, hãy tiết kiệm và quản lý quỹ như một ngân hàng thì chắc chắn sẽ không vỡ quỹ! Tôi khẳng định sẽ không vỡ quỹ BHXH. Tôi sẵn sàng gặp gỡ để trao đổi, tranh luận và chứng minh lập trường của mình với những ai nói rằng sẽ vỡ quỹ!".
Không dừng ở đó, ông Tùng còn cho biết: "Trước đây, khi tổ chức công đoàn còn quản lý quỹ BHXH chi cho 3 chế độ ốm đau, thai sản, tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, nếu còn kết dư thì chi cho sự nghiệp nghỉ ngơi, dưỡng sức tái tạo sức lao động cho người lao động, hoặc bồi dưỡng tại chỗ, hoặc chi cho chăm sóc con em công nhân lao động, hoặc chi cho bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ làm công tác an toàn vệ sinh lao động".
Câu này nói trắng ra là hiện nay quỹ Bảo hiểm xã hội được quản lý kém, rất kém và tất nhiên, Chủ tịch Đặng Ngọc Tùng có đủ dẫn chứng chứng minh cho nhận định này.
Trên Dân trí, đã có nhiều bạn đọc bày tỏ sự đồng tình với chủ tịch Tùng. "Lo Quỹ Hưu trí bị vỡ, tại sao những người làm công chức, viên chức của ngành BHXH lương cao như vậy? Lấy tiền đâu ra để xây dựng trụ sở làm việc của các cơ quan BHXH từ huyện trở lên to như thế, diện tích quá dư thừa mà huyện nào cũng xây cơ quan rất nhiều lần?" - Trần Văn Chương ở địa chỉ chuongtandx@yahoo.com viết.
"Vỡ quỹ BHXH một phần do quản lý yếu kém của ngành BHXH: Bộ máy quá cồng kềnh không hiệu quả, đầu tư Quỹ BHXH hiệu quả thấp, nợ BHXH quá lớn... Bên cạnh đó, CBVC BHXH là công chức nhưng theo tôi biết thu nhập lại gấp đôi mức trung bình của các cán bộ Nhà nước khác. Thử hỏi vì sao không vỡ quỹ?" - Trương Quang Dũng: tqdung72@yahoo.com
Và ông Tùng còn đặt câu hởi: "Tại sao chúng ta lại tiếp tục để người lao động thiệt thòi thêm 3 năm nữa? Tại sao không áp dụng Điều 90 của Bộ luật Lao động? Đáng lẽ Luật BHXH là luật nhánh của Bộ luật Lao động nên phải tuân thủ các điều của Bộ luật Lao động chứ?
Sao các nhà làm luật chỉ "xót" cho người sử dụng lao động không đóng nổi BHXH, mà không nghĩ đến những thiệt thòi của người lao động yếu thế khi phải tiếp tục đóng BHXH trên lương tối thiểu thêm 3 năm nữa? Các nhà làm luật hãy đặt mình vào vị trí của người lao động yếu thế sẽ thấy mà xót xa!".
Quá đúng!
Hãy đặt mình vào vị trí của người lao động yếu thế sẽ thấy mà xót xa chứ đừng ngồi phòng máy lạnh, hưởng lương lậu, bổng lộc để rồi nghĩ ra, tìm ra, kiếm ra muôn vàn mưu cách để "quản", để "xiết" người lao động chân chính.
Xin đừng "xót" cho các ông chủ, bà chủ mà để người lao động phải "xót xa" như lời Chủ tịch Đặng Ngọc Tùng.
Theo Dân Trí
Kinh tế có mạnh, quốc phòng an ninh mới vững Ngày 23-5, Quốc hội thảo luận tại tổ về tình hình kinh tế xã hội và quyết toán ngân sách Nhà nước. Bên cạnh việc mổ xẻ những yếu kém nội tại của nền kinh tế, vấn đề Biển Đông và những tác động của nó tới kinh tế - xã hội tiếp tục là mối quan tâm của nhiều ĐBQH. "Phải siết...