Những bài học gây tranh cãi trong sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 1
Cụ thể, rất nhiều mẩu truyện ở trong cuốn Tiếng Việt lớp 1, tập 1 (thuộc bộ sách giáo khoa Cánh diều) được dân mạng nhận xét là sử dụng câu từ trúc trắc, không rõ ý nghĩa, gây khó hiểu cho cả người lớn chứ chưa nói tới trẻ nhỏ.
Ví dụ như trong mẩu truyện về chú Ngỗng, tác giả sử dụng rất nhiều từ ngữ được phụ huynh cho là không phù hợp với trẻ lớp 1 như: “Chúng vừa kêu vừa dùng mỏ đớp vào chân…”. Và câu chốt lại thông điệp lại là: “Bị mổ liên tiếp kẻ trộm cũng phải choáng váng và chạy mất dép các bạn nhỉ?”. Cụm từ “chạy mất dép” được cho là văn nói suồng sã, không phù hợp để đưa vào giảng dạy, đặc biệt là dành cho học sinh lớp 1.
Câu chuyện được nhiều phụ huynh nhận xét là sử dụng từ ngữ gây khó hiểu
Thậm chí có những mẩu chuyện nhiều phụ huynh cảm thấy hốt hoảng vì dạy trẻ con “trốn việc”, “nói dối”. Ví dụ như trong bài tập đọc Hai con ngựa.
Ngựa tía đã xui ngựa ô trốn việc để đỡ phải làm nhiều và ngựa ô thì trả lời “Có lý lắm”. Vậy rốt cuộc thông điệp của câu chuyện trốn việc mà lại có lý này là gì?
Câu chuyện được cho là dạy trẻ cách trốn việc, lười làm
Video đang HOT
Trong bài học “Hứa và làm”, khỉ đã hứa sẽ mang nhiều cỏ về cho bà nhưng “nó lại chả nhớ gì cả”. Nhiều phụ huynh còn bất bình vì trong một mẩu truyện ngắn mà người viết sử dụng tới 5 từ “chả” mà lại không sử dụng từ ngữ phủ định phổ thông hơn là từ “không”.
Một mẩu chuyện mà sử dụng tới 5 từ “chả” – một từ ngữ thường dùng trong giao tiếp nói chuyện
Hay trong bài “Lúa nếp và lúa tẻ” khi dùng từ ngữ giải thích, tác giả lại viết rằng: “Chị nhầm”. Nhiều phụ huynh cho rằng đây là cách nói có phần “chợ búa”.
Còn trong bài học về các thanh, những vần được được ra để dạy cho các bé như: “đứ, đừ, đử, đữ, đự”; “đí, đì đỉ, đị” khiến phụ huynh “không biết nên khóc hay nên cười”.
Chị N.H (một giảng viên tại Hà Nội) có con chuẩn bị vào lớp 1 cũng bày tỏ quan điểm: “Vừa qua chắc các bố mẹ có con vào lớp 1 đang thi nhau mổ xẻ từng trang của SGK Tiếng Việt lớp 1 (bộ Cánh diều). Vì bé Khanh nhà mình năm sau vào lớp 1, nên mình cũng quan tâm lắm. Và quả thực, mình xem và thấy quyển sách Tiếng Việt (tập 1) đó rất có vấn đề về mặt Tiếng Việt và về mặt giáo dục mà nguyên nhân chắc là xuất phát từ năng lực trí tuệ của người biên soạn.
Về mặt tiếng Việt, sách sử dụng nhiều từ không chuẩn, không phổ quát, đại chúng, thiên về địa phương. Về mặt giáo dục, một loạt các câu chuyện có tính chất mưu mẹo, gian xảo, lười biếng, ranh mãnh được đưa vào làm bài học đầu đời cho các cháu.”
Cũng có ý kiến cho rằng, các câu chuyện này mang nhiều ý nghĩa sâu xa. Mà với trẻ con lớp 1, chúng sẽ hiểu lớp nghĩa đầu tiên chứ không thể hiểu nhiều ý tứ sâu xa như vậy. Việc đưa những câu chuyện này vào vừa khó hiểu cho học sinh mà vừa khiến giáo viên khó giảng dạy.
Tuy nhiên, nhà văn Trần Nhã Thụy nhận thấy một số mẩu truyện tập đọc trong sách Tiếng Việt lớp 1 được chia thành 2 phần. Nếu phụ huynh chỉ xem một phần sẽ không hiểu câu truyện một cách đầy đủ dẫn đến phản ứng, phê phán không đáng có.
Câu chuyện Hai con ngựa, Ve và gà, Cua, cò và đàn cá… là những ví dụ. Mẩu truyện được phụ huynh chia sẻ nhiều trên các diễn đàn và cho rằng không rõ tính giáo dục.
Các mẩu chuyện được chia làm hai phần, phụ huynh nên chú ý để hiểu trọn vẹn thông điệp được truyền tải
Tranh cãi sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 1: 'Nghều ngoào' hay 'nguều ngào', 'đàn oóc' hay 'đàn organ'
Việc xã hội hóa sách giáo khoa lớp 1 năm nay khiến nhiều phụ huynh cảm thấy bối rối bởi có tới 5 bộ sách giáo khoa.
Trong đó có 4 bộ của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam và 1 bộ sách của hai nhà xuất bản Đại học Sư phạm Hà Nội và Đại học Sư phạm TP.HCM, mỗi cơ sở có 4 cuốn, hợp thành một bộ sách "Cánh diều" hoàn chỉnh.
Việc lựa chọn sách giáo khoa sẽ do các trường lựa chọn tùy vào tình hình thực tế và nhu cầu của địa phương. Tuy nhiên, mới đây, hình ảnh trong bộ sách giáo khoa Cánh diều tập 2 gây nhiều tranh cãi. Cụ thể, ở bài học 137 "Vần ít gặp" trang 76 có xuất hiện hai từ khiến không ít phụ huynh phản ánh "không biết nên đọc như thế nào" hay "méo mồm' mới đánh vần xong.
Trang sách có hai vần gây nhiều tranh cãi 'Nghều ngoào' hay 'nguều ngào', 'đàn oóc' hay 'đàn organ'
Hai từ đó là "nguều ngoào' và "đàn organ". Từ trước đến nay, chúng ta vẫn thường được học hai từ khác là "nghều ngoào" và "đàn organ". Có ý kiến còn cho rằng: "Organ là từ mượn tiếng nước ngoài nên vẫn viết nguyên bản mà nay lại việt hóa vậy có thành sai?
Dưới bài chia sẻ này rất nhiều phụ huynh đã bày tỏ ý kiến đồng tình. Bạn Ngọc Bích bình luận: "Nhìn sách xong không biết đọc kiểu gì luôn, chưa thấy vần đấy bao giờ".
Bên cạnh đó, lại có ý kiến cho rằng cách viết này là đúng. Bạn Hoàng Văn Tuyền chia sẻ: "Chữ nguều ngoào mình nghĩ họ không sai đâu. Mà là do cách phát âm của từng vùng đấy. Thường mọi người chọn cách phát âm đơn giản hơn là nghều ngoào. Còn trong sách báo thì họ vẫn hay viết từ nguều ngoào. Còn về từ đàn oóc ấy. Có lẽ học định dạy các bé đánh vần thôi.... nhưng viết thiếu từ gan".
Nhiều ý kiến trái chiều nổ ra khi có người đăng tải bài viết thắc mắc về các vần khó đọc này
Bên cạnh đó, nhiều phụ huynh và giáo viên cũng nhận định sách giáo khoa Tiếng Việt năm nay nhiều kiến thức quá nặng so với học sinh lớp 1. Chỉ mới vào đầu năm học mà rất nhiều phụ huynh đã than phiền không thể theo kịp tiến độ học của con.
Là phụ huynh có con học lớp 1, tôi thấy nhiều cha mẹ chê SGK thậm tệ và ước con được học giống ngày xưa, các vị đang muốn kéo lùi giáo dục về 30 năm trước sao? Nếu sau ngần ấy năm, từ thế hệ chúng ta cho đến thế hệ con cháu, hàng chục thế hệ vẫn quanh đi quẩn lại chỉ ngần ấy bài đọc, kiên định theo một phương pháp chỉ để phụ huynh thấy quen thuộc, để cha mẹ dễ dàng kèm con, đứa lớn chỉ bài được cho đứa nhỏ, chẳng phải chúng ta đang...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Vì sao phòng ngủ của vua "khiêm tốn" thua 72.000 lần diện tích Tử cấm thành?

Cô gái hốt hoảng bỏ chạy lúc 2h sáng vì... sàn nhà bỗng nhiên "nổ đùm đụp": Chuyện không hy hữu ở chung cư

Những trend TikTok "sang chảnh" của bạn đang hủy hoại hành tinh như thế nào?

Chu Thanh Huyền ngồi xế hộp bạc tỷ hậu drama, chứng minh 'ăn đứt' vợ bạn chồng

Luật sư Hà 'bị réo' tham vấn luật nổi nhất 'Tóp tóp' lộ quá khứ bán cá ít ai ngờ

Thượng Hải lúc 2h sáng khiến bạn choáng váng: Hoá ra công việc bạn đang phàn nàn là điều mơ ước của hàng trăm nghìn người

Bạn gái tin đồn nóng bỏng của Lê Tuấn Khang

Cô gái TP.HCM từ bỏ mức lương gần 80 triệu đồng/tháng để ngủ bù

Có chồng nhưng vẫn bao nuôi nhân tình, cô gái vì thiếu tiền đã dùng 80 căn hộ làm một điều

40 giây kinh hoàng của bé trai khóc ngất vì hóc hạt, xem đến cuối clip chỉ biết run rẩy, bủn rủn chân tay

Shark Bình đưa Phương Oanh "hồi cung", netizen nhận xét 2 chữ về vợ chủ tịch

Sự đối lập trong bữa cơm của bố qua camera khiến con gái xem xong thấy bất lực, nước mắt chảy dài
Có thể bạn quan tâm

Cô gái nghèo lột xác đỉnh nhất Hàn Quốc: Từ Song Hye Kyo "bản dupe" đến nữ hoàng màn ảnh triệu người say mê
Hậu trường phim
23:44:37 04/05/2025
Mỹ nhân cả nước biết mặt: Từng chảnh chọe, chèn ép người khác, cuộc sống tuổi 53 ra sao sau khi giải nghệ?
Sao việt
23:39:11 04/05/2025
Hát 'Thua một người dưng', cô gái 23 tuổi được Ngọc Sơn nhắn nhủ một điều
Tv show
23:05:05 04/05/2025
Alexander-Arnold rời Liverpool với giá rẻ bèo
Sao thể thao
23:02:43 04/05/2025
'Ngọc nữ' Nhật bản Ryoko Hirosue điều trị tâm thần sau vụ bị bắt giữ
Sao châu á
23:02:13 04/05/2025
3 giọng hát Đà Lạt 'như rót mật ngọt', một người 18 năm mới trở lại
Nhạc việt
22:36:44 04/05/2025
Bắt 34 đối tượng đá gà, lắc tài xỉu dịp nghỉ lễ, thu giữ gần 200 triệu đồng
Pháp luật
22:24:01 04/05/2025
Rộ tin Mỹ cắt giảm hơn 1.000 nhân viên tình báo CIA
Thế giới
22:22:03 04/05/2025
"Nữ hoàng gợi cảm" comeback "tàng hình" không ai thèm ngó đến, bị fan tẩy chay vì mải mê yêu đương
Nhạc quốc tế
21:44:03 04/05/2025
Leonardo DiCaprio "phá bỏ lời nguyền tuổi 25", khi bạn gái người mẫu đã qua tuổi 26 nhưng vẫn không chia tay
Sao âu mỹ
21:21:28 04/05/2025