Những bài học đầu đời ở tuổi 20
Hơn 20, bước vào cuộc sống tôi biết mình phải chống chọi không chỉ với kẻ thù mà đôi khi với cả người thân thiết; tôi hiểu người cười nói với bạn chưa chắc một ngày nào đó sẽ thứ tha cho bạn một lỗi nhỏ.
Ảnh minh họa
Mở mắt chào đời trong vòng tay cha mẹ, cực nhọc khó khăn cha mẹ gánh, tôi chỉ ăn, học và lớn khôn. Sóng gió cuộc đời cũng đâu có nhiều để đứa con gái hơn 20 như tôi thấu hiểu hết. Trường lớp, thầy cô, bạn bè… có thể nói là môi trường thân thiện nhất dành cho con người.
Dù ở lớp ở trường cũng có những mối lo về điểm số, thành tích hay những ganh ghét, so với xã hội lớn này, chúng chỉ như hạt cát trên sa mạc. Hơn 20 tuổi, tôi không còn được bao bọc dưới mái trường, bước vào xã hội tự tin lắm vì bản thân cũng là đối thủ nặng ký với nhiều bạn cùng trang lứa.
Video đang HOT
Những năm tháng học trò luyện cho tôi thành kẻ chẳng sợ trời, chẳng sợ đất. Tôi tự tin vào bản lĩnh của mình, ra đời chẳng thể nào có ai ăn hiếp. Ấy vậy mà mới mấy tháng bước vào xã hội, vào môi trường mới, tôi trở thành một đứa vụng về, đáng ghét trong mắt vài người và đáng thương trong mắt một số người khác.
Dẫu biết môi trường cơ quan khá phức tạp, tôi tự nhủ từ đầu rằng “kết thêm bạn còn hơn gây thù” nên ấn tượng tôi dành cho đồng nghiệp đầu tiên là sự vui tươi, hoạt bát và hiền lành. Bản chất của tôi là vậy, tôi chỉ cần cố gắng dẹp cái ngang ngạnh và tính tình nóng nảy của mình, tự thấy không có gì đáng ngại. Tôi làm rất tốt vai trò một đồng nghiệp thân thiện, không thích sinh sự nên thêm một chuyện chi bằng bớt một chuyện, luôn cố gắng tạo mối quan hệ tốt với mọi người. Ai nhờ vả gì giúp được tôi sẵn sàng giúp, đám tiệc cơ quan tôi chưa lỡ một cái nào dù có tháng tôi chi gần nửa lương cho việc đó, rồi ăn uống cơ quan ai rủ tôi cũng cố gắng đi để gần gũi hơn với mọi người.
Những tưởng tốt đẹp vì ai cũng tỏ thái độ vui vẻ với tôi, ấy vậy mà mới mấy tháng trôi qua không khí khác hoàn toàn, sinh viên mới tốt nghiệp không thể tránh khỏi sai sót bởi cái học ở trường đâu thể bao phủ hết được những quy tắc xã hội. Những sai phạm xảy ra, tôi hiểu một điều, sai trái của mình có liên quan đến ai cuối cùng mình vẫn là người chịu trách nhiệm, người khác họ sẽ chẳng biết bạn đã làm gì dù kế hoạch do cả hai cùng lên. Rồi khi làm việc quá tích cực người khác sẽ cho là bạn tranh công, quá nhiệt tình người khác sẽ cho là bạn tham lam, thích thể hiện… dù rằng đó là những người đã cùng bạn vui chơi trên bàn tiệc, những người mà bạn tưởng họ hiểu và quý trọng bạn.
Hơn 20, bước vào cuộc sống tôi biết mình phải chống chọi không chỉ với kẻ thù mà đôi khi ngay cả người thân thiết bên cạnh, tôi hiểu ra người cười nói với bạn chưa chắc một ngày nào đó sẽ thứ tha một lỗi nhỏ của bạn hay sẽ không hiểu lầm hoặc không gây khó dễ cho bạn. Hơn 20, tôi vẫn quá ngây thơ, tin tưởng vào cuộc sống mộng mơ với những người bạn, còn quá ngờ nghệch để cư xử được theo lối của dân văn phòng.
Mọi thứ mới bắt đầu, cuộc đời còn dài lắm, tôi học thêm cho mình rằng sự cố gắng và nỗ lực không bao giờ là đủ nhưng dừng cố gắng, nỗ lực bạn sẽ gục ngã ngay trên đường đời. Không có khó khăn nào lớn lao cả vì cái khó khăn tiếp theo của bạn có thể sẽ hơn hiện tại, vậy nên bạn chỉ có thể đối mặt với nó mà thôi, dừng lại ở bất cứ khó khăn nào bạn sẽ không thể tồn tại tiếp. Đấu tranh là sinh tồn, có nhiều cách để đấu tranh, vậy nên hãy chọn cho mình một cách hoặc nhiều để đấu tranh và tồn tại.
Theo VNE
Bữa cơm gia đình
Hai đứa con uể oải ngồi vào bàn, lơ đễnh với những đĩa thức ăn, dù em đã kỳ công chế biến và bài trí. Em gắp thức ăn vào bát, chúng còn phụng phịu. Bực, em mắng:
- Con người ta chẳng có mà ăn. Đằng này mẹ làm đủ các món dọn cho tận miệng rồi mà cũng không chịu ăn là sao?
Hai đứa con miễn cưỡng cầm bát lên. Nhìn cách chúng ăn là biết chẳng ngon miệng gì.
Ngày anh cưới em, em gái đùa: Anh lấy chị em là cái khoản ăn uống chẳng bao giờ phải lo. Chị ấy không những thích nấu nướng mà còn nấu rất ngon nữa.
Lấy em về, chấm dứt cuộc đời độc thân nay mì tôm, mai cơm bụi, anh được em chăm chút từ bữa ăn đến giấc ngủ, nên lên cân vù vù. Nhiều người gặp anh đều kêu anh "phát tướng". Bạn bè có người còn ghen tỵ vì anh tốt số.
Vốn thích nấu nướng, lại thêm cái tính no bụng đói con mắt nên làm món gì em cũng làm nhiều. Nhiều hôm ăn xong phần của mình, bụng no căng, anh lại phải ăn cố. Không ăn thì em không vui, có khi hờn giận. Ngày thường thì còn đỡ, đến ngày nghỉ là anh bội thực. Cũng nhiều lần thấy em đi làm về lại lọ mọ trong bếp, anh bảo chỉ nấu vài món đơn giản thôi nhưng em không nghe. Lại bày biện món nọ, món kia, nhiều hôm nhìn bàn ăn của hai vợ chồng mà anh phát ngốt.
Từ ngày có con, thực đơn của nhà mình vừa dày vừa dài ra. Em tham khảo trên mạng, học hỏi bạn bè, có khi đi ăn ở nhà hàng còn dò hỏi bí quyết để về nhà thực hành. Cứ nghe quảng cáo cái gì ngon, bổ là em tìm mua về nấu nướng. Bố con anh là những thực khách đầu tiên dùng món mới, vui nhưng cũng đến là khổ vì cứ bị ép ăn. Không biết bao nhiêu bận, em bực mình cau có, còn anh thì phải buông bát đi lau nhà khi con trớ hết ra sàn vì em cố ép con ăn cho hết miếng cuối. Có lúc con sợ mẹ mắng, cứ lúng búng trong miệng nhưng không nuốt, chỉ tìm cách để nhè ra. Cũng không biết từ bao giờ, con rất sợ mỗi khi phải ngồi vào bàn, với trước mặt là những đĩa thức ăn đầy ắp.
Dù em ngày nào cũng đổi món cho con và ép con ăn, rồi bổ sung vitamin và các loại men vi sinh, sữa nội, sữa ngoại... nhưng con mình vẫn gầy nhom. Con không hấp thụ được. Còn anh, sau đợt khám sức khỏe, bác sĩ cũng chỉ định phải ăn kiêng. Biết là em thương và lo cho chồng con, muốn chăm sóc sức khỏe chồng con một cách tốt nhất, nhưng em biết không, ăn không đơn giản chỉ là để nạp năng lượng mà còn là sự thưởng thức. Một bữa ăn ngon đâu chỉ nằm ở những đĩa thức ăn mà còn ở không khí gia đình, thể trạng và tâm trạng của mỗi người. Nếu cứ ăn theo kiểu nhồi nhét sẽ không bao giờ ngon miệng cả. Vì thế, không nhất thiết phải là sơn hào hải vị, không nhất thiết phải là những đĩa thức ăn chế biến công phu, trang trí cầu kỳ. Có khi chỉ là bát canh cua với vài ba quả cà pháo, một bữa cơm đạm bạc nhưng mọi người ngồi vào bàn thoải mái, vui vẻ cũng sẽ có một bữa ăn ngon.
Một gia đình hạnh phúc không thể thiếu những bữa cơm đầm ấm, quây quần, nhưng bớt chút thời gian cho việc ăn uống để cả nhà cùng nhau ngồi xem một bộ phim hay đi dạo đâu đó cũng là cách để kết nối yêu thương, phải không em?
Theo VNE
Cọc đi tìm trâu thì đã sao? Không lẽ mình là con gái mà lại tỏ tình, lại nói yêu người ta rồi lại mang tiếng cọc đi tìm trâu...? Nhiều khi tôi cứ muốn nói huỵch toẹt ra là tôi thích anh nhưng mỗi lần sắp sửa nói, tôi lại thấy có cái gì đó chặn ngang. Không lẽ mình là con gái mà lại tỏ tình, lại nói...