Những bác sĩ không thể hết lòng cứu bệnh nhân
Dịch vụ khẩn cấp 911 ở New Jersey liên tục nhận cuộc gọi về các trường hợp ngừng tim, nhưng Covid-19 đã khiến họ phải thay đổi cách xử lý.
Khi xe cấp cứu đến nhà bệnh nhân, sau khi xác nhận tim đã ngừng đập, kỹ thuật viên y tế khẩn cấp tuyên bố bệnh nhân đã chết mà không làm hồi sức tim phổi (CPR), các thao tác cấp cứu bao gồm ấn lồng ngực và hô hấp nhân tạo với mục đích đẩy lượng máu giàu oxy tới não, đưa bệnh nhân thoát khỏi tình trạng nguy kịch.
Nhân viên y tế tại Newark, New Jersey đưa bệnh nhân lên xe cấp cứu hồi tháng trước. Ảnh: NYTimes.
Hồi tháng ba, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC) đã khuyến cáo kỹ thuật viên phản ứng khẩn cấp nên thận trọng khi áp dụng các thao tác có thể làm lây lan nCoV, trong đó có CPR.
Về bản chất, ấn lồng ngực là hành động tiếp xúc gần. Mỗi lần nhân viên y tế ấn lồng ngực, không khí bị ép từ phổi của bệnh nhân thoát ra ngoài, có nguy cơ mang theo mầm bệnh Covid-19.
Sau khi CDC ra khuyến cáo, nhiều bang không thay đổi chính sách về CPR. Tuy nhiên, tại New Jersey, bang ghi nhận số ca nhiễm nCoV cao thứ hai ở Mỹ, nhiều cơ sở y tế áp dụng quy định mới. Tại Bệnh viện Đại học ở Newark, New Jersey, nơi điều phối xe cấp cứu cho các cuộc gọi 911, nhiều nhân viên y tế đã bị nhiễm nCoV, 7 người đã chết.
Terry Hoben, điều phối viên dịch vụ khẩn cấp của bệnh viện, chú ý đến các số liệu: Trước khi Covid-19 bùng phát, đội xe cấp cứu của bệnh viện một ngày nhận được khoảng ba cuộc gọi về trường hợp ngừng tim. Vào tháng 4, họ ghi nhận trung bình 14 ca một ngày. Hoben nghi ngờ sự gia tăng đột biến này liên quan đến Covid-19 và ngừng tim là giai đoạn cuối của bệnh.
Nếu điều đó là đúng thì các nhân viên y tế gặp rủi ro cao, vì ấn lồng ngực sẽ phát tán virus có nồng độ cao ra ngoài. Hoben ra quy định nhân viên y tế không làm CPR từ ngày 11/4, ngoại trừ các trường hợp như bệnh nhân dưới 18 tuổi, phụ nữ mang thai và người bị đuối nước.
Video đang HOT
Trong những trường hợp khác, nếu điện tâm đồ hiển thị đường thẳng, cho thấy tim đã ngừng đập, các nhân viên y tế xác định nạn nhân đã chết, không cần làm CPR. Ít nhất 10 trong số 14 trường hợp ngừng tim họ ghi nhận hàng ngày rơi vào loại này.
Nhân viên y tế John McAleer, 51 tuổi, được gọi đến để cấp cứu một cụ bà 90 tuổi nhiễm nCoV. Vài tuần trước, khi New Jersey chưa chịu ảnh hưởng nặng nề bởi dịch, với những trường hợp thế này, McAleer cùng đồng nghiệp ấn lồng ngực và có thể dùng máy khử rung tim, mặc dù các nghiên cứu chỉ ra rằng chỉ khoảng 1-3% người rơi vào tình trạng này có thể được cứu sống.
Thao tác ấn ngực gần như chắc chắn sẽ không giúp cụ bà sống sót. Mặc dù các nhân viên y tế đã đeo kính bảo hộ, mặt nạ chống giọt bắn và khẩu trang, chúng không thể đảm bảo 100% họ sẽ không bị lây virus.
Nhưng các nhân viên y tế đã được đào tạo cần nỗ lực hết sức để cứu mọi mạng sống. Giờ đây, họ phải đặt sức khỏe của mình lên trên bệnh nhân. “Thật khó chịu vì điều này đi ngược lại với tất cả mọi thứ chúng tôi đã được dạy”, McAleer nói.
Angel Garcia, đồng nghiệp đi cùng McAleer, nói chuyện với gia đình bệnh nhân. Họ đặt nhiều câu hỏi và Garcia phải cố hết sức giải thích tại sao họ không nỗ lực hơn để cứu cụ bà.
“Đây là điều chúng tôi chưa bao giờ làm trước đây. Thật đáng sợ. Vấn đề này cũng kéo theo tranh luận về đạo đức”, Hoben nói. “Chúng tôi không xem nhẹ vấn đề này”.
Vào một sáng chủ nhật gần đây, nhân viên y tế Mark Radice được gọi đến cấp cứu cho một người đàn ông. Khi điện tâm đồ hiển thị đường thẳng, Radice không làm gì thêm ngoài xác định ông đã chết. Gia đình bệnh nhân rất phẫn nộ, các nhân viên y tế rời đi khi cảnh sát đến.
“Thông thường, chúng tôi sẽ cố gắng làm CPR, nhưng tôi hiểu tại sao chính sách đó tồn tại”, Radice nói. Nhiều người không có kiến thức y tế tin rằng CPR là thao tác giúp “hồi sinh” lên đến 70% bệnh nhân, giống như thường được mô tả trên các phim truyền hình. “Tôi có thể khẳng định sự thật ngoài đời không giống như trên phim”, Richard Kamin, giám đốc y tế của Dịch vụ Cấp cứu Connecticut, nói.
Sau khi quy định về CPR gây ra nhiều tranh luận, bộ phận của Hoben đang thảo luận có nên cho phép các nhân viên y tế tiếp tục làm CPR nhưng hạn chế thời gian thực hiện thao tác hay không.
Nhưng tháng trước, khi Hoben nhấn mạnh bệnh viện cần thực hiện các biện pháp quyết liệt hơn để bảo vệ nhân viên y tế, ông đã nói: “Cứu một mạng người nhưng có nguy cơ đánh đổi bằng 5 mạng. Làm vậy không hợp lý”.
Bệnh nhân Covid-19 thoát chết nhờ ghép phổi ở Trung Quốc
Các bác sĩ Vũ Hán đã ghép phổi cho một bệnh nhân 65 tuổi sau khi virus nCoV tàn phá các cơ quan trong cơ thể của ông.
Ông Cui An bắt đầu sốt cao vào ngày 23/1, có kết quả dương tính nCoV đầu tháng 2. Bệnh nhân phải sử dụng ECMO (tim phổi nhân tạo) trong suốt 2 tháng khi điều trị tại một bệnh viện ở Vũ Hán.
Ngày 6/4, ông Cui được đưa vào Khu Chăm sóc Tích cực, nhiều lần có kết quả âm tính với nCoV chứng tỏ virus không còn tồn tại trong cơ thể.
Tuy nhiên, virus đã khiến bệnh nhân bị xơ phổi, suy hô hấp và phải gắn máy thở, điều trị bằng ECMO, ngấp nghé cửa tử.
Các bác sĩ mặc đầy đủ đồ bảo hộ khi phẫu thuật cho ông Cui
Các bác sĩ nhận định ghép phổi là cách duy nhất để cứu ông Cui bởi Covid-19 đã gây ra những tổn thương không thể phục hồi ở phổi, khiến bệnh nhân thở khó khăn.
Ngày 20/4, các bác sĩ tiếp nhận được một cặp phổi của người hiến đã qua đời phù hợp với ông Cui. Hai lá phổi được đưa từ tỉnh Vân Nam tới Vũ Hán bằng đường hàng không.
Ca phẫu thuật được tiến hành vào tối cùng ngày tại Bệnh viện Nhân Dân của Đại học Vũ Hán. 20 nhân viên y tế đã tham gia ca mổ kéo dài 6 tiếng. Phòng áp lực âm được sử dụng để hạn chế sự lây nhiễm của virus.
Bác sĩ Lin Huiqing, Trưởng khoa Phẫu thuật lồng ngực, đánh giá ca mổ "mạo hiểm cao". Tất cả các y bác sĩ đều phải đeo thiết bị chống ồn để có áp lực dương.
"Khi đó, các bác sĩ không thể giao tiếp bằng ngôn ngữ và phải sử dụng kinh nghiệm, sự hiểu biết lẫn nhau để hoàn thành ca mổ", bác sĩ Lin giải thích.
Phổi được chuyển qua đường máy bay để thay cho ông Cui
Theo thông tin từ bệnh viện, ông Cui đang bình phục tốt. Bệnh nhân không cần dùng ECMO 2 ngày sau khi phẫu thuật. Ông Cui đã tỉnh lại vào ngày 24/4, tay chân có thể cử động đơn giản.
Tuy nhiên, ông vẫn phải sử dụng máy thở bởi các cơ chưa đủ khỏe để hỗ trợ cho phổi mới. Theo các bác sĩ, phải mất một thời gian dài nữa, bệnh nhân mới bình phục hoàn toàn.
Theo chuyên gia Jiao Yahui, Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc, ghép phổi vẫn là giải pháp duy nhất để cứu những bệnh nhân bị tổn thương nặng ở phổi.
Tuy nhiên, bà Jiao nói rằng bác sĩ chỉ nên tiến hành ca ghép khi virus trong cơ thể bệnh nhân được tiêu diệt hết. "Nếu không, phổi mới cũng có thể bị lây nhiễm và hư hỏng", bà Jiao nói.
Ở Trung Quốc còn có 2 bệnh nhân khác cũng được ghép phổi thành công.
Tắt phản ứng miễn dịch để ngăn Covid-19 chuyển nặng Để ngăn bệnh nhân trở nặng, các bác sĩ đề xuất cho ngừng phản ứng của hệ thống miễn dịch cơ thể, triệt tiêu nguy cơ xảy ra "cơn bão cytokine". Đề xuất được đăng trên Tạp chí Virus học hôm 2/5. Sau khi phân tích mô hình dịch tễ, so sánh với bệnh cúm mùa, các bác sĩ Mỹ phát hiện Covid-19...