Những bà mẹ vụng
Chị lấy làm đau khổ, dằn vặt tội lỗi vì không biết chăm con, bé nhà chị lười ăn, dù đã áp dụng đủ cách. Nhồi thì có khi nó nôn ra, dọa nạt thì nó sợ rồi khóc lóc lại ọc toàn bộ.
Bị mọi người quở chê nhiều chị càng thêm căng thẳng, dồn nén áp lực, buộc mình phải cố gắng hơn nữa. Ai mách gì cũng theo, từ thuốc bổ, chất béo, cốm dinh dưỡng các loại. Con không ăn món này phải quay ngay sang món khác, cả ngày xoay như chong chóng mấy bữa cháo, sữa của con cũng hụt hơi, trong khi đó chẳng ăn thua, còi vẫn hoàn còi. Không ít phen con khóc mẹ cũng bật khóc theo vì lực bất tòng tâm, đành buông xuôi trong đau khổ.
Chỉ có cách của cô bạn bày cho đó là “Nó không ăn thì vả vỡ mồm nó ra” là chưa dám thực hiện. Cô bạn thường “dạy”, (vì luôn tự hào về đứa con năm tuổi bụ bẫm của mình): “Từ bé tớ đã nhồi thật lực, không ăn thì cho ăn tát, sợ đau nên cứ phải nuốt vội, giờ thì hình phạt những lúc nó hư là cho nhịn cơm, cu cậu xin lỗi rối rít vì không ăn dạ dày rỗng, không chịu nổi”. Cô ấy còn bảo, cứ bắt nó ăn càng nhiều càng tốt, không cần biết con hấp thụ được đến đâu.
Ngay cả việc học hành của con cũng thế, bằng ấy cô đã thúc ép để hình thành cho nó thói quen học tập. Nó mà tô màu hay viết chệch hàng là bị bắt đặt tay lên bàn, lấy thước đánh cho nhớ đời.
Cô bạn chị và nhiều người phụ nữ luôn tâm niệm phải rèn đến nơi đến chốn để còn hướng tới mục tiêu chọn trường điểm, lớp chuẩn và cô giỏi. Họ bắt con phải nằm lòng câu “Thua thầy một vạn không bằng kém bạn một ly”, không được thua kém ai và bố mẹ góp phần không nhỏ trong cuộc chạy đua vũ trang ấy. Chính vì lẽ này mà không ít bà mẹ trở thành áp đặt mọi mong muốn, suy nghĩ, sở thích của mình vào con, mà không cần quan tâm đến thái độ, cùng sự ham muốn hay nhu cầu thực sự của người nhận được sự “ưu ái” ấy. Họ tự tay giành giật để gánh vác trọng trách, đồng thời nặng nề gọi đây là sự hi sinh cao cả dành cho gia đình.
Hôm trước nó lại gặp cảnh bà hàng xóm chê cười chị hàng xóm để con tự lập, tự xúc ăn, tự phục vụ bản thân “Nó còn bé, bắt nó làm còn mất thời gian hơn, làm mẹ thì không được lười”.
Vậy là trong phụ nữ luôn tràn trề những mâu thuẫn, vừa mong có được người chồng thấu hiểu, biết thông cảm, sẻ chia, nhưng lại không muốn con trai mình biết làm việc của đàn bà, vì lo chúng lóng ngóng sẽ làm đổ, sẽ vỡ, sẽ hỏng hết. Sợ con trai làm việc nhà thì nó hèn người đi, rồi lại “trông chả khác gì đàn bà” thế là ôm hết cả, rồi tiếp tục than thở kêu vất.
Video đang HOT
Họ giữ khư khư trong lòng quan niệm cũ, để rồi rốt cuộc lại làm khổ lây những người khác, bao gồm cả chồng con và những người phụ nữ quanh họ. Có lẽ họ chưa hiểu, con cái là một cá thể riêng biệt, chỉ có thể tác động, hỗ trợ phần nào thôi, chứ làm sao sống hộ được con.
Theo VNE
Cười là thuốc bổ
Nụ cười không chỉ để làm duyên, tiếng cười không chỉ lấy lòng người đối diện mà còn là thuốc bổ giúp bảo vệ sức khỏe.
Stress không phải luôn luôn là xấu. Với liều lượng vừa phải, chính stress giúp ta có sự hưng phấn, cảnh giác để đối phó lại tình huống không thuận lợi. Con người luôn sống trong môi trường có những tác nhân xâm phạm, đặc biệt các tác nhân về mặt tinh thần, tâm lý.
Cười giảm stress
Trong cuộc sống mấy ai không từng bị khủng hoảng - khủng hoảng trong công việc làm ăn (như lãnh đạo một công ty có nguy cơ bị phá sản), trong học tập (sắp đến ngày thi mà còn nhiều bài vở học chưa xong), trong những trở nghịch tình ái... Nhờ stress, ta có những suy nghĩ tích cực, tìm cách làm chủ thực tế, quyết tâm giải quyết khủng hoảng đó và thường là thành công trong việc vượt qua stress. Tuy nhiên, nếu stress cứ lặp đi lặp lại và ta không làm chủ được nó, không thích ứng với những biến đổi do nó đưa đến, cơ thể sẽ bị rối loạn về mặt thể chất và tâm thần. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh khi bị stress, cơ thể có những biến đổi mà biến đổi này có thể trở thành nguy cơ gây bệnh tăng huyết áp, nhiễm trùng, đái tháo đường type 2, bệnh tim mạch. Ngoài ra, stress thường xuyên cũng dễ dẫn đến các rối loạn tâm thần như: mất ngủ, suy nhược, tâm thần, trầm cảm...
Stress được ví như sự bốc hỏa thì cười được xem như ly nước mát xoa dịu sức nóng của nó. Người ta đã chứng minh cười sẽ giúp cơ thể phóng thích nhiều hơn endorphin (gọi tắt của morphin nội sinh, tức là loại ma túy được sản xuất trong chính cơ thể). Endorphin còn gọi là hormone hạnh phúc bởi vì nhờ nó mà ta cảm thấy yêu đời, tâm trạng phiền muộn được giải tỏa. Theo một nghiên cứu tại Đại học California (Mỹ), sau khi xem một bộ phim hài, mức trầm cảm (bạn đồng hành của stress) của nhóm được theo dõi giảm xuống 98%. Người ta cũng ghi nhận 1 phút cười thoải mái có tác dụng bằng 45 phút nghỉ ngơi thật sự.
Cười giúp bồi bổ cơ thể
Trước hết đối với tim mạch, y học hiện đại đã chứng minh "Cười là môn thể dục tốt cho tim mạch". Cười có tác dụng tăng cường tim mạch, giúp đưa nhiều máu đến các cơ quan khác trong cơ thể. Những người vô tư, luôn tươi cười ít bị tăng huyết áp. Cười giúp cung cấp nhiều ôxy cho tim, nhờ đó ngăn chặn các rối loạn về tim, đặc biệt làm giảm nguy cơ máu bị vón cục đưa đến bệnh tim mạch vành.
"Cười là môn thể dục tốt cho tim mạch" (Ảnh minh họa)
Cười giúp máu lưu thông nhiều hơn đến não. Không những thế, cười còn kích thích 2 bán cầu đại não tăng cường sự tiếp thu và lưu trữ thông tin mới. Bằng chứng là khi dạy trẻ với không khí vui vẻ đầy ắp tiếng cười sẽ thấy trẻ tiếp thu nhanh hơn và nhớ lâu hơn.
Cười giúp tăng cường chức năng hô hấp. Đặc biệt, khi cười to, cười thoải mái, phổi sẽ làm việc tốt, tăng cường năng lực nạp khí, tăng lượng ôxy vào máu, làm sạch đường thở, đẩy các khí độc ra khỏi cơ thể.
Khi cười to, các cơ bụng co bóp, tác động vào bộ máy tiêu hóa, giúp ruột tăng nhu động, vì thế sẽ giúp chống táo bón. Cười cũng giúp tăng cường hoạt động các tuyến tiêu hóa, làm tăng tiết dịch vị, dịch tụy, mật, vì thế sẽ giúp cho sự tiêu hóa và hấp thu tốt hơn các chất dinh dưỡng.
Các cơ quan như gan, thận, lách... cũng nhờ cười giúp tăng cường máu lưu thông, làm cho chúng hoạt động tốt hơn.
Cười tăng sức đề kháng
Hệ miễn dịch bao gồm các loại tế bào bạch cầu có khả năng thực bào tiêu diệt mầm bệnh, đặc biệt có các kháng thể, kháng độc tố... tham gia vào cơ chế đề kháng, bảo vệ cơ thể. Một nghiên cứu của Đại học Indiana (Mỹ) cho thấy xem phim hài hước cười thoải mái có thể tăng cường 40% hệ miễn dịch của con người. Muốn ngừa cảm, viêm họng, hãy cười thật nhiều vì cơ thể sẽ sinh ra bạch cầu, kháng thể tại mũi và đường hô hấp nhiều hơn để chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn và virus.
Cười to thoải mái chẳng khác gì tập thể dục. Một phút cười sảng khoái tương đương 10 phút tập bơi, 15 phút đạp xe đạp. Người muốn giảm cân, ngoài ăn uống kiêng khem, vận động tích cực, cũng không nên bỏ qua "liều thuốc bổ" vừa kể.
Cười lợi mình, lợi người
Khi cười, các cơ mặt co giãn nhịp nhàng nên cười sẽ giúp làm mờ các vết nhăn. Khi cười, các cơ mặt vận động tăng cường lưu thông khí huyết, góp phần làm tươi tắn làn da. Người có tính tình vui vẻ, luôn tươi cười sẽ giữ được nét mặt trẻ lâu. Vậy sao ta không chăm sóc da mặt bằng loại "mỹ phẩm" miễn phí và hiệu nghiệm là sự tươi cười?
Rõ ràng nụ cười, tiếng cười là liều thuốc bổ quý giá mà thiên nhiên đã ban tặng cho con người. Hãy luôn luôn tươi cười để sống khỏe.
Người cười nhiều rất có lợi cho bản thân. Không những thế, "nụ cười của bạn làm cho nhiều người vui sướng, kể cả người không thích bạn", tức là làm lợi cho người. Ai đó đã nói: "Một nụ cười không làm mất mát gì cả nhưng lại ban tặng rất nhiều. Nó làm giàu có cho những ai đón nhận mà không làm nghèo đi người sinh ra nó".
Hãy cười an nhiên để lợi mình lợi người!
PGS-TS Nguyễn Hữu Đức
Theo VNE
Nụ cười không hoàn toàn là thuốc bổ Nụ cười không phải lúc nào cũng là liều thuốc bổ cho cơ thể. Nghiên cứu mới đây cho thấy cười có thể gây hại cho cơ thể, thậm chí gây ra những cơn động kinh, trụy tim và rách cổ họng. Trong nghiên cứu công cố trên trang The Health, các nhà khoa học đã báo cáo về trường hợp một phụ...