Những áo dài “ám ảnh” màn ảnh Việt
Không chỉ đơn thuần là phục trang nhân vật, tà áo dài còn được sử dụng như công cụ truyền đạt ý tứ hàm súc của tác phẩm.
Bộ phim truyền hình “ Bỗng dưng muốn khóc” được xem như “hiện tượng” của năm 2008 với sự thành công ngoài sức tưởng tượng của đạo diễn Vũ Ngọc Đãng cùng dàn diễn viên chính Tăng Thanh Hà, Lương Mạnh Hải,Thủy Tiên…
Hình ảnh nhân vật chính Diễm Trúc do Tăng Thanh Hà thể hiện gây ấn tượng mạnh mẽ bởi chi tiết trang phục áo dài trắng
Truyện phim giản dị, hài hước, lãng mạn và nhẹ nhàng nhưng đánh trúng thị hiếu khán giả trẻ vốn quen thuộc với mô tuýp phim Hàn sớm gặt hái thành công và khẳng định. Câu chuyện về cặp đôi khác biệt hoàn toàn từ thân phận, hoàn cảnh sống cho tới tính cách Bảo Nam và Diễm Trúc dần tìm được cộng hưởng tư tưởng tình yêu nhờ những “xô xát” khi sống chung dưới 1 mái nhà.
Chuyện tình yêu của họ được tô điểm thêm sắc mầu mộng mơ với chi tiết lãng mạn nhẹ nhàng
Trong phim, tà áo dài được sử dụng với mục đích tôn lên vẻ đẹp tâm hồn cho cô gái nghèo bán sách truyện cũ từ nhỏ mơ ước được đến trường như bạn bè cùng trang lứa. Diễm Trúc khát khao biết chữ để đọc được những cuốn sách mình bán và hạnh phúc với cô là sở hữu 1 cửa hàng sách nhỏ của riêng mình.
Mười
Video đang HOT
Poster phim “Mười”
Bộ phim điện ảnh hợp tác giữa Hàn Quốc và Việt Nam đầu tiên mang tựa đề “ Mười” ( The Legend of a Portrait) kể về truyền thuyết mối tình của 1 cô gái người Việt cách đây 1 thế kỷ cùng câu chuyện tình của những cặp đôi trẻ Hàn Quốc đương đại.
Phim lựa chọn khai thác quan niệm tâm linh của người phương Đông với đề tài kinh dị vô cùng hấp dẫn. Trong phim, chiếc áo dài xuất hiện với 2 vai trò chủ chốt: làm “phông nền” cho bối cảnh độc đáo và “công cụ” khắc họa nỗi ám ảnh về lòng thù hận.
Tà áo dài Việt Nam lần đầu được sử dụng trong 1 tác phẩm kinh dị Hàn Quốc
Tà áo dài trắng xuất hiện được “mặc định” thành dấu hiệu nhận biết sự hiện diện của nhân vật trong tranh tên Mười. Hình ảnh “hư hư thực thực” đánh động vào trí tưởng tượng phong phú, khiến người xem đi từ bất ngờ thú vị cho tới sợ hãi và nhức nhối…
Poster phim
“ Cô dâu Hà Nội” là bộ phim độ dài 2 tập của hãng SBS Hàn Quốc được thực hiện bởi ê kíp của đạo diễn Park Gyeong Ryeol và dàn diễn viên trẻ triển vọng Kim Ok bin, Lee Dong Wook, Lee Won Jong.
Đặt bối cảnh tại Hà Nội – thành phố yên bình mộng mơ làm nơi khởi đầu cho 1 mối tình “vượt biên giới”, tà áo dài trở thành vật kiểm chứng tình yêu của chàng trai Hàn Quốc Park Eun Woo và cô sinh viên Việt Nam khoa tiếng Hàn Lý Thị Vũ.
Hình ảnh ẩn dụ đầy chất thơ
Đó là vẻ đẹp thánh thiện trong sáng của cô gái Việt khi khoác trên mình trang phục nữ sinh áo dài trắng – ấn tượng đầu tiên khiến chàng trai “xứ người” ngày đêm thương nhớ là đại diện hình ảnh cho lớp thanh niên trẻ dám yêu và bảo vệ tình yêu đích thực trước rào cản ngăn cấm của gia đình. Áo dài trắng còn tượng trưng cho tấm lòng chung thủy thuần khiết của người con gái Việt khi tình yêu gặp phải khó khăn xa cách về mặt địa lý.
Áo lụa Hà Đông
Hình ảnh Trương Ngọc Ánh trong “Áo lụa Hà Đông”
Áo lụa Hà Đông” ( The White Silk Dress) là bộ phim điện ảnh được Phước Sang sản xuất năm 2006. Phim do đạo diễn Lưu Huỳnh chỉ đạo với sự tham gia diễn xuất của người đẹp Trương Ngọc Ánh và nam diễn viên Quốc Khánh.
Nội dung phim kể về nhân vật nữ tên Dần với tình yêu mộc mạc chân thành dành cho chàng trai nghèo Gù. Họ vượt qua hoàn cảnh khó khăn đến với nhau, kết hôn lập gia đình và sau đó lại phải chấp nhận ly tan bởi biến cố thời thế.
Tà áo dài trắng theo suốt cuộc đời 2 thế hệ
Trong phim, hình ảnh chiếc áo dài Việt Nam được sử dụng tinh tế với mục đích tôn vinh văn hóa Việt cũng như phẩm chất người phụ nữ &’trung hậu đảm đang’. Câu chuyện đời, chuyện tình của nhân vật nữ chính khiến người xem vừa day dứt cảm thông vừa thán phục ngưỡng mộ.
Ba mùa ( Three Summers)
Hình ảnh trong “Ba mùa”
Bộ phim điện ảnh gây được tiếng vang lớn trong nhiều LHP quốc tế “Ba mùa” (Three Summers) của đạo diễn Tony Bui bao gồm 3 câu chuyện kể về số phận 3 con người hoàn cảnh sống khác nhau. Khác với lối kể chuyện quen thuộc “Ba mùa” là tiếng nói tâm hồn, là nhịp đập trái tim và những cảm xúc sâu lắng.
Hình ảnh lãng mạn nằm trong đoạn kết
Nổi bật nhất trong tác phẩm là câu chuyện tình yêu giữa 2 nhân vật có hoàn cảnh sống thiếu thốn hơi ấm gia đình và tình người: lái xe xích lô Hải (diễn viên Đơn Dương) và cô gái “bán hoa” quá thì Lan ( Zoe Bùi đảm nhiệm). Tình yêu, sự cảm thông và tôn trọng đã đưa họ xích lại gần nhau, giỏi thoát họ khỏi vũng lầy đen tối của số phận và tìm lại niềm hạnh phúc, sự tự tin.
Hai con người chung số phận éo le tìm được “cộng hưởng tâm hồn”
Trong phim, chiếc áo dài trắng được sử dụng trong trường đoạn “tìm lại bản năng gốc” nằm cuối câu truyện của Hải và Lan. Trong bối cảnh hoa phượng đỏ bay đầy trời, sắc trắng áo dài mà nhân vật nữ khoác trên mình mang đến thông điệp tâm hồn thanh cao thuần khiết của người con gái hoàn cảnh éo le. Người xem có thể cảm nhận được sự trừu tượng trong từng chi tiết miêu tả nhân vật cũng như cuộc sống thường nhật xung quanh họ.
HChâu (Theo Bưu Điện Việt Nam)
Phim Tết Việt 2011 vẫn "xào lại" công thức "hài + chân dài"
Bằng giờ này mọi năm, các dự án phim tết đã được trình làng. Tuy nhiên, đến thời điểm này thì diện mạo phim Tết 2011 vẫn còn là một ẩn số, nhưng nhiều khả năng mùa phim tết năm nay sẽ là cuộc đua giữa ba bộ phim của các nhà sản xuất Galaxy, BHD và Phước Sang.
Trước thời điểm Tết chỉ ba tháng, các "đại gia" phim tết vẫn khá kín tiếng. Hiện tại mới chỉ có Galaxy công bố dự án phim 3-D Hồn ma siêu quậy của đạo diễn Lê Bảo Trung. Phước Sang cũng như BHD đều chưa chính thức công bố dự án của mình. Tuy nhiên, theo một nguồn tin riêng thì BHD sẽ tham gia với phim Đại chiến cô dâu do Victor Vũ làm đạo diễn, trong khi hãng Phước Sang góp phim Thiên sứ 99. Được biết đến từ khá sớm nhưng bộ phim với cái tựa dài ấn tượng của đạo diễn Vũ Ngọc Đãng: Hotboy nổi loạn và câu chuyện về thằng cười, cô gái điếm và con vịt, được dời sang dịp tết 2012 "vì nhiều lý do".
Phim Tết Việt Nam - đến hẹn lại lên với công thức "hài chân dài"
Phim Tết 2011 sẽ theo hướng hài hước sau những thử nghiệm phá cách với các thể loại phim liêu trai, ca nhạc..., các nhà làm phim dường như đã đúc kết được công thức tốt nhất cho mùa phim Tết: danh hài và chân dài. Và xu hướng phim tết năm nay thể hiện rõ nét điều đó. Những phá cách có chăng sẽ chỉ thể hiện ở phần kỹ thuật mà thôi. Hồn ma siêu quậy tuy được giới thiệu là kinh dị nhưng đây là thể loại kinh dị hài nhẹ nhàng, mà sự góp mặt của danh hài Hoài Linh chính là yếu tố đảm bảo khả năng thu hút khán giả. Sự tiên phong trong công nghệ 3-D càng khiến cho thông tin về bộ phim trở nên "hot" hơn, bởi ai cũng háo hức muốn biết phim 3-D "made in Vietnam" ra sao.
Đại chiến cô dâu do BHD sản xuất hứa hẹn khiến khán giả cười bể bụng về một màn bi hài kịch tranh chồng. Phim kể chuyện một anh chàng "Don Juan" lừa tình một lúc 5 cô gái và cuối cùng anh ta phải trả giá cho lối sống buông thả của mình. Dĩ nhiên, với một câu chuyện như thế thì dàn diễn viên cũng phải toàn những trai thanh gái lịch, gồm Lê Khánh, Ngân Khánh, Phi Thanh Vân, Ngọc Diệp, Vân Trang và Quách Ngọc Ngoan (nam diễn viên vào vai Nguyễn Du trong Long Thành cầm giả ca và Lý Công Uẩn trong Khát vọng Thăng Long vừa ra mắt dịp đại lễ).
Theo Đất Việt
Phim Tết - Đạo diễn "tung hoả mù" Tim và hot girl Elly Trần trong một cảnh quay Đến thời điểm này đã có ít nhất 4 dự án làm phim Tết Tân Mão khởi động và đang trên trường quay. Điểm qua nội dung, có thể thấy các nhà sản xuất vẫn chưa chán những đề tài hài hước, viễn tưởng khá... nhảm nhí. Đạo diễn "tung hoả mù" Khác...