Những ảnh hưởng với châu Phi khi Mỹ rút khỏi WHO
Phóng viên TTXVN tại châu Phi ngày 23/1 dẫn cảnh báo của Trung tâm Kiểm soát dịch bệnh châu Phi (CDC châu Phi) cho rằng việc Mỹ rút khỏi Tổ chức Y tế thế giới (WHO) sẽ gây ảnh hưởng đáng kể cho các chương trình y tế công cộng tại châu lục này.
Biểu tượng Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại trụ sở ở Geneva, Thụy Sĩ. Ảnh: AFP/TTXVN
Chánh Văn phòng CDC châu Phi Ngashi Ngongo nhấn mạnh quyết định của Mỹ sẽ gây ảnh hưởng rất lớn cho châu Phi và các nước thành viên của CDC châu Phi, vì Mỹ là một trong những nước đóng góp chính cho các hoạt động y tế công cộng ở châu lục này. Hiện CDC châu Phi được nhận gần 10% nguồn tài trợ của Mỹ và nhiều nước trong châu lục này đang phụ thuộc vào nguồn tài trợ từ “Kế hoạch cứu trợ AIDS khẩn cấp của Tổng thống Mỹ” (PEPFAR) để ngăn chặn sự lây lan của căn bệnh HIV/AIDS.
Cả Liên minh châu Phi (AU) và WHO cũng lấy làm tiếc về quyết định rút lui của Mỹ, đồng thời kêu gọi chính quyền Tổng thống Donald Trump xem xét lại quyết định này.
Trước đó, hôm 21/1, Tổng thống Trump đã ký sắc lệnh rút Mỹ khỏi WHO và Hiệp định khí hậu Paris, động thái khiến Liên hợp quốc (LHQ) và nhiều quốc gia bày tỏ lo ngại sâu sắc.
WHO hiện là tổ chức y tế lớn nhất thế giới, đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện sức khỏe cộng đồng. Với tư cách là nhà tài trợ lớn nhất, Mỹ đã có những đóng góp đáng kể cho các chương trình y tế toàn cầu. Vì vậy, việc nước này rút lui không chỉ làm gián đoạn các sáng kiến y tế mà còn buộc WHO phải tái cấu trúc đáng kể các hoạt động của mình.
WHO cảnh báo dịch bệnh đậu mùa khỉ ở châu Phi vẫn 'đặc biệt đáng lo ngại'
Ngày 23/12, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cảnh báo tình hình dịch tễ học liên quan bệnh đậu mùa khỉ ở châu Phi vẫn "đặc biệt đáng lo ngại", với số ca bệnh tăng cao tại Cộng hòa Dân chủ (CHDC) Congo, Burundi và Uganda.
Nhân viên y tế điều trị cho bệnh nhân mắc đậu mùa khỉ tại bệnh viện ở tỉnh Bắc Kivu, CHDC Congo ngày 19/8/2024. Ảnh: THX/TTXVN
Theo Báo cáo mới nhất của WHO, tính đến ngày 15/12, châu Phi đã ghi nhận 13.769 ca mắc bệnh đậu mùa khỉ tại 20 quốc gia trong khu vực, trong đó có 60 ca tử vong. CHDC Congo vẫn là quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất với 9.513 ca bệnh được xác nhận.
Mặc dù xu hướng dịch bệnh tại tâm dịch là CHDC Congo đã tương đối ổn định trong những tuần qua, WHO cảnh báo các nước không nên chủ quan do lo ngại độ trễ của các số liệu báo cáo. Đáng chú ý, đợt bùng phát mới nhất ghi nhận sự lây lan của biến thể nguy hiểm clade 1b, xuất hiện lần đầu tiên tại CHDC Congo từ tháng 9/ 2023. WHO cho biết đã ghi nhận những trường hợp nhiễm clade 1b tại 8 quốc gia ngoài châu Phi, trong đó có Thụy Điển và Thái Lan. Tỷ lệ tử vong khi mắc clade 1b là khoảng 3,6%, cao hơn các biến thể trước đó.
Clade 1b là biến thể của chủng đặc hữu clade 1 gây bệnh đậu mùa khỉ. Chủng clade 1 lây nhiễm qua tiếp xúc với động vật mắc bệnh và chủng này đã gây ra các đợt bùng phát dịch trong phạm vi CHDC Congo trong hàng chục năm qua.
Ngày 14/8, WHO đã tuyên bố bệnh đậu mùa khỉ gây tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng trên toàn cầu (PHEIC), khi số ca mắc biến thể Clade 1b tăng vọt tại CHDC Congo và lan rộng ra ngoài biên giới nước này. PHEIC là mức cảnh báo cao nhất của WHO đối với một dịch bệnh.
Bệnh đậu mùa khỉ thường gây ra những triệu chứng giống như cúm và các vết loét có mủ. Thông thường bệnh ở thể nhẹ, tuy nhiên vẫn có nguy cơ gây tử vong hay dẫn tới biến chứng nghiêm trọng trong nhiều trường hợp, đặc biệt là trẻ em, thai phụ và người có hệ miễn dịch yếu, như người có HIV.
Để các bệnh nhiệt đới đặc hữu không bị lãng quên tại châu Phi Ngày 29/11, Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) châu Phi đã thông qua kế hoạch chiến lược lục địa mới nhằm giải quyết các bệnh nhiệt đới vẫn đang tiếp tục tái diễn nhưng thường bị lãng quên trên khắp châu lục này. Nhân viên y tế tiêm vaccine ngừa bệnh sốt rét cho trẻ em tại Gisambai, Kenya....











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Tổng thống Trump thúc đẩy 'xóa bỏ hoàn toàn' chương trình hạt nhân của Iran

Cựu quan chức CIA: Mỹ chỉ viện trợ cho Ukraine 'đủ để chiến đấu'

Trung Quốc 'khát' nhân lực cổ cồn xanh lá

Hiệu ứng Boomerang từ chính sách thuế quan của Tổng thống Trump

Tổng thống Mỹ trấn an lo ngại về nguy cơ suy thoái kinh tế

Vai trò mới của chuyên xa Giáo hoàng Francis tại Gaza

EU tích cực 'chiêu hiền, đãi sĩ' từ Mỹ

ASEAN+3 cảnh báo tác động từ chủ nghĩa bảo hộ

Doanh nghiệp Mỹ điều chỉnh kế hoạch đầu tư theo chiến lược 'Nước Mỹ trước tiên'

Kênh đào Panama 'lao đao' giữa trong cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung

Phát hiện ra nguồn gốc gây bất ngờ của vàng và các kim loại nặng trên Trái Đất

Loài hổ có nguy cơ tuyệt chủng tái xuất hiện ở miền Nam Thái Lan
Có thể bạn quan tâm

Nhiều hoạt động trải nghiệm hấp dẫn tại Vườn Quốc gia U Minh Hạ
Du lịch
21:12:53 05/05/2025
Tình trạng gây xót xa của MC Đại Nghĩa khi mẹ đột ngột qua đời
Sao việt
21:01:43 05/05/2025
Ronaldo "xịt keo" khi con trai thứ hai nói 1 từ, quý tử đầu lòng lộ diện mạo sốc
Sao thể thao
20:54:24 05/05/2025
Bảng giá xe Yamaha YZF-R15 mới nhất tháng 5/2025
Xe máy
20:22:41 05/05/2025
Nguyễn Văn Chung sau biến cố hôn nhân: Tôi tập trung vào gia đình, công việc
Tv show
20:21:54 05/05/2025
'Tình trẻ Lưu Diệc Phi' đối mặt sóng gió tình ái lộ ảnh nhạy cảm cùng bạn gái cũ
Sao châu á
20:13:51 05/05/2025
Khởi tố Chủ tịch xã ở Hà Nội cùng 2 thuộc cấp về tội nhận hối lộ
Pháp luật
20:13:01 05/05/2025
Cán bộ điều tra vụ nữ sinh tử vong ở Vĩnh Long hiện giờ ra sao?
Tin nổi bật
20:07:46 05/05/2025
Nvidia lo lắng trước tốc độ làm chip của Huawei
Thế giới số
19:54:37 05/05/2025
Lọ Lem tái xuất, mặt mộc mới dậy hút triệu view, gửi "chiến thư" tới Nàng Mơ?
Netizen
19:35:54 05/05/2025