Những anh chồng có thu nhập… siêu ảo
Cưới nhau 4 năm, tổng thu nhập của chồng Nhiên là 2,5 tỷ đồng. Với tôi, đó quả là con số mơ ước.
Chúng tôi cưới nhau 5 năm, nhưng chưa có năm nào dư tiền. Thu nhập thấp, lại nảy sinh nhiều vấn đề cần chi tiêu, thành ra không phải vay nợ với chúng tôi đã là may mắn và “ giỏi giang” lắm rồi.
Ba má chồng tôi từng tuyên bố: “Năm nay vẫn không để được dư tiền, thì ba bắt buộc các con phải về quê kiếm việc khác đó.”
Sống ảo và thu nhập ảo của các ông chồng khiến chị em mệt mỏi (ảnh minh họa)
Tôi nói với Nhiên: Chồng kiếm được ngần đó tiền trong 4 năm, thế là giỏi quá rồi. Em cố gắng đừng cằn nhằn, mà động viên chồng nhé”.
Không ngờ Nhiên nhăn nhó: “Nhưng em chưa bao giờ thấy số tiền đó chị ơi. Tết năm nào Khang cũng về thông báo là được hơn 500 triệu đồng, nhưng em chẳng bao giờ thấy một xu nào, trong tài khoản cũng không. Vì Khang nói số tiền đó sếp của ảnh yêu cầu quay vòng đầu tư.”
Té ra, 4 năm qua, từ nuôi con đến thuê nhà và chi tiêu nội ngoại, đau bệnh nọ kia, tất tần tật Nhiên đều phải dùng từ tiền lương và tiền làm thêm của cô.
Tôi không rõ phương thức kiếm tiền và kinh doanh, quay vòng vốn của Khang thế nào, nhưng tôi thấy khó hiểu.
Cô em chồng tôi vừa rồi cũng khoe việc kinh doanh tiền ảo của cô thu nhập khủng, “tiền tiêu như nước”, khiến ba má chồng tôi tự hào về cô lắm.
Video đang HOT
Ông bà so sánh với chúng tôi và nói: “ Sao không bảo em nó dạy cách kiếm tiền, dạy làm giàu?” Chồng tôi bảo: “Con thấy lâu nay nó cứ khoe kiếm được hàng tỷ đồng, nhưng khi con hỏi vay 50 triệu để đầu tư làm ăn, thì nó nói không sẵn, tiền tỷ là có, nhưng trên hệ thống, không rút về được, với lại, nó nói cũng phải trả nợ vì trước đây bị lừa”.
Ba má chồng tôi không tin, bởi cô con gái ông bà lúc nào cũng ăn mặc đẹp, tiền rủng rỉnh, sao lại có chuyện bị lừa. Tôi ra hiệu cho chồng chấm dứt tranh luận, kẻo dẫn đến mất đoàn kết.
Không có tiền tỷ ảo như chồng Nhiên và em chồng tôi, chồng Hằng, đồng nghiệp của tôi cũng lao đầu vào một dạng làm giàu khác.
Bây giờ, các “thầy” dạy làm giàu trên mạng xã hội nhiều vô kể. Chồng Hằng suốt ngày ôm điện thoại nghe hết thầy nọ đến thầy kia dạy cách làm giàu, dạy cách quản trị, dạy cách thu phục nhân tâm, và quan trọng là làm sao để không bị lừa mất tiền.
Đàn ông tốt không phải gánh đỡ, mà đừng đặt gánh nặng lên vai phụ nữ (ảnh minh họa)
Chìm đắm trong bài giảng của nhiều ông thầy, việc kiếm tiền nuôi bản thân và gia đình thì anh ta chểnh mảng, Hằng lại phải gắng thêm chút, chút nữa, rồi chút nữa để gánh hết lo toan bộn bề.
Nhiên thì quá áp lực, cô ấy than với tôi: “Em ước em chưa bao giờ chuyển đến phòng trọ đó, chưa bao giờ gặp Khang. Lấy người khác, có khi em không phải tự vuốt ve mình bằng cảm giác ngắm “tiền ảo” của chồng.
Còn tôi, vợ chồng đều làm công việc bình thường, thu nhập thấp, lo cho con được ăn học đầy đủ đã là “ghê gớm”, nhưng từ khi ba má chồng gây áp lực, chúng tôi cũng trăn trở. Làm sao để tìm được một công việc thu nhập cao hơn, nhưng không rủi ro và không phi pháp bây giờ?
Em dâu Gen Z khiến chị chồng vừa thương vừa nể
Trang nhắn vào nhóm chat gia đình: "Chị em mình phải luôn khen ngợi, động viên Hòa. Chỉ có Hòa mới sống vui được với ba mẹ".
Nhà có 4 anh chị em, Trang là chị cả, lấy chồng xa nên lâu lâu mới về thăm ba mẹ. 2 người em kế dựng vợ gả chồng ngay trong xã, riêng cậu Út mới cưới vợ năm ngoái thì ở chung với ông bà.
Vợ Út là Hòa. Hoà có ngoại hình xinh xắn, với khuôn mặt bầu bĩnh, trẻ trung, thuộc thế hệ Gen Z (thế hệ được sinh ra trong khoảng thời gian từ 1997 - 2012).
Hồi Út mới cưới, mỗi lần về làng, các bác, các thím trong họ lại tụ tập, kéo Trang ngồi xuống để kể tội Hòa, chủ yếu chê Hòa không thân thiện, vui vẻ.
Mỗi lần gặp các thím, Hoà không hỏi han nhiệt tình, chỉ gật đầu chào đáp lễ rồi lặng lẽ vào phòng. Có người chê Hòa nền nếp sinh hoạt còn khiếm khuyết, đi sớm về muộn, không phụ mẹ chồng dọn vườn dọn bếp.
Em dâu Gen Z không phải lúc nào cũng... bất ổn (ảnh minh họa)
Trang nghe và im lặng. Hơn ai hết, cô quá hiểu tính tình, thói quen, cách suy nghĩ của từng thành viên cũng như cách thức vận hành chung của gia đình mình.
Trong nhà, ba của Trang rất chăm chỉ, tháo vát. Từ đồng sâu lên ruộng cạn, việc gì ông cũng làm được. Mùa nào nuôi con gì, trồng cây gì, ba tính toán đâu ra đấy để có được khoản thu nhập cao nhất. Giỏi giang, cần cù nhưng nhược điểm lớn nhất của ông là độc đoán, gia trưởng. Việc gì mà ba đã quyết thì dù có ai nói ra nói vào gì ông cũng không thay đổi.
Mẹ Trang thỉnh thoảng lên xã tham dự những lớp học khuyến nông về phổ biến kiến thức lại cho ba, nhưng rất hiếm khi ba nghe. Cái lý của ba vẫn là làm nông nghiệp thì thuận theo tự nhiên, xưa bày nay làm, không nặng lý thuyết, sách vở.
Trái ngược với chồng, mẹ Trang tính tình vô tư, dễ chịu, nhiều bạn bè. Mỗi ngày sau giờ cơm tối, mẹ tranh thủ lên xóm trên hoặc xuống xóm dưới gặp gỡ bạn bè để trò chuyện rôm rả. Tối nào, từ thành phố gọi về Trang cũng nghe câu quen thuộc: "Mẹ đang đi chơi, chơi vui lắm...".
Nghe mẹ vui, Trang mỉm cười nhẹ nhõm, thế nhưng sâu xa trong lòng, ít nhiều cô cũng hiểu được ý nghĩa của câu nói "xa thương, gần thường", thậm chí "xa thương, gần bực".
Thật sự, vì mẹ quá vô tư nên việc nhà cửa mẹ không hề tươm tất, chu đáo. Cô nhớ lại, hồi còn làm việc cách nhà 100km và phải ở trọ, mỗi cuối tuần về nhà, cô luôn mong được thả lỏng nghỉ ngơi, nhưng nào có được. Cô nai lưng quét dọn từ nhà dưới lên nhà trên, từ ngoài vườn vào đến trong sân. Nơi nào cũng có rác, bụi bẩn, áo quần, giày dép dơ treo móc không đúng nơi đúng chỗ. Tay làm, miệng nói, cứ vậy, mỗi lần ghé nhà là mỗi lần cô chuốc thêm phiền muộn, kết cục là mẹ con lại lời qua tiếng lại, nhà cửa xào xáo.
Nhiều lần mẹ bảo Trang, hễ làm thì đừng nói, mà nói thì đừng làm, mẹ với ba sống không ngăn nắp một chút cũng chẳng sao, già rồi, chỉ cần vui vẻ và thoải mái. Thế nhưng yêu cầu của mẹ chưa lần nào được Trang đáp ứng. Có đợt đỉnh điểm, cô bực bội, khó chịu, chỉ thầm ước mình đi đâu đó thật xa, xa hẳn ngôi nhà này. Sau này, điều bực bội vu vơ năm nào lại trở thành hiện thực, cô lấy chồng cách nhà gần 400km. Mỗi năm, sắp xếp công việc, con cái ổn thỏa thì cũng chỉ về quê được vài lần.
Em dâu và mẹ rất vui vẻ, hòa thuận (ảnh minh họa)
Tuần trước, cô xin nghỉ phép về thăm ba mẹ. Không khí gia đình rất thuận hòa, vui vẻ. Sau bữa cơm, khi mẹ đã xuống xóm "tụ tập" cùng nhóm bạn, Trang buột miệng than với Hòa chuyện cái tủ lạnh không được sạch sẽ.
Hòa cười xòa: "Ôi, em cũng siêng lau chùi, dọn dẹp lắm chị ơi, nhưng tại mẹ hay quên. Ngăn để đồ tươi, thịt cá ở trên mà mẹ toàn để xuống dưới. Em đi làm công ty cả ngày bận rộn, về dọn giúp được gì thì dọn, chứ cũng không thể ôm đồm. Mà mẹ cũng hay ho lắm, bà không trách gì em. Hai mẹ con sểnh ra là trò chuyện, mẹ không những tốt bụng mà còn rất có khiếu nói chuyện".
"Mà hôm trước, mẹ cũng có "dọa" em, mẹ bảo cố dọn nhà cho thật sạch kẻo mai mốt con Trang về nó lại ràm mẹ. Em nghĩ mình trẻ, mẹ thì già, tính tình, thói quen mẹ sao đã theo y vậy mấy chục năm nên khó thay đổi lắm. Nếu mẹ không đổi thì mình đổi, miễn sao ba mẹ luôn thoải mái, cười nói rôm rả như bây giờ là được", Hòa nói thêm.
Nghe em dâu nói, Trang chột dạ nhận ra, Trang là con gái ruột sống cùng bao nhiêu năm, nhưng chỉ chăm chăm vào khuyết điểm của mẹ, còn Hòa mới chỉ về ở chung nhà mấy tháng đã nhận ra ưu điểm lớn của mẹ chồng để bù trừ, thông cảm, sống hòa thuận, vui vẻ hỗ trợ lẫn nhau. Em trẻ người mà chẳng non dạ chút nào.
Cả Hòa và mẹ đều đúng: Tuổi già, miễn sống khỏe mạnh, vui vẻ, không phiền lụy đến con cái đã là đáng quý lắm rồi.
Vừa nhận quà Valentine đỏ, Valentine trắng tôi đã khóc ròng vì người bạn trai đạo mạo Mới gần 1 tháng trôi qua, tôi đã nhận 2 cú sốc trời giáng từ người bạn trai đạo mạo mình từng tin tưởng. Cách đây chưa đầy một tháng, anh cầm bó hoa và hộp socola đến tặng tôi nhân ngày Valentine. Tôi vui vẻ đón nhận cùng lời hứa hai đứa sẽ tổ chức đám cưới vào cuối năm. Tôi tự...