Những anh chồng bủn xỉn
Bạn bè bảo chị Mai tốt số, lấy được chồng bảnh bao, phong độ. Nhưng chẳng ai biết chồng chị đếm từng đồng tiền chi tiêu mỗi tháng.
Các cụ xưa nay vẫn dùng cụm “đo lọ nước mắm, đếm củ dưa hành” để ám chỉ những người đàn ông keo kiệt, bủi xỉn trong chi tiêu. Vì thế, hễ ai bị gán cho cái mắc đó đều bị mọi người xung quanh nhìn với ánh mắt không mấy thiện cảm. Tuy nhiên, cuộc sống gia đình lại là một lăng kính đa diện nên cảnh chồng là “tay hòm chìa khoá” cũng muôn hình vạn trạng.
Keo kiệt là bản chất
Sống chung với một người chồng “kẹo kéo” có thể coi là một điều thiếu may mắn với phụ nữ. Theo ý kiến của các chuyên gia tâm lý, nếu người vợ phải chịu ức chế từ chuyện so đo, tính toán của chồng trong một thời gian dài có thể bị nhiều tổn thương lớn về tâm sinh lý. Hạnh phúc gia đình vì thế mà khó bền vững.
Chị Mai (Khương Trung, Hà Nội) kể: “Hồi yêu nhau, mỗi lần đi chơi mình đều giành phần trả tiền nhưng khi đó chẳng để ý gì nhiều. Của đáng tội, nhìn bề ngoài anh cũng bảnh bao nên mình đâu có nghĩ… Đến khi lấy nhau về mới biết. Tiền bạc chi tiêu cái gì anh cũng bắt mình phải ghi lại. Hàng tháng anh đưa bao nhiêu, tôi chi thế nào, còn thừa bao nhiêu anh đòi tôi đưa lại.
Đồ đạc trong nhà thì dễ có đến cả thế kỷ cũng không thay. Có lúc tôi không chịu được, đi sắm một cái mới thì bị anh càu nhàu cả buổi rồi đem món đồ cũ nát cất vào một xó, không chịu vứt đi mà cũng chẳng cho ai”.
Nhiều anh chồng quan niệm quản lý tiền bạc là quản lý tất cả
Video đang HOT
Thường những ông chồng kiểu này chẳng phải vì không kiếm ra tiền mà chắt bóp chi tiêu. Có điều “trời sinh tính”, chị em cũng đành sống chung với lũ và dần dần tìm cách “luồn lách” cho đẹp cả đôi bên. Người vợ cũng nên kiếm cớ lập “quỹ đen” để phòng khi cần đến. Ví dụ thỉnh thoảng mua đồ cho chồng, cho con và báo giá cao hơn một chút. Tuy những ông chồng thế này có tính gia trưởng nhưng đã là đàn ông thì đều thích nịnh và chẳng ai tiếc tiền chăm sóc cho con cái. Đây chính là chìa khoá để “đối phó” với bản chất keo kiệt của chồng.
Cực chẳng đã mới phải ky bo
Trong mắt vợ, anh Hải (Khu đô thị Việt Hưng) là một ông chồng keo kiệt. Hễ cứ ngồi chơi với hội mấy bà quanh khu nhà là chị lại đem chồng ra kể xấu. Nhưng ít ai biết được rằng đó là nỗi oan khó nói của anh Hải.
Chị Trà, vợ anh Hải vốn là con út trong một gia đình khá giả và được bố mẹ cưng chiều từ tấm bé. Tiền bạc ít khi là vấn đề khiến chị bận tâm. Lương nhân viên làm ngân hàng của chị tháng nào cũng gần 20 triệu nhưng tiết kiệm chẳng được bao nhiêu vì cứ 2-3 buổi, chị lại cùng đồng nghiệp đi shopping một lần. Những thứ đồ chị mua cũng nào có rẻ gì cho cam, toàn hàng hiệu, hết LV lại đến Channel. Nếu anh Hải có cằn nhằn thì chị sẽ lập tức làm mặt giận dỗi mà rằng: “Ở công ty em, ai cũng như thế. Chẳng nhẽ anh muốn vợ anh bị người ta khinh à?”.
Có vợ như vậy nên anh Hải đành gồng mình gánh thêm cả công việc tính toán chi tiêu trong gia đình. Hàng tháng, anh phân ra rõ ràng các khoản tiền cho từng việc: khoản tiền điện, tiền nước, khoản sắm sửa đồ dùng, khoản thăm hỏi bạn bè, gia đình nội ngoại, khoản tiết kiệm… Anh cũng thẳng thắn đề nghị vợ đóng góp cho những khoản chi đó và chừa ra một phần nhỏ cho vợ chi dùng. Cuộc sống gia đình vì thế cũng được vận hành trơn tru, kinh tế đảm bảo nhưng chỉ tiếc một điều, anh Hải luôn bị vợ khó chịu, cho là keo kiệt.
Bủn xỉn vì không tin tưởng nhau
Cũng có một ông chồng ky bo nhưng trường hợp của chị Thanh (Hồng Hà, Hà Nội) lại bắt nguồn từ nguyên do khác – tính đa nghi. Thời buổi giá cả leo thang, chi tiêu cái gì cũng đắt đỏ nên số tiền hàng tháng lo cho gia đình cũng ngày một tăng lên. Anh không hiểu điều đó mà luôn cho rằng chị Thanh dấm dúi đem tiền về cho nhà ngoại hay làm việc gì khuất tất. Bởi vậy, kể từ ba năm nay, anh đưa tiền cho chị ít hơn dù mức lương của anh, chị biết đã được tăng vài lần.
Nhiều bạn bè khuyên chị phải công khai mọi khoản cho chồng biết, chị cũng làm theo nhưng anh nào có tin. Mỗi lần nói đến chuyện này, anh chỉ ậm ừ rồi đâu vẫn đóng đấy hoặc có khi lại kiếm cớ cau mày quát “lắm chuyện”. Thôi thì vì muốn giữ yên gia đình, con cái cũng đã lớn, còn phải chuyên tâm học hành, chị đành nhịn đi và khắc phục bằng cách cắt giảm những khoản tiêu dùng cá nhân.
Theo VNE
Chồng thà để mẹ vợ chết chứ không cho vay tiền
Cưới nhau được 7 năm, nhưng là 7 năm cực hình với hàng nghìn ngày chịu đựng chồng - người đàn ông là thần tượng trong mắt tất cả mọi người kể cả cha mẹ tôi. Sau ngày cưới, tôi mới thấy được mức độ ki bo của anh kinh khủng thế nào.
Anh ghi chép tất cả những phần chi tiêu của chúng tôi, từ mớ rau con cá đến mua sắm bộ bàn ghế. Ban đầu tôi nghĩ anh chỉ cẩn thận thế thôi, nhưng sau đó tôi phát hiện ra rằng anh ghi chép để nếu tháng này có tiêu quá tay thì tháng sau anh sẽ không ngại ngần mà cắt bớt tài chính đi cho cân đối.
Anh làm trưởng phòng đối ngoại, lương gần 10 triệu, còn tôi thì làm nhân viên văn phòng, lương chỉ được 5 triệu. Từ ngày nhà nước trả tiền qua ATM, tôi hầu như không còn thở được. Anh giữ thẻ ATM của tôi, có bao nhiêu lương anh giữ hết, anh nói để tôi cầm sẽ không quản lý được tài chính. Mà cơ quan tôi thì ngoài lương không có khoản nào khác nên chẳng bao giờ tôi được cầm khoản tiền nào lớn trừ tiền ăn và đổ xăng hằng ngày.
Bạn bè tôi ngạc nhiên khi thấy tôi nhà cửa đầy đủ, hai vợ chồng lương cũng không đến nỗi mà có khi cả năm không mua sắm bộ quần áo nào. Tôi chỉ cười trừ rồi trả lời là không thích mua sắm quần áo mới.
Anh kẹt xỉ tới nỗi không dám hút thuốc vì anh tính toán hút thuốc tháng tốn tới 200 nghìn, không dám đi uống bia với bạn bè vì sợ phải trả tiền. Chúng tôi gần như chẳng có bạn bè gì. Anh nói với tôi rằng không cần bạn, chỉ cần vợ chồng sống với nhau là đủ rồi. Tôi than thở thì bố mẹ tôi bảo tìm được người như chồng tôi hiếm vì bao nhiêu tiền mà dốc cho gái hết cũng chẳng con gì mà ngồi than.
Vâng, giá như anh ta sống thoáng thế, chắc tôi cũng chẳng có gì để kêu ca vì dù sao tôi còn được cầm cái thẻ lương của mình. Nhưng đằng này...
Cách đây 1 tuần, mẹ tôi ốm nặng, bà phải cấp cứu ở bệnh viện. Bố tôi gọi tôi mang giúp cho ông 50 triệu để nộp viện phí vì bà phải mổ tim gấp. Tôi hỏi chồng tôi, anh không nói gì, đến khi tôi giục nhiều anh bảo: "Mổ tim tỷ lệ sống thấp lắm, mẹ già rồi mổ làm gì, giờ cho bố mẹ vay tiền, nhỡ mẹ không sống nữa thì đến bao giờ mới trả được tiền, lúc ấy chả lẽ lại đòi".
Ảnh minh họa. Nguồn internet.
Tôi trân trối nhìn chồng tôi, người đàn ông sống cùng với tôi lại tính toán với cả mẹ vợ- người đang hấp hối ở bệnh viện bằng những lời lẽ như thế này hay sao? Tôi không thể tưởng tượng được. Anh kẹt xỉ kinh khủng, nhưng cũng không phụ bạc mẹ con tôi, tôi nên làm gì trong hoàn cảnh này? (D. Nguyễn)
Chia sẻ với những bức xúc của độc giả D. Nguyễn khi có người chồng lúc nào cũng tính toán thiệt hơn, chuyên gia tư vấn Vũ Ánh Tuyết cho rằng: "Ở trong hoàn cảnh của chị, tôi biết chị đã phải hy sinh bản thân mình rất nhiều. Quan niệm về người đàn ông là chủ gia đình vẫn còn hiện hữu trong nhận thức của nhiều người.
Trong rất nhiều gia đình vẫn tồn tại cảnh người chồng có toàn quyền quyết định trong gia đình, đặc biệt về mặt tài chính. Tôi hy vọng rằng chị sẽ dần ý thức được hoàn cảnh và những bức bối của mình đang phải chịu để có thể phản kháng và đấu tranh với những gì chị đang phải chịu.
Có thể là không cố ý, nhưng những hành vi của chồng chị chính là đang gây bạo lực gia đình với biểu hiện: kiểm soát kinh tế tài chính và không cho chị có quyền tham gia hay quyết định việc chi tiêu trong gia đình. Việc kiểm soát này sẽ dẫn đến tình trạng chị bị phụ thuộc về mặt tài chính, mất đi sự chủ động và tự tin.
Vì vậy trước mắt chị không nên im lặng chấp nhận những hành vi của chồng chị mà cần nói chuyện thẳng thắn với anh ấy những suy nghĩ và mong muốn của chị. Anh ấy cần phải hiểu rằng cả hai đều có quyền quyết định trong mọi vấn đề gia đình, chồng chị cũng không có quyền cấm đoán hay giữ thẻ lương của chị.
Gia đình chỉ thật sự hạnh phúc khi có sự bình đẳng tôn trọng và yêu thương từ hai phía dành cho nhau. Cho dù anh là người đàn ông có trách nhiệm với gia đình nhưng những hành vi kiểm soát kinh tế này cần phải chấm dứt và anh không thể lúc nào cũng tính toán với tất cả mọi người trong gia đình và với chính bản thân như vậy nếu còn muốn giữ hạnh phúc gia đình. Còn nếu anh ấy vẫn không thay đổi thì chị nên xem xét liệu có thể chung sống với người như vậy đến hết cuộc đời hay không. Chúc chị bình an".
Theo VNE
Tủi nhục khi lấy phải chồng họ 'Keo' Tôi chẳng dám tiêu pha, mua cái gì cũng phải xin phép anh. Nhiều lúc con đòi mua quần áo, hay đồ chơi tôi cũng chẳng có tiền để mua. Chồng tôi thuộc loại "vắt cổ chày ra nước", hồi còn yêu không phải là tôi không biết chuyện này, nhưng cứ nghĩ, lấy một người đàn ông biết tiết kiệm cũng tốt,...