Những áng thơ bi hùng chưa bao giờ nguội tắt
Bấy lâu, người ta cho rằng, thơ ca đã mất vị thế giữa đời sống báo chí ồn ào. Sáng nay, Dân trí đăng tải bài thơ “Thị xã ra quân” đã thu hút rất đông độc giả và lượng “comment” chia sẻ. Để nhận ra, những áng thơ bi hùng vẫn cháy sức sống riêng…
… “Tiễn những người con lên phía biên cương
Có tình thương trong gói cơm của mẹ
Có dáng tiễn đưa còng lưng của bà
Có cuốn sổ lưu niệm chật lời bè bạn
hẹn gặp cùng trên biên giới xa.
Và ra đi sáng nay tháng Ba
Có chàng trai bỗng đọc to bài Bình Ngô đại cáo…”
Những câu thơ vừa hào hùng vừa giản dị. Vừa hừng hực, sục sôi vừa lắng đọng nỗi niềm. Vừa tràn đầy niềm tự tôn dân tộc vừa nghẹn ngào nỗi đau mất mát. Bài thơ “Thị xã ra quân” làm sống dậy hình ảnh đất nước bi tráng trước cuộc chiến tranh biên giới năm 1979. Bài thơ đăng trên báo điện tử Dân trí đã thu hút đông đảo bạn đọc và những lời comment chia sẻ. Rất đông độc giả đã bày tỏ sự xúc động, thiêng liêng, trước mỗi câu thơ.
Video đang HOT
Độc giả Trần Quang Long bày tỏ “Cảm ơn chị Mai! bài thơ thật là hay, mang đậm lòng yêu nước của những người con Việt Nam….tất cả chúng ta hãy chung sức, chung tay sẵn sàng hành động quên mình khi Tổ Quốc chúng ta cần!”. Cùng chung ý kiến như độc giả Trần Quang Long, những độc giả ký tên ngắn gọn như Hùng, Đông, đều đưa ý kiến, “Hay quá”, “Đọc thơ tôi lại nhớ tới một thời máu lửa, cảm ơn tác giả”, hay “Hay, rất hay, bài thơ cho tôi thấy nhớ một thời hào hùng của dân tộc, nhớ tới các anh tôi lên đường bảo vệ biên cương của tổ quốc Việt Nam yêu dấu. Cảm ơn tác giả”.
Bên cạnh những độc giả chia sẻ về ký ức sống dậy với kỷ niệm về cha, anh và một thời máu lửa của dân tộc, đông đảo những độc giả khác bày tỏ sự xúc động, nghẹn ngào.
Độc giả Đào Thị Anh Thương viết “Tôi thấy nghẹn ngào khi đọc bài thơ này”. Độc giả Hoàng Giang chia sẻ “Bài thơ hay, cảm động, và hào sảng quá. Không kẻ thù nào có thể thôn tính được dân tộc Việt Nam”. Độc giả ký tên Nam bày tỏ “Tuyệt vời báo điện tử “Dantri”, đề tài mà nhiều người còn cho la nhạy cảm thì đã được đăng ở đây. Nhiều báo mạng nên học tập”.
“Bài thơ thật giản dị, nhưng đầy sâu lắng, rất đời thường mà hừng hực hờn căm. Một bài thơ như kiếm sắc, một nhà thơ cũng biết xung phong” là ý kiến của độc giả ký tên Lucky.
“Chẳng biết diễn tả thế nào, chỉ thấy cảm xúc ngập tràn, rất tự hào về dân tộc ta, về chí khí của những người con đất Việt”- độc giả Monasterie viết.
Xúc động hơn cả có lẽ là những độc giả như Lê Văn Trung. Anh chia sẻ “Là một người lính trực tiếp tham gia năm 1979 trên biên giới Lai Châu và 1984 trên biên giới Hà Giang. Tôi thấy bài thơ này thật hay, nên được phổ biến rộng cho thế hệ trẻ được biết để không quên đi hàng ngàn Liệt sỹ đã vì đất nước này mà ngã xuống nơi biên giới . mong rằng đừng vì những con gà thải loại hay vì những những lợi ích kinh tế của cá nhân mà đang tâm bỏ đi những trang sử hào hùng nhưng bi thương của dân tộc”. Hay như độc giả Vh viết “Thật cảm động . Tôi đã trải qua cảm giác đó và bài thơ đầu tiên trong cuốn sổ tay của tôi cung là bài Bình ngô đại cáo. Khi chúng tôi lên đường có một chút gì đó vấn vương nhưng xa hơn đó là tổ quốc đó là sự tự hào khi đươc cầm súng bảo vệ quê hương. Đọc bài thơ tôi có cảm giác sống lại nhưng tháng năm hào hùng đó. Xin cảm ơn tác giả. Chúc chị năm mới manh khoẻ, công tác tốt”.
“Bài thơ này hay quá! nó phản ánh đúng không khí hào hùng và tinh thần yêu nước của cả dân tộc, nhất tề trên dưới một lòng trong những năm tháng đó(tương tự như thời của những Bình Ngô đại cáo, Hịch Tướng Sỹ, Bài thơ thần v.v.)”- độc giả Phương An Nam chia sẻ.
Bày tỏ sự xúc động, niềm tự hào dân tộc và những ký ức không quên, nhiều độc giả còn đưa ra ý kiến “Một bài thơ thật hay và xúc động. Tiếc là bài thơ ấy không được đăng đàn trên các kênh giáo dục chính thức của các trường phổ thông. Quê tôi 26/2 này cũng ra quân. Nếu như ai đó biết và đọc bài thơ này tại ngày hội tòng quân hôm ấy thì ý nghĩa biết bao”- độc giả Duy Cảnh viết.
Độc giả Phùng Xuân Luyến đưa ra những lời bình xúc động, chân thành “Là một bài thơ. Nhưng không hẳn chỉ là bài thơ, bên trong những vần thơ ẩn chứa một tinh thần, một bầu nhiệt huyết, sự hồn nhiên và vô tư cùng đó là lòng quyết tâm cháy hết mình của tuổi 18 đôi mươi, tình cảm gia đình, làng xóm, chính quyền và tình cảm đôi lứa. chỉ một câu trước thôi khi ta đọc ta thấy thật trẻ thật vui, nhưng chỉ ngay ở câu sau thôi chúng ta lại có một cảm xúc khác, cảm xúc của người con đất việt, cảm xúc của tình mẫu tử, nhưng hơn hết tất cả đều tự hào và vui sướng khi được đúng trong hàng ngũ Quân nhân. Hãy nói với quân xâm lược rằng: “Cả dân tộc Việt Nam luôn đồng lòng tiêu diệt giặc ngoại xâm để giữ chủ quyền dân tộc”. đó là cái chất rất Việt Nam. Riêng tôi tự thấy mình sẽ càng phải hoàn thiện mình hơn sẽ càng phải ý thức hơn trong cuộc sống và nâng cao tinh thần sống vì cộng đồng, sống vì lý tưởng cao đẹp và sống tốt vì ta được sống trong thời bình”.
Bản thân những người làm báo chúng tôi cũng thực sự xúc động trước bài thơ, và còn xúc động nhiều hơn khi ngồi đọc từng comment của độc giả. Chúng tôi hiểu ra rằng, những áng thơ bi hùng chưa bao giờ nguội tắt, niềm tự hào-tự tôn dân tộc vẫn hừng hực cháy từ thế hệ này sang thế hệ khác để dân tộc Việt ở bất cứ nơi đâu, bất cứ khi nào cũng luôn sẵn sàng xả thân vì Tổ quốc.
Theo Dantri
Nhớ lại những câu thơ “Có buổi vui sao cả nước lên đường”, “Đường ra trận mùa nay đẹp lắm”, để thêm tin vững vàng, “Nước chúng ta, nước những người chưa bao giờ khuất”./.
Những bài thơ cổ khắc trong hang núi
Động Hồ Công nằm trên đỉnh núi Xuân Đài (xã Vĩnh Ninh, Vĩnh Lộc, Thanh Hóa) từng được nhiều vua chúa, danh nho thời xưa đến tham quan rồi cho khắc thơ lên vách đá ca ngợi cảnh đẹp nơi đây.
Động Hồ Công nằm trên đỉnh núi Xuân Đài, cách thành nhà Hồ khoảng 4,5 km về hướng Đông Nam. Đường lên động dài khoảng 1 km với những bậc đá chênh vênh, những mảng đá tai mèo sắc lẹm.
Khoảng giữa đường lên động có một phiến đá lớn cao quá đầu người, mặt trước được người xưa khắc nổi bốn chữ Hán rất lớn "thanh kỳ khả ái" (đẹp lạ đáng yêu).
Cửa động nằm ở độ cao khoảng 50-60 m so với đồng bằng. Tên động Hồ Công gắn với truyền thuyết các vị tiên tu luyện tại đây. Tương truyền động Hồ Công chính là nơi luyện thuốc tu tiên của thầy trò Hồ Công và Đồng Tử.
Động dài 45 m, rộng 23 m, phía trong có nhiều nhũ đá hình thù rất lạ mắt. Động được người xưa liệt vào "Tam thập lục động, Hồ Công vị đệ nhất" nghĩa là Hồ Công là một trong 36 động đẹp của nước Nam.
Nhiều vua chúa, quan lại và những danh nho xưa đã đến tham quan rồi cho đề thơ lên vách đá ca ngợi cảnh đẹp nơi đây. Trong đó tiêu biểu như vua Lê Thánh Tông, Lê Hiến Tông, Tĩnh Vương Trịnh Sâm...
Bài thơ chữ Hán sớm nhất do Thiên nam động chủ tức Lê Thánh Tông sáng tác vào mùa xuân năm 1463 khi vua về yết bái quê hương ở Lam Kinh.
Thân phụ của đại thi hào Nguyễn Du, cư sĩ Nguyễn Nghiễm đã đến thăm nơi đây và cho khắc bốn chữ triện "Sơn bất tại cao" trên vách đá phía ngoài cửa hang.
Nhiều bài thơ được khắc rất công phu. Người xưa đã kỳ công cho đục đẽo vào sâu trong thớ đá, tạo mặt bằng rồi khắc chữ lên bề mặt.
Tuy nhiên, cũng có bài thơ khắc đơn giản ngay trên mặt nhẵn của vách động.
Bàn cờ đá được dùng để vua chúa và các thi nhân xưa vừa đánh cờ vừa ngắm cảnh, vịnh thơ.
Từ đỉnh núi có thể nhìn bao quát thế sông núi. Dưới chân núi có ngôi chùa cổ tên gọi Du Anh, hay còn gọi là chùa Thông. Sư thầy Thích Đàm Hải, trụ trì chùa cho biết, động Hồ Công thời chiến tranh chống Pháp còn là nơi sản xuất và kho chứa súng đạn, vũ khí, quân lương, thuốc men của quân đội.
Theo VNE
Chân tình và xúc động Sau mấy tuần Hà Nội rét đậm, buổi gặp mặt cộng tác viên của Báo An ninh Thủ đô sáng 23-1 đã diễn ra trong một ngày chan hòa ánh nắng. Mỗi năm một lần, cuộc gặp mặt là dịp để những cộng tác viên thân thiết, những người bạn của Báo có dịp gặp nhau, chuyện trò... Những cái bắt tay thật...