Những ân tình sau cánh cửa phòng mổ…
Những bác sỹ trực tiếp cầm dao mổ quyết định sự sống của bệnh nhân ở các tuyến bệnh viện Hà Tĩnh chia sẻ rằng, áp lực công việc vô cùng lớn, nhưng những ân tình, những giây phút hạnh phúc họ được nếm trải sau cánh cửa phòng mổ thì không phải nghề nào cũng có.
Được mệnh danh là “những bàn tay vàng trong làng phẫu thuật”, tuy nhiên, áp lực nặng nề mà họ phải trải qua trong công việc không phải là điều mà ai cũng có thể hiểu.
Bác sỹ Trần Thanh Hải (bên trái) cùng đồng nghiệp thực hiện một ca phẫu thuật cẳng chân cho bệnh nhân
Cuộc hẹn của tôi với bác sỹ Trần Thanh Hải (Khoa Ngoại sản – Bệnh viện Đa khoa huyện Thạch Hà) diễn ra chóng vánh khi anh cùng đồng nghiệp chuẩn bị cho những ca mổ đã kín lịch.
Dù tuổi đời chưa nhiều nhưng bác sỹ Hải được đánh giá là một người có chuyên môn vững, một phẫu thuật viên dày dặn kinh nghiệm. “Bác sỹ chuyên phẫu thuật phải là người có tay nghề cao, công việc đòi hỏi chính xác đến từng li với sự phối hợp nhịp nhàng của cả ekip. Khi đặt nhát dao lên cơ thể bệnh nhân, chúng tôi không cho phép mình được sai lầm. Bởi sai lầm của bác sỹ đôi khi phải trả giá bằng cả tính mạng của người bệnh – đó là điều chúng tôi luôn khắc cốt ghi tâm” – bác sỹ Hải chia sẻ.
Quá trình phẫu thuật đòi hỏi cả ekip phải theo dõi sát sao các chỉ số sức khỏe, phối hợp nhịp nhàng để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho tính mạng bệnh nhân.
Công việc đòi hỏi sự cẩn thận, chính xác nhưng không phải ca bệnh nào cũng giống nhau, việc phát sinh những tình tiết mới trong quá trình thăm khám, phẫu thuật nhiều lúc đặt bác sỹ vào thế phải quyết định và lựa chọn ngay phương án giải quyết mà không có nhiều thời gian để suy tính.
Bác sỹ Hải vẫn còn nhớ như in ca mổ lấy thai cho một sản phụ hồi năm ngoái. Kết quả siêu âm cho thấy sản phụ đã bị sa dây rốn – một tai biến trong sản khoa, rất nguy hiểm cho tính mạng của thai nhi. Không kịp suy nghĩ nhiều, bác sỹ Hải đã quyết định tiến hành mổ cấp cứu cho sản phụ.
Đôi tay khéo léo và một cái đầu tỉnh táo là yêu cầu thường trực của bác sỹ phẫu thuật
“Từ khi phát hiện tình trạng bệnh nhân cho đến khi mổ lấy thai thành công chỉ diễn ra trong vòng 10 phút. Cả ekip mổ căng như dây đàn, chỉ khi nghe được tiếng khóc của em bé, mọi người mới thở phào nhẹ nhõm. Cái đầu lạnh và một trái tim nóng là những gì cần để có thể đưa ra những quyết định chính xác nhưng kịp thời trong những trường hợp nguy cấp như thế” – bác sỹ Hải chia sẻ.
Tại bệnh viện tuyến tỉnh – nơi thực hiện nhiều ca mổ phức tạp với kỹ thuật cao, áp lực dao kéo còn lớn hơn gấp bội. Là người đã có thâm niên hơn 30 năm trong nghề nhưng mỗi lần bước chân vào phòng mổ, bác sỹ Nguyễn Quang Trúc – Trưởng khoa Chấn thương chỉnh hình và bỏng, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Tĩnh vẫn không dám chủ quan với bất cứ ca bệnh nào.
Bác sỹ Nguyễn Quang Trúc hội chẩn với đồng nghiệp trước khi tiến hành phẫu thuật bệnh nhân.
Phụ trách lĩnh vực chấn thương chỉnh hình, bác sỹ Trúc cùng đồng nghiệp đã áp dụng và thực hiện nhiều ca phẫu thuật phức tạp như cắt bỏ chi, tháo khớp, thay khớp… Ông mãi không thể quên hình ảnh đau đớn, tuyệt vọng của gia đình nữ sinh viên Nguyễn Thị Hoa (xã Việt Xuyên – Thạch Hà) khi em bị tai nạn dập nát hoàn toàn hai chân, gãy tay phải, cơ thể chấn thương nặng ngay ngày nhận bằng tốt nghiệp.
Bệnh nhân được tiên lượng xấu, nhưng các bác sỹ vẫn quyết định tiến hành phẫu thuật cho em dù hy vọng sống vô cùng mong manh. “Ca phẫu thuật cắt bỏ phần chân dập nát căng thẳng liên tục phát sinh tình huống xấu. Gần 5 tiếng đồng hồ, cả ekip dốc toàn tâm, toàn lực với sự hỗ trợ của máy móc kỹ thuật, chúng tôi đã thành công. Đó thực sự là những giờ phút giành giật sự sống với tử thần”- bác sỹ Trúc chia sẻ áp lực đã trải qua trong nghề.
Video đang HOT
Bác sỹ Nguyễn Xuân Thắng thăm khám cho bệnh nhân sau ca phẫu thuật.
Công tác tại Bệnh viện Đa khoa Hà Tĩnh gần 20 năm nay và có 10 năm kinh nghiệm phẫu thuật, bác sỹ Nguyễn Xuân Thắng – Khoa Điều trị theo yêu cầu được đánh giá là một người chuyên môn vững, tay nghề cao và tận tâm với người bệnh. “Bệnh nhân rời phòng mổ không có nghĩa bác sỹ phẫu thuật đã hoàn thành nhiệm vụ. Việc thăm khám, theo dõi hậu phẫu rất quan trọng bởi sau phẫu thuật nếu không chăm sóc vết thương cẩn thận, bệnh nhân rất dễ nhiễm trùng.
Dù công việc áp lực, căng thẳng trong từng giây phút để giành sự sống cho bệnh nhân, nhưng sau cánh cửa phòng mổ, các bác sỹ được nhận lại những ân tình, những niềm vui mà không phải nghề nào cũng có được.
Đó là giây phút bác sỹ Trần Thanh Hải (Khoa Ngoại sản – Bệnh viện Đa khoa huyện Thạch Hà) cùng các y bác sỹ trong ekip không ngần ngại hiến máu ngay trong ca mổ để kịp thời cứu sống bệnh nhân bị mất máu cấp. Bác sỹ Hải cho biết: “Bệnh nhân mất máu quá nhiều, trong khi lượng máu phù hợp trong ngân hàng không đủ, tôi và 2 bác sỹ trong kíp mổ đã tình nguyện hiến máu ngay lúc đó. Chúng tôi vui vì những giọt máu của mình cho đi đã cứu sống được một sinh mạng”.
Bác sỹ Nguyễn Thị Tố Hoa hạnh phúc đón những thiên thần bé bỏng
Ca mổ nào cũng có những đau đớn của bệnh nhân và áp lực với bác sỹ, nhưng được chứng kiến giây phút vỡ òa cảm xúc khi nghe tiếng khóc chào đời của những thiên thần bé bỏng lại là niềm hạnh phúc mà không phải ai cũng được nếm trải. Đó là chia sẻ của bác sỹ Nguyễn Thị Tố Hoa – Trưởng khoa Sản, Bệnh viện Đa khoa TP Hà Tĩnh.
Với những bác sỹ sản khoa như bác sỹ Hoa, mỗi ca mổ đẻ là tính mạng của hai con người được giao phó trong tay họ. Ca mổ thành công là thêm một lần họ được chứng kiến nụ cười, những giọt nước mắt hạnh phúc của sản phụ, người nhà và nghe tiếng khóc chào đời của con trẻ. Niềm hạnh phúc ấy càng được nhân lên khi các bác sỹ sản khoa mổ thành công những ca sinh khó, hiếm muộn.
Dù vất vả, áp lực nhưng những vui buồn sau cánh cửa phòng mổ vẫn là động lực để các bác sỹ gắn bó với nghề.
Sau mỗi ca mổ, hình ảnh người mẹ hiếm muộn với khuôn mặt rạng ngời hạnh phúc chăm sóc đứa con đầu lòng, tiếng thở đều đều của bé gái sơ sinh bên người mẹ vừa trải qua một ca sinh khó… là những khoảnh khắc yên bình, đẹp đẽ nhất với các bác sỹ sản khoa.
Dù vất vả, áp lực và không thể tránh khỏi những ca phẫu thuật không thành công nhưng những buồn vui sau cánh cửa phòng mổ vẫn luôn là động lực để các bác sỹ nỗ lực vì bệnh nhân, gắn bó hơn với nghề.
Theo baohatinh
Chuyện tình cực ngọt của "con dao vàng" ngành Phẫu thuật Tim mạch
"Tôi là một phẫu thuật viên, vợ tôi là bác sĩ gây mê, tôi chưa bị gây mê lần nào nhưng đã mê bà ấy hơn 60 năm rồi..."
Trong khi hàng ngày trên các trang MXH vẫn luôn xuất hiện những câu chuyện anh kia đi với chị này, chị này cặp bồ chú kia thì vẫn có một câu chuyện tình yêu thời "ông bà anh" ngọt ngào hơn 60 năm bên nhau khiến cho chúng ta phải ghen tị.
Tình yêu ông bà anh đẹp lắm em ơi...
Hơn 60 năm cho một tình yêu như ngôn tình
"Tôi là một phẫu thuật viên, vợ tôi là bác sĩ gây mê, tôi chưa bị gây mê lần nào nhưng đã mê bà ấy hơn 60 năm rồi..." chính là lời của GS. TS Đặng Hanh Đệ nói về người vợ yêu quý của mình khi tham gia chương trình "Quán thanh xuân" của VTV.
GS. TS Đặng Hanh Đệ cùng phu nhân của mình.
Được mệnh danh là "con dao vàng" trong ngành Phẫu thuật Tim mạch Việt Nam, ít ai biết rằng GS. TS Đặng Hanh Đệ ngoài tài đức hơn người ấy lại còn vô cùng lãng mạn đến thế cơ chứ.
Thậm chí tới cuối chương trình ông còn hẹn với mọi người về một đám cưới kim cương.
Và phu nhân của GS.TS Đặng Hanh Đệ cũng từng viết tặng người con trai mà mình yêu nhân dịp ông đứng mổ chính:
"Hè thúc giục phượng khoe tươi sắc nở
Đỏ non sông thắm đỏ đất trời
31 tháng 5 thêm một tuổi đời
Đời đẹp lắm, anh ơi đời đẹp lắm
Hãy cứu lấy những trái tim gần nguội lạnh
Nối lại dòng máu nóng chảy qua tim.
14 tháng 3 em nhớ mãi không quên
Anh đã mổ được tim từ đấy
Anh ơi giờ Hồ Tây sóng nổi
Ánh trăng vàng sóng sánh chơi vơi
Nhưng trăng không tách làm đôi
Dễ gì ai tách rời được chúng ta?
Gió đưa cành liễu la đà
Không gian tĩnh lặng chỉ ta với mình
Mơ về những sớm bình minh
Bâng khuâng thức dậy chỉ mình với ta
Yêu thương dưới một nếp nhà
Mặn mà hạnh phúc, đậm đà nhân đôi!"
Những tâm sự của GS. TS Đặng Hanh Đệ cùng phu nhân đã khiến cho rất nhiều bạn trẻ ngày nay ngưỡng mộ, thâm chí họ còn thấy ghen tị bởi một cuộc tình đẹp chẳng khác gì trong phim ngôn tình.
Thả thính theo thời... Ông bà anh
Sau khi theo dõi câu chuyện tình yêu nhẹ nhàng sâu lắng này, Đại - một độc giả trung thành của Oh!man chia sẻ:
"Nhìn tình cảm của ông bà mà tui thấy xấu hổ kinh khủng. Trong khi hàng ngày vẫn miệt mài hỏi crush ăn cơm chưa, ăn cơm với gì thì ông bà mình lại có những câu thả thính siêu chất này.
Không biết có phải vì ông bà ngày xưa vật chất thiếu thốn hơn bây giờ nên tình yêu của họ mới thiêng liêng và đẹp tới như thế không. Chứ bây giờ cảm giác là câu chuyện tình yêu của bọn mình rất mệt mỏi. Lắm lúc xem các tin tức em này ngoại tình, em kia "cắm sừng" là lại thấy mất luôn hi vọng về tình yêu.
Bởi thế đừng lôi cái lý do là yêu lâu nên chán phải chia tay, tất cả chỉ là cái cớ để cho mình thay lòng thôi. Người ta 60 năm còn mặn nồng thì cớ gì vài năm vài tháng mà kêu chán.
Nghĩ ngày xưa mình yêu đương nhăng nhít nên chẳng biết trân trọng. Giờ bắt đầu cả nhà hối lấy vợ mới thấy mình đã bỏ lỡ nhiều quá. Chắc phải nghiêm túc yêu một ai đó thì mới có thể nắm được tình yêu thực sự."
Nhắc về thả thính thì chắc gì các cháu thời nay qua được các cụ đâu! (Ảnh minh hoạ)
Bởi thế mới thấy vật chất không hề quyết định điều gì cả, một tình yêu đẹp chỉ là khi cả hai có nhau trong đôi mắt của mình. Còn bạn, bạn thấy sao về chuyện tình này của GS. TS Đặng Hanh Đệ với vợ mình? Chia sẻ với MXH Oh!man nhé!
Nguồn ảnh: Internet
* Bài viết dựa trên quan điểm của tác giả
Theo Ohman
Bệnh viện đa khoa Đồng Nai: Mổ cấp cứu cho bệnh nhân đến từ Trung Quốc Chiều 8-2, đại diện Bệnh viện đa khoa Đồng Nai cho hay, bệnh viện vừa tiếp nhận mổ ruột thừa cho một bệnh nhân nam đến từ Trung Quốc. Các y, bác sĩ mặc đồ bảo hộ trong ca mổ cho bệnh nhân G. Theo đó, bệnh nhân G.J.G, 41 tuổi, ở Hồ Nam (Trung Quốc), hiện đang làm việc tại khu công...