Những ám hiệu bí mật ở trường lái
Như một quy định ngầm, trong sân tập lái xe luôn có những ký hiệu riêng giúp học viên vượt qua bài thi. Chương trình dạy bị cắt cúp đến nỗi nhiều người học xong không dám cầm vô lăng ra đường.
Những đường kẻ bí hiểm
Trong vai những học viên học lái, nhóm phóng viên đến Trung tâm Ngọc Hà (một sân tập lái kiêm sân sát hạch nằm ở bãi Chèm, Từ Liêm, Hà Nội) để thuê xe. Vừa lên xe, giáo viên tên Hùng tuyên bố thẳng: “Đây là sân sát hạch, chúng tôi dạy bạn cách để qua được kỳ thi thực hành”.
Đúng như tuyên bố, suốt buổi học, thầy Hùng bật mí cho chúng tôi nhiều chiêu để đối phó với bài thi. Với bài dừng đèn đỏ, thầy chỉ cho trò một chiêu độc vi phạm quy tắc lẫn văn hóa giao thông là dừng trước vạch kẻ (dừng xe) khoảng 2 mét.
Học viên tại Trung tâm Ngọc Hà được hướng dẫn dừng trước vạch đèn đỏ khoảng 2m.
“Anh thấy cái vạch vàng phía trước chưa, cứ dừng trước vạch đó sẽ tránh được bài thi dừng đèn đỏ; khi nào gần đến đèn xanh cứ từ đây mà đi” – thầy bật mí.
Sau khi đọc báo Tiền Phong, chúng tôi cử thanh tra GTVT đến những địa điểm báo nêu để xử lý”
Phó GĐ Sở GTVT Hà Nội Nguyễn Xuân Tân nói chiều 21/3
Đến bài xe qua đường hẹp, thầy tiếp tục truyền một “bí kíp” khác bằng cách yêu cầu ngắm vào những đường nét đứt màu trắng phía trước cho đến khi thẳng hàng với vạch nhỏ gắn (chủ động) trên kính xe. “Bây giờ các anh thi có đường kẻ trắng này thì dễ hơn nhiều; theo quy định không được kẻ đâu” – thầy giải thích.
Video đang HOT
Tại sân sát hạch lái xe Sài Đồng (Thuộc Cty Cổ phần Vận tải Ô tô số 2 – Sài Đồng, Long Biên) hoặc sân sát hạch Đức Thịnh (thị trấn Đông Anh – Hà Nội)… đều có những ám hiệu như vậy.
Thậm chí, 2 sân này còn có một “bí mật” khác là, phía ngoài chuồng lùi xe có một vạch màu đỏ nhỏ được kẻ sẵn. Khi lùi chuồng, học viên chỉ việc căn vào vạch đỏ đó đảm bảo không bị trượt.
Điểm đỏ “bí mật” tại bài thi lùi chuồng ở sân sát hạch của trung tâm Đức Thịnh
Ngay cả trong bài thi thuộc diện khó (dừng xe trong tình huống khẩn cấp) cũng có cách ứng phó: Nhìn đèn tín hiệu trên đồng hồ chấm điểm trong xe để nhận biết sắp đến tình huống khẩn cấp.
Không dám cầm vô lăng
Không chỉ học gạo, học đối phó, sự bát nháo trong đào tạo lái xe còn bộc lộ phổ biến ở việc cắt cúp chương trình học. Anh Quang, một học viên vừa tốt nghiệp tại một trung tâm lái xe ở quận Long Biên than thở: “Thầy hứa cho học lý thuyết, nhưng đến cuối khóa không thấy động tĩnh. Vì thế, tôi đành bỏ ra mấy buổi tối tự học luật. Đến cuối khóa, thầy còn gạ “chạy” luật 500.000 đồng, vô lý hết sức”.
Anh Quang cũng cho biết, thầy dạy lái xe tại trung tâm còn cắt cúp bài học ở trải nghiệm lái vào ban đêm, đi địa hình miền núi… Nguyên nhân chủ yếu do thầy thoái thác bận hoặc tiết kiệm xăng.
Tại trung tâm Ngọc Hà kể trên, khi hỏi giáo viên về việc học cấu tạo ô tô và các kỹ năng sửa xe cơ bản (các bài học này đều có trong cơ cấu bài giảng theo quy định của Bộ GTVT), thầy giáo nhìn học sinh như sinh vật lạ, rồi nói: “Làm gì có ai chịu học. Mà học cũng không có thiết bị. Trung tâm có phòng trưng bày kết cấu ô tô, nhưng không có máy. Khi đoàn kiểm tra đến mới đi mượn về”.
Trong khi đó, trung tâm Ngọc Hà là một trong những trung tâm được công nhận đạt chuẩn quốc gia. Thế nên nhiều học viên có bằng rồi mà không dám cầm vô lăng ra đường!
Còn nữa
Thanh tra đột xuất kiểu báo trước
Tổng cục Đường bộ VN vừa công bố tổ chức kiểm tra đột xuất một số cơ sở, trung tâm sát hạch cấp giấy phép lái xe về cơ sở vật chất, hồ sơ, tài liệu, qua đó xác định khả năng thực tế đào tạo lái xe của các đơn vị đào tạo.
Tuy nói là đột xuất kiểm tra, nhưng danh sách các đơn vị kiểm tra lại được công khai trên phương tiện thông tin đại chúng gồm: Trường Trung cấp nghề Cơ giới Đường bộ; Trung tâm Dạy nghề, Đào tạo – Sát hạch Lái xe – Học Viện cảnh sát Nhân dân; Trung tâm Dạy nghề và Đào tạo Lái xe – Học Viện an ninh Nhân dân; Trung tâm Dạy nghề và Đào tạo Lái xe – Trường Trung cấp Cảnh sát Nhân dân 1; Trung tâm Dạy nghề và Đào tạo Lái xe – Học viện Quốc tế.
Theo 24h
Học lái xe siêu tốc, chống trượt toàn phần
Hiện, việc quản lý đào tạo và sát hạch cấp giấy phép lái xe (GPLX) đang bị buông lỏng. Chỉ cần có tiền là có bằng lái. Kết quả là những vụ tai nạn giao thông thảm khốc ngày càng nhiều hơn. Dường như phận người càng mỏng hơn khi "quái xế " xuất hiện ngày một nhiều thêm.
Khó hình dung nổi, nơi đào tạo các tài xế lại tạm bợ, nhếch nhác; nhận hồ sơ lấy bằng xe máy siêu tốc, bất chấp nhân thân ra sao như một số trung tâm tại Thủ đô...
Dạy lái ở sân chơi trẻ em
Sân tập lái xe Nam Trung Yên nằm phía sau khu Keangnam thực chất là một vườn hoa, sân chơi cho trẻ em của khu đô thị. Hàng loạt xe tập lái đang "vần" nhau trên khoảng sân hơn 100m2; bên ngoài quanh vườn hoa cũng có một số xe lượn lờ tập dượt.
Điểm nổi bật nhất của sân này là "chuồng" tập lùi được xếp bằng gạch. Bên thành xe ghi rõ những thương hiệu có tiếng về đào tạo lái xe của Hà Nội như Trung tâm Đào tạo Lái xe Hùng Vương, Học viện Quốc tế, Trung tâm Victoria...
Theo Tổng cục Đường bộ, học viên và giáo viên phải tập xe ở các sân tiêu chuẩn, được cấp phép. Ảnh: Xuân Phú
Trong khi xe tập lái phi ào ào, người lớn và trẻ con trong khu dân cư phải đứng nép vào các bồn hoa cây cảnh nín thở. Chị Hồng, một hộ dân ở chung cư B6A gần đó than: "Xe tập ở đây suốt từ sáng đến tối mới nghỉ nên khi đưa bọn trẻ ra đây phải giữ khư khư để tránh bị ô tô đâm. Chuyện ô tô tập lái va vào xe đạp, xe máy người đi đường ở khu này không hiếm. Không hiểu ai cấp phép tập lái ở đây...".
Không cần học, vẫn có bằng lái xe máy. Với gói này, cứ có mặt là đỗ, chi phí chỉ 590.000 đồng
Sân tập Nhật Tân (hay còn gọi là sân tập lái Toàn Hiền của Cty Dịch vụ thương mại Toàn Hiền) thuộc phường Nhật Tân (quận Tây Hồ) rộng rãi thoáng đãng, nhưng tạm bợ.
Sân rộng khoảng 2.000 m2, một phía tiếp giáp với đường dân sinh, không có tường bao; 3 phía còn lại tiếp giáp với bờ bãi trồng đào của người dân. Nơi này được công ty Toàn Hiền quy hoạch ra dáng một sân tập với các hạng mục đường quanh co, dốc tập đề pa, ô lùi chuồng...
Những chỗ trống được tận dụng làm nơi để xe tải mang thương hiệu Toàn Hiền, các dụng cụ, vật liệu xây dựng xếp ngổn ngang. Cỏ mọc um tùm tại những khoảng trống còn lại, nhiều biển hiệu giao thông bị gãy, chữ viết bằng tay nguệch ngoạc.
Sân tập Nam Trung Yên. Anh: T.Vinh
Có mặt tại trung tâm này, phóng viên chứng kiến gần 50 lượt xe vào sân tập; trong đó có nhiều xe thuộc các trung tâm đào tạo lái xe tại Hà Nội như Lạc Hồng, Thăng Long...Giá vé vào cửa 50.000 đồng/giờ.
"Chống trượt" toàn phần
Tại một cửa hàng trên đường Láng, gần Ngã Tư Sở (Hà Nội) chuyên in thiệp cưới, danh thiếp ... và kiêm dịch vụ nhận hồ sơ, tổ chức đào tạo lái xe từ lái xe máy hạng A1 đến lái ô tô hạng B, C, D, E; người thanh niên tên là Dũng khẳng định: Không cần học, vẫn có bằng lái xe máy. Với gói này, cứ có mặt là đỗ, chi phí chỉ 590.000 đồng.
Nếu bận quá, không học, không thi tức là chống trượt toàn phần, sẽ lấy triệu rưỡi. "Anh đưa trước 1 triệu, một tháng rưỡi sau lấy bằng trả nốt", Dũng nói.
Dũng tiết lộ chiêu chống trượt toàn phần: Cán bộ trung tâm bố trí người đi học và đi thi hộ. Sau khi thi xong, Dũng sẽ lo ở khâu vào tên bằng để khớp với người có nhu cầu.
Theo đó, hồ sơ để học chỉ cần 6 ảnh 3x4 và 2 bản phô tô CMND, không cần giấy khám sức khỏe. Khi phóng viên đưa cho Dũng một bộ hồ sơ có ảnh một nữ sinh cầm đầu đường dây bán ma túy lớn bị bắt ở TP HCM cuối năm trước (lấy trên mạng) và 1 bản CMND không đúng tên tuổi, Dũng chấp nhận.
Nơi nhận đào tạo lái xe B2 chỉ bằng 1/5 thời gian quy định
Một trong những trung tâm đào tạo lái xe ô tô "siêu tốc" 20 ngày, toạ lạc tại số nhà 53A đường Nguyễn Khang (Quận Cầu Giấy-Hà Nội). Trụ sở khá bề thế, biển hiệu ghi rõ điểm tiếp nhận hồ sơ học lái xe của Trung tâm Đào tạo Lái xe của Học viện Cảnh sát Nhân dân (trường C500) và Trung tâm Đào tạo Lái xe Hùng Vương thuộc Sở Lao động Thương binh và Xã hội thành phố Hà Nội.
Gọi là "siêu tốc" vì theo Thông tư 46/2012 của Bộ GTVT quy định về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ, thời gian học bằng lái B2 là 588 giờ, nếu mỗi ngày học 8 tiếng liên tục, ngày nào cũng học, phải mất 74 ngày.
Một nhân viên tên Trà của trung tâm này tiếp thị: "Đảm bảo chỉ cần học 20 ngày là được thi. Biết lái như các anh, chỉ cần học thêm vài buổi trong sa hình là ổn".
Cô nhân viên này nói rằng, trung tâm sẽ tạo điều kiện cho học viên học ở các sân gần, "bao" lý thuyết, giấy khám sức khỏe chỉ cần cung cấp thông tin về chiều cao, cân nặng trung tâm sẽ tự lo. Học phí với kiểu đào tạo này là 12 triệu đồng/học viên/bao trọn gói. Trung tâm cũng công khai quảng cáo chương trình đào tạo lái xe 20 ngày trên mạng.
Ông Nguyễn Văn Quyền, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ cho biết, các hành vi tập lái ô tô ở vườn hoa, sân chơi trong khu chung cư là không được phép. Học viên và giáo viên khi tập xe phải thực hành ở các sân đảm bảo tiêu chuẩn về sân tập và được cấp phép.
Về sân tập Toàn Hiền, ông Nguyễn Đình Nghĩa (Trưởng phòng Quản lý Phương tiện Người lái -Sở GTVT Hà Nội) khẳng định chưa được cấp phép. Ông Nghĩa cho biết sẽ sớm kiểm tra hoạt động của sân tập này. Theo ghi nhận của Tiền Phong, sân tập Toàn Hiền còn tổ chức nhận hồ sơ và đào tạo tại chỗ.
(Còn nữa)
Theo 24h
Buộc tập lái xe số tự động để tránh "xe điên" Một chiếc "xe điên" gây tai nạn liên hoàn (Ảnh minh họa) Quy định mới nhằm khắc phục tình trạng khi tập lái xe chỉ học số sàn nhưng khi lái xe thực tế lại dùng xe số tự động, dẫn tới một số trường hợp tai nạn đáng tiếc do nhầm chân phanh và chân ga - thường gọi là "xe điên"....