Những ám ảnh khi an táng thi thể nạn nhân Covid-19 tại Ấn Độ
Ông Abdul Malabari làm việc an táng thi thể suốt 30 năm qua, và chưa bao giờ ông nghĩ rằng mình phải an táng những người nhiễm Covid-19 chết trong đơn độc bởi người thân không được phép tới gần.
Mỗi khi có người tử vong vì virus Sars-CoV-2, giới chức thành phố Surat thuộc bang Gujarat miền tây Ấn Độ đều gọi điện cho ông Malabari. Tính tới nay tại thành phố Surat đã có 19 ca tử vong và 244 trường hợp nhiễm Covid-19 được ghi nhận. “Vào thời điểm khó khăn như hiện nay, ông Malabari đã giúp đỡ rất nhiều”, BBC trích lời quan chức thành phố Surat Ashish Naik nói.
“Công việc của tôi không có thời gian cố định. Mỗi khi nhận được cuộc gọi thì chúng tôi lập tức đi tới đó với bộ đồ nghề an táng. Đây là công việc của tôi, và dù biết có nguy cơ nhiễm bệnh nhưng tôi vẫn làm. Đội an táng chúng tôi hiện sống và sinh hoạt tại cơ quan nhằm tránh trường hợp sẽ lây nhiễm bệnh cho gia đình mình”, ông Malabari nói.
Hiện nay người dân Ấn Độ đang bị nỗi sợ hãi chi phối xung quanh vấn đề virus corona, nhất là sự lo ngại về những thi thể bệnh nhân qua đời vì Covid-19. Dù các chuyên gia y tế đã tuyên bố rằng virus Sars-CoV-2 không thể lây nhiễm sau khi bệnh nhân qua đời, nhưng mầm bệnh Covid-19 vẫn có thể tồn tại trên quần áo của bệnh nhân vài giờ sau đó.
Nhân viên y tế luôn có mặt trong buổi an táng bệnh nhân Covid-19 nhằm đảm bảo thủ tục phòng lây nhiễm được thực hiện. Ảnh: Hindustan Times
Do vậy khi bệnh nhân tử vong được bọc kín trong túi đựng xác, thì không một người thân nào được phép tiếp cận thi thể để nói lời từ biệt.
Và dĩ nhiên với nhóm an táng của ông Malabari cũng đều phải thực hiện tất cả các biện pháp phòng tránh lây nhiễm khi tiếp xúc thi thể nhiễm Covid-19 như đeo khẩu trang, mặc quần áo bảo hộ hay đeo kính y tế. Ngoài ra họ cũng được huấn luyện về cách xử lí thi thể bệnh nhân ra sao để tránh lây nhiễm mầm bệnh, hay sau mỗi lần an táng thì các phương tiện cũng như thiết bị có tiếp xúc với thi thể cần được khử trùng.
Đương nhiên khi nỗi sợ hãi Covid-19 đang bao trùm trong tâm thức của nhiều người dân Ấn Độ, thì những buổi an táng bệnh nhân Sars-CoV-2 thường dẫn tới các cuộc biểu tình phản đối được tổ chức bởi người dân sống xung quanh khu nghĩa trang với lý do họ lo ngại mầm bệnh Covid-19 từ thi thể người đã khuất sẽ khiến dân chúng sống gần đó nhiễm bệnh.
Việc khử trùng luôn diễn ra sau mỗi buổi an táng. Ảnh: BBC
Nhưng đối với ông Malabari thì điều khủng khiếp nhất chính là phải thông báo cho gia đình người đã khuất, nhất là khi những người này đang phải cách ly.
Video đang HOT
“Họ khóc rất nhiều và nói rằng muốn gặp người đã khuất. Chúng tôi phải giải thích với họ rằng việc không được phép tiếp cận thi thể nhiễm Covid-19 là vì sự an toàn của bản thân họ, đồng thời chúng tôi cũng đảm bảo với họ rằng việc an táng cho người đã khuất sẽ theo cách họ mong muốn”, ông Malabari buồn bã nói.
Tuấn Trần
Hợp tác Nga-Việt 2019: 200 tăng T-90 và Mi-35 cho Việt Nam?
Theo giới phân tích, Lục quân Việt Nam cần có khoảng 200 xe tăng chiến đấu chủ lực T-90 và có thể mua sắm trực thăng Mi-35 của Nga.
Năm 2019 sắp kết thúc. Việc hợp tác kỹ thuật - quân sự giữa Việt Nam và Nga có hiệu quả đến đâu? Hãng thông tấn Nga Sputnik đã có loạt bài viết tổng kết hợp tác quốc phòng Nga-Việt trong năm 2019.
Sẽ có thêm hợp đồng xe tăng T-90
Ngày 26 tháng 3 năm 2019, ông Mikhail Petukhov - Phó Giám đốc cơ quan hợp tác quân sự Liên bang Nga (FSVTS), trong cuộc phỏng vấn với các phóng viên đã chính thức xác nhận hoàn thành hợp đồng ký năm 2016 về việc cung cấp 64 chiếc xe tăng hiện đại loại T-90S/SK cho Việt Nam.
Lô hàng đầu tiên được giao vào tháng 12 năm 2018, đợt thứ hai đã đến Việt Nam vào cuối tháng 2 năm 2019. Hiện nay, lính tăng Việt Nam đang huấn luyện đề hoàn toàn làm chủ các phương tiện chiến đấu mới.
Các xe tăng chiến đấu chủ lực mới của Nga sẽ thay thế các xe tăng đã lỗi thời trong quân đội Việt Nam như T-54/55 của Liên Xô hay Type 59 Trung Quốc - những phương tiện chưa từng trải qua quá trình hiện đại hóa.
Tính năng nổi tiếng của T-90S/SK là chúng được trang bị máy điều hòa không khí và hệ thống bảo vệ chủ động Kontakt-5, bảo vệ xe tăng trước đạn xuyên giáp, đạn pháo tích lũy động năng.
Khả năng chiến đấu và sống còn của phương tiện này trong điều kiện khí hậu nhiệt đới (mặc dù không giống như ở Việt Nam) đã được xác nhận qua thực chiến ở Syria. T-90 chịu được sự bắn phá của tên lửa dẫn đường của tổ hợp tên lửa chống tăng không phải cực kỳ hiện đại, nhưng rất mạnh mẽ TOW-2 của Mỹ và xe vẫn còn nguyên vẹn, đội xe không bị tồn hại.
Theo một số chuyên gia quân sự, hợp đồng mua 64 xe tăng T-90S/SK chỉ là giai đoạn ban đầu trong việc đổi mới căn bản trang bị xe tăng của Quân đội Việt Nam, không loại trừ khả năng Việt Nam mua thêm số lượng lớn xe tăng T-90.
Theo giới chuyên gia, cho dù có nâng cấp xe tăng T-54/55/62 lên như thế nào đi nữa, thì sự lỗi thời vẫn không tránh khỏi, nên lực lượng lục quân cần ít nhất 200 chiếc xe tăng chiến đấu chủ lực mới để đưa lực lượng tăng-thiết giáp lên tầm hiện đại.
Xe tăng chiến đấu chủ lực T-90 sẽ là xương sống của Lục quân Việt Nam
Vì vậy, quyết định tùy thuộc vào phía Việt Nam. Liên Bang Nga, thông qua công ty Rosoboronexport đã xác nhận nhiều lần việc không có trở ngại nào cho hợp tác kỹ thuật quân sự với đối tác chiến lược của mình tại Đông Nam Á.
Phiên bản "Cá sấu" hiện đại hóa và khách hàng từ Đông Nam Á
Tháng 6 năm 2019, Diễn đàn quân sự - kỹ thuật quốc tế "Army-2019" đã diễn ra ở ngoại ô Moskva. Thành viên tham gia thường xuyên của sự kiện này là công ty "Trực thăng Nga" (Russia Helicopter), đã giới thiệu phiên bản xuất khẩu cải tiến của trực thăng tấn công và vận tải Mi-35M (phiên bản đầu bảng, đắt hơn) và Mi-35P (bản trung bình, rẻ hơn).
Cả hai phiên bản nâng cấp của "Cá sấu" huyền thoại Liên Xô (Mi-24) đều khác biệt đáng kể so với các phiên bản giới thiệu trước đó một năm về thiết bị, hệ động lực, vũ khí trang bị. Nhưng chúng vẫn giữ được đặc tính chủ yếu của trực thăng chiến đấu thương hiệu Mi - tin cậy, không khoa trương và khả năng chiến đấu cao trong nhiều điều kiện khí hậu khác nhau.
Trực thăng dòng Mi-24/35 đã tham gia hơn 300 cuộc chiến và xung đột vũ trang gần như trên toàn thế giới, chúng đã và đang được bàn giao cho lực lượng lục quân ở các quốc gia có nhiều vùng khí hậu khác nhau, bao gồm cả vùng nhiệt đới nóng ẩm, khí hậu tương tự như Việt Nam.
Theo ông Dmitry Titarenko, đại diện của Russia Helicopter, các máy bay trực thăng vận tải-tấn công Mi-35P và Mi-35M, đã nhận được sự quan tâm đáng kể từ khách hàng tiềm năng của hầu hết các quốc gia Đông Nam Á. Các cuộc đàm phán tích cực đang được thực hiện.
"Việc thử nghiệm các phiên bản mới nhất đã hoàn thành và chúng tôi đã sẵn sàng cho các hợp đồng" - ông Dmitry Titarenko, đại diện nhà máy chế tạo ra những chiếc trực thăng tiên tiến của Nga nói trong cuộc phỏng vấn độc quyền với Sputnik, nhưng không nêu rõ là có Việt Nam nằm trong các số các nước đang đàm phán mua Mi-35 hay không.
Tăng cường hợp tác quân sự vì sự ổn định ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương
Cuối tháng 4 năm 2019, một phái đoàn cấp cao quân đội Việt Nam đã có chuyến thăm Nga, do Đại tướng Phan Văn Giang, Tổng tham mưu trưởng quân đội nhân dân Việt Nam dẫn đầu. Trong các cuộc đàm phán với Tổng tham mưu trưởng Lực lượng vũ trang Nga là Đại tướng Valery Gerasimov, các vấn đề hợp tác hàng đầu trong lĩnh vực quốc phòng đã được thảo luận.
Thông tin chi tiết tất nhiên không được tiết lộ. Nhưng thực tế cuộc gặp gỡ giữa tổng tham mưu trưởng hai nước đã chứng thực việc cả hai bên rất chú ý đến phát triển sự hiểu biết lẫn nhau và hợp tác kỹ thuật quân sự nói chung.
"Hợp tác quốc phòng và kỹ thuật quân sự, phát triển trong thời gian gần đây, vẫn là những yếu tố quan trọng nhất của quan hệ đối tác chiến lược toàn diện" - tướng Gerasimov nói trong cuộc đàm phán với người đồng cấp Việt Nam.
Máy bay trực thăng Mi-35 của Nga đã nhận được sự quan tâm của một số nước Đông Nam Á
Phái đoàn Việt Nam cũng tham gia Hội nghị Moskva về An ninh quốc tế lần thứ 8 (MCIS-2019), được tổ chức từ ngày 24 đến 25 tháng 4. Ngoài các vấn đề toàn cầu, các khía cạnh cụ thể của an ninh khu vực cũng được thảo luận tại MCIS-2019, bao gồm cả khu vực "châu Á - Thái Bình Dương" và đặc biệt là ở Đông Nam Á, nơi tiềm ẩn nguy cơ xung đột.
Chủ nhà hội nghị, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergey Shoigu đã thu hút sự chú ý về điều này trong bài phát biểu của mình: "Ở Đông Nam Á, dưới chiêu bài" hình thành một hệ thống an ninh mới ở khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương ", các nỗ lực được thực hiện để kiềm chế sự tương tác giữa các quốc gia bằng cách tạo ra các đường phân chia mới".
Bộ trưởng Quốc phòng Nga nhấn mạnh, một trong những cách để tăng cường an ninh trong khu vực là phát triển hợp tác giữa quân đội Nga và đồng nghiệp từ các nước ASEAN.
Theo ông Shoigu, việc hợp tác với cơ cấu quân sự các quốc gia khu vực châu Á-Thái Bình Dương khác nhau đang phát triển năng động cả trên cơ sở song phương và đa phương... Đối thoại theo định dạng SMOA-plus (Hội nghị các bộ trưởng quốc phòng ASEAN với các đối tác đối thoại - Nga, Australia, Ấn Độ, Trung Quốc, New Zealand, Hàn Quốc, Mỹ và Nhật Bản) đóng góp phần lớn vào việc ổn định tình hình ở Đông Nam Á.
Trên thực tế, một cơ chế độc đáo đã được tạo ra để tích lũy và áp dụng các thực tiễn quân sự trong thực tế giữa các bộ quốc phòng ASEAN và đối tác, về các vấn đề an ninh khác nhau. Nhờ sự chuyên nghiệp cao của chuyên gia từ ASEAN, nhóm làm việc "SMOA-plus" đã thực hiện các công việc hiệu quả.
Theo tướng Sergey Shoigu, mối liên hệ quân sự giữa các quốc gia khác nhau được bổ sung bằng những nỗ lực của giới ngoại giao. Điều này cũng đã được nêu lên trong bài phát biểu tại MCIS-2019 của Bộ trưởng Ngoại giao Nga là ông Sergey Lavrov.
Huy Bình
Theo baodatviet.vn
Tổng Thư ký LHQ phát thông điệp bất ngờ cho năm 2020 Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc (LHQ) Antonio Guterres kêu gọi thế giới chung tay ứng phó biến đổi khí hậu và duy trì bình đẳng giới, xã hội công bằng trong thông điệp phát đi trước thềm năm mới 2020. "Từ ứng phó biến đổi khí hậu tới bình đẳng giới, công bằng xã hội và nhân quyền, thế hệ của các...