Những ai tuyệt đối không sử dụng dầu gió?
Năm nay tôi 60 tuổi, tôi hay bị viêm mũi, ngạt mũi nên thường xuyên bôi dầu gió và thấy dễ chịu hơn. Khi cháu tôi bị ngạt mũi tôi cũng bôi dầu gió, có người khuyên không nên dùng nhiều sẽ có hại nhất là với trẻ nhỏ. Xin hỏi quý báo như vậy có đúng không? Nguyễn Thị Nụ (Cao Bằng).
Tại các quầy thuốc tây chúng ta rất dễ dàng mua một lọ dầu gió vì đây là sản phẩm không cần kê đơn. Nhiều người (nhất là người già) lúc nào cũng mang theo lọ dầu gió bên mình đề phòng khi trái gió trở trời, lúc bỗng dưng hoa mày chóng mặt. Thậm chí theo quan niệm nhiều người còn có thể lấy để ngửi, thoa, xông hơi, pha nước tắm, … Chính quan niệm và thói quen dùng thường xuyên có thể đưa đến một số phản ứng bất lợi cho sức khỏe.
Dầu gió thành phần chủ yếu là tinh dầu bạc hà nên không lạm dụng.
Video đang HOT
Dầu gió là một dạng thuốc bào chế để dùng ngoài, với thành phần chủ yếu là các tinh dầu, thường là tinh dầu bạc hà. Tinh dầu bạc hà chứa nhiều menthol, có vị cay, tính mát, có tác dụng hạ sốt, ra mồ hôi, giảm đau, giảm ho, sát trùng, chống xung huyết, giảm phù nề và làm cho tinh thần sảng khoái. Do đặc tính bay hơi nhanh, nó gây cảm giác mát và tê tại chỗ, rất hiệu quả với các trường hợp đau dây thần kinh. Bên cạnh đó, giầu gió còn có tác dụng phụ làm tăng bài tiết mồ hôi, khiến thân nhiệt hạ thấp, nên không được dùng cho người bị lở ngứa, ra mồ hôi, sốt cao, vừa ốm dậy, người suy nhược, táo bón, tăng huyết áp. Hơn nữa, tinh dầu bạc hà có thể gây hiện tượng ức chế tuần hoàn và hô hấp dẫn đến ngừng tim và ngừng thở. Do vậy tuyệt đối không dùng cho trẻ em dưới hai tuổi. Nếu dùng thường xuyên sẽ làm cho cơ thể lâm vào tình trạng “nhờn thuốc”, khiến công dụng của dầu gió bị giảm sút.
Với những công dụng và tác dụng phụ ở trên chúng ta không nên lạm dụng dầu gió để chữa bệnh. Nếu có sử dụng nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc. Đặc biệt với trẻ em và phụ nữ có thai, đang cho con bú tuyệt đối không sử dụng.
(Theo Sức khỏe & Đời sống)
Tránh ngạt mũi cho thai phụ
Trong thời gian mang thai, hàm lượng estrogen tăng cao có thể gây ra ngạt mũi (còn gọi là viêm mũi thai kỳ).
Có thể loại bỏ ngạt mũi bằng thuốc xịt mũi với dung dịch nước muối, dùng máy duy trì độ ẩm trong phòng, tiếp xúc với tinh dầu bạc hà. Nếu triệu chứng nặng hơn, gồm sốt thì bạn nên đi khám ngay. Nếu nhiễm trùng phát triển, bạn có thể được cho uống kháng sinh.
Để tránh ngạt mũi trong thai kỳ, có vài gợi ý cho bạn từ Ehow:
- Tránh các chất kích thích, chẳng hạn như nước hoa hoặc khói thuốc lá. Ngoài ra, cần tránh thay đổi nhiệt độ đột ngột, tập luyện bên ngoài khi không khí ô nhiễm.
- Sử dụng máy tạo độ ẩm trong phòng. Hơi nước giúp thư giãn, dễ thở. Hoặc có thể trùm khăn cotton lên mặt, trong khi nghiêng đầu gần máy tạo độ ẩm nhưng cần cẩn thận để tránh bỏng.
Hơi từ nước ấm cũng tương tự như một cái máy tạo độ ẩm, giúp ngăn chặn ngạt
mũi hiệu quả. (Ảnh minh họa)
- Hãy thử với một ít tinh dầu bạc hà vì bạc hà có tác dụng tránh ngạt mũi.
- Dùng thuốc xịt hoặc thuốc nhỏ mũi chứa muối tự nhiên. Những loại thuốc này được xịt thẳng vào trong khoang mũi.
- Tắm vòi hoa sen. Hơi từ nước ấm cũng tương tự như một cái máy tạo độ ẩm, giúp ngăn chặn ngạt mũi hiệu quả. Hãy chắc chắn nước không nóng quá để tránh làm tăng thân nhiệt.
Theo Mẹ và bé
Lạm dụng dầu gió, hại khôn lường Dầu gió là tên gọi chung các hỗn hợp tinh dầu thường được sử dụng khi bị cảm mạo. Đây là sản phẩm rất thông dụng, hầu như không nhà nào không có sẵn một vài chai dầu để phòng khi nhức đầu, nghẹt mũi, muỗi đốt, chột bụng, đầy hơi... Nhưng đừng quên dầu gió vẫn là thuốc, không thể xài tuỳ...