Những ai ngăn cản cuộc chiến leo thang?

Theo dõi VGT trên

Ai đưa cỗ máy chiến tranh Mỹ đến Việt Nam là câu chuyện dài, rất dài, nhưng những ai khiến Nội các Lyndon Johnson đi đến quyết định rút dần khỏi Việt Nam là câu chuyện chỉ xảy ra trong vài tháng.

Chỉ vài tháng, sau sự kiện Mậu thân 1968, cuộc tham chiến của Mỹ tại Việt Nam đã bắt đầu được định đoạt, từ những bàn tính trong Nhà Trắng, Lầu Năm Góc và Bộ Ngoại giao…

Từ yêu cầu của William Westmoreland

Theo Townsend Hoopes, nguyên Thứ trưởng Quốc phòng Mỹ phụ trách không quân 1967-1969 (trong bài viết trên The Atlantic Monthly), sự kiện Mậu Thân đã làm thay đổi nghiêm trọng đán.h giá về sự tham chiến của Mỹ tại Việt Nam. Tất cả bắt đầu vào ngày 26-2-1968, khi bức điện của tướng Earle Wheeler gửi về Washington từ Sài Gòn. Trước đó ít ngày, Wheeler được Lyndon Johnson phái sang Nam Việt Nam tìm hiểu xem tướng William Westmoreland thật sự cần gì. Nội dung bức điện ghi rằng Westmoreland cần bổ sung thêm 206.000 quân, chia làm ba đợt – đợt một với 107.000 quân gửi sang Việt Nam vào trước ngày 1-5-1968; đợt hai 43.000 quân vào trước 1-9-1968 và đợt cuối 56.000 quân vào trước tháng 12 cùng năm. Trong đó, bộ binh gồm 171.000 người, không quân 22.000 và hải quân 13.000. Với những người tham gia cuộc họp về bức điện Wheeler, hầu hết đều ngạc nhiên.

Tư lệnh Hải quân Paul Ignatius lên tiếng: Tại sao lính Mỹ đã giế.t được hơn 30.000 kẻ thù sau sự cố Mậu Thân mà Westmoreland lại cần bổ sung quân? Townsend Hoopes cũng có ý kiến tương tự. Phần mình, Bộ trưởng Quốc phòng Robert McNamara nói rằng, nếu đáp ứng yêu cầu Westmoreland, Mỹ phải vét sạch lực lượng dự bị với tổn phí 10 tỉ USD trong 12 tháng đầu (thời điểm đó, McNamara đang lập bản kế hoạch ngân sách quốc phòng, năm tài khóa bắt đầu từ tháng 7-1968, với tổng ngân sách khoảng 90 tỉ USD, trong đó 30 tỉ USD dành cho cuộc chiến Việt Nam).

Những ai ngăn cản cuộc chiến leo thang? - Hình 1

Tổng thống Lyndon Johnson trong chuyến kinh lý Nam Việt Nam (tháng 10-1966)

Trước đó, khi chuẩn bị thay McNamara ghế Bộ trưởng Quốc phòng, Clark Clifford đã được Tổng thống Johnson giao quyền chỉ huy nhóm Lực lượng đặc biệt về Việt Nam với mục đích điều tra yêu cầu Westmoreland. Bản thân Clifford luôn hoài nghi khả năng thành công quân sự tại chiến trường Việt Nam. Ông thường hỏi đồng nghiệp Lầu Năm Góc rằng, liệu việc tăng cường quân số Mỹ tại Việt Nam có giúp Washington tiếp cận gần hơn các mục tiêu chính trị? McNamara cũng bắt đầu nhìn vấn đề bằng cách đán.h giá mang khuynh hướng bi quan. Cùng ý nghĩ McNamara và Clifford là Thứ trưởng Quốc phòng Paul Nitze.

Nhân vật này luôn yêu cầu đán.h giá lại sự can thiệp tại Việt Nam với góc nhìn rộng hơn ở khía cạnh quyền lợi cụ thể và rằng “bất luận kết quả ở Việt Nam như thế nào, chúng ta cũng sẽ thất bại nếu cuộc chiến lan rộng đến điểm quân sự trực tiếp đối mặt Trung Quốc và Liên Xô”. Trong cùng thời gian, thông tin về yêu cầu bổ sung quân của Westmoreland được báo chí tiếp cận. Quốc hội chỉ trích Westmoreland. Thăm dò của Viện Gallup cho thấy 49% dân Mỹ bắt đầu nghĩ rằng sự tham chiến bằng cách đổ quân Mỹ sang Việt Nam là chính sách sai lầm. Tờ New York Times gọi đó là “một thảm họa”…

Ngày 15-3-1968, Tổng thống Johnson nhận bản ghi nhớ 8 trang tuyệt mật gửi từ Đại sứ Mỹ tại Liên Hiệp Quốc Arthur Joseph Goldberg, ghi rằng Mỹ nên ngừng đán.h bom Việt Nam để bắt đầu quá trình thương lượng. Trong cuộc họp bộ sậu chiến tranh vào thứ Bảy 16-3-1968, Johnson – khi nhắc đến yêu cầu Goldberg – nói: “Có một điều tôi muốn làm rõ: Tôi sẽ không ngưng đán.h bom. Tôi nghe quá nhiều tranh luận về chuyện này và bây giờ tôi không muốn bàn cãi thêm. Tôi đã quyết định. Tôi sẽ không ngưng”. Hôm sau, Johnson đến khu vực Trung Tây Mỹ để phát biểu tại Liên đoàn Doanh nghiệp quốc gia và Liên đoàn Nông dân quốc gia. Nện tay vào bục thuyết trình, Johnson gằn giọng: “Tổng thống của các bạn đến đây để yêu cầu các bạn cũng như mọi công dân khác trên đất nước này hãy cùng chúng tôi nỗ lực giành chiến thắng, giành hòa bình và hoàn thành công việc phải hoàn thành. Không nhầm lẫm gì trong vấn đề Việt Nam. Tôi không muốn bất kỳ người nào ở đây nghĩ ngược lại. Chúng ta sẽ chiến thắng”.

Trở về Washington DC tham dự Hội thảo chính sách đối ngoại quốc gia tổ chức tại Bộ Ngoại giao, Johnson lại nhấn mạnh sự quyết tâm giành chiến thắng tại Việt Nam. Trước thái độ Johnson, nhóm quân sự chủ trương “nghị hòa” bắt đầu chán nản. Townsend Hoopes điện Paul Warnke, thông báo mình sắp từ chức. Paul Warnke trấn an: “(Bộ trưởng Quốc phòng Clark) Clifford chưa bỏ cuộc. Tôi không nghĩ chúng ta lại bỏ cuộc khi nào Clifford còn cố gắng”.

Những ai ngăn cản cuộc chiến leo thang? - Hình 2

Video đang HOT

Clark Clifford và Tổng thống Johnson

Bài diễn văn chuyển hướng

Ngày 22-3-1968, Johnson gặp nhóm cố vấn riêng (trong đó có tùy viên báo chí George Christian và cố vấn Harry McPherson). Đầu tháng 2-1968, vài ngày sau vụ Mậu Thân, Johnson đã yêu cầu Harry McPherson soạn bài diễn văn về chủ trương Mỹ xung quanh vấn đề Việt Nam. Một phần trong bài diễn văn – dù không nói đến việc tăng cường quân số Mỹ tại Việt Nam – có đoạn đề xuất kế hoạch động viên thêm 50.000 quân và khước từ tất cả đề nghị ngưng đán.h bom Bắc Việt… Cần nhắc lại, một năm trước, mùa xuân 1967, McNamara từng đề nghị ngưng đán.h bom một phần nhưng Johnson lúc đó vẫn từ chối…

Đêm 22-3-1968, trong trạng thái nửa tỉnh nửa ngủ, (cố vấn tổng thống) Harry McPherson nảy ra một ý quan trọng. Sáng hôm sau, ông viết vội bản ghi nhớ ngắn gửi Johnson, nội dung ngưng né.m bo.m không điều kiện tại Việt Nam tại vĩ tuyến 20, đồng thời yêu cầu Hà Nội không tấ.n côn.g Sài Gòn cũng như nhiều thành phố lớn khác tại Nam Việt Nam. Trước sự ngạc nhiên của McPherson, Johnson chuyển bản ghi nhớ cho Ngoại trưởng Dean Rusk rồi chuyển tiếp cho Đại sứ Mỹ tại Sài Gòn Ellsworth Bunker.

Ngày 25 và 26-3-1968, nhóm cố vấn cấp cao về vấn đề Việt Nam họp tại Nhà Trắng. Họ gồm Dean Acheson (Ngoại trưởng thời Harry Truman); George Ball (Thứ trưởng Ngoại giao thời John F. Kennedy và Lyndon Johnson); McGeorge Bundy (trợ lý đặc biệt Kennedy và cố vấn an ninh quốc gia cho Johnson); Douglas Dillon (Đại sứ Mỹ tại Pháp thời Dwight Eisenhower và Bộ trưởng Tài chính thời Kennedy); Cyrus Vance (Thứ trưởng Quốc phòng thời McNamara và chuyên gia gỡ rối ngoại giao của Johnson); Arthur Dean (chuyên gia đàm phán Triều Tiên); John J. McCloy (cao ủy tại Tây Đức thời Truman và trợ lý Bộ trưởng Chiến tranh thời Thế chiến thứ hai); tướng Omar Bradley (Chủ tịch Ban Tham mưu liên quân Hoa Kỳ đầu tiên); tướng Maxwell Taylor (cựu Đại sứ Mỹ tại Sài Gòn); Henry Cabot Lodge (cựu Đại sứ Mỹ tại Sài Gòn); Arthur Goldberg (Đại sứ Mỹ tại Liên Hiệp Quốc)… Trong cuộc họp, tất cả tin tức về chiến trường Việt Nam đều được trình bày, trong đó có thông tin từ Lầu Năm Góc, Bộ Ngoại giao, CIA…

Hai ngày sau, 28-3-1968, Clifford gặp riêng (cố vấn tổng thống) Harry McPherson trong văn phòng Ngoại trưởng Dean Rusk. Không nhân vật nào khác từ Lầu Năm Góc hiện diện trong cuộc họp bàn về việc chỉnh sửa bài diễn văn cho Johnson (dự kiến đọc vào 3 ngày sau). Nội dung tất nhiên không đáp ứng yêu cầu tăng quân của Westmoreland mà theo đề nghị rút quân dần được đưa ra bởi nhóm “nghị hòa” (Townsend Hoopes, Paul Nitze, Phil G. Goulding…) dưới sự cầm chịch của Clark Clifford. Bản diễn văn nháp cuối cùng được nhóm Clark Clifford-Dean Rusk cùng nhất trí có nội dung rằng Mỹ chấm dứt đán.h bom vô điều kiện tại vĩ tuyến 22 và hứa ngưng đán.h bom hoàn toàn nếu Hà Nội đảm bảo họ không tấ.n côn.g khu phi quân sự cũng như các thành phố lớn tại Nam Việt Nam.

Sáng thứ Sáu 29-3-1968, Harry McPherson nộp bản diễn văn cho Johnson, với mảnh ghi chú nhỏ ghi rằng bài diễn văn “thể hiện quan điểm của các cố vấn hàng đầu tổng thống”… 9 giờ tối Chủ nhật 31-3-1968, từ Nhà Trắng, Lyndon Johnson đọc bài diễn văn: “Chào các công dân Mỹ, tối nay tôi muốn nói với các bạn về hòa bình tại Việt Nam và Đông Nam Á… Tôi bắt đầu thực hiện bước đầu tiên trong việc giảm dần tình trạng leo thang cuộc xung đột. Chúng tôi sẽ giảm mức độ thù địch…, một cách đơn phương và lập tức”. “Chúng tôi sẽ ngừng đán.h bom” – Johnson nói tiếp – tại những khu vực có gần 90% dân số Bắc Việt và rằng “tôi mong ông Hồ Chí Minh phản hồi tích cực cho bước tiến mới đi đến hòa bình này”…

***

Tại sao Lyndon Johnson cuối cùng ngã theo chủ trương hòa hoãn cho cục diện chiến trường Việt Nam một cách bất ngờ, so với loạt tuyên bố hiếu chiến chỉ mới vài ngày trước? Theo Townsend Hoopes, sự thay đổi của Johnson có lẽ do sự thắng thế tại cuộc bầu cử sơ bộ của ứng cử viên tổng thống Robert Kennedy; thái độ phản đối gay gắt cuộc leo thang chiến tranh Việt Nam trong Quốc hội và sự thù địch công khai của giới báo chí…

Trong sự kiện trên, vai trò của Clark Clifford rất đáng kể (chính Clifford là người đặt ra thuật từ “ Việt Nam hóa chiến tranh”). Ông đã thực hiện chiến dịch vận động không chỉ trong Lầu Năm Góc mà còn Bộ Ngoại giao cũng như nhiều thành viên quan trọng trong nhóm cố vấn cấp cao tổng thống. Nhận xét về quyết định ngưng leo thang chiến tranh Việt Nam của Johnson, Clifford nói: “Các tổng thống luôn có những quyết định khó khăn và đi đến quyết định theo nhiều cách kỳ lạ. Tôi chỉ có thể biết rằng quyết định này, khi cuối cùng được tiến hành, là một quyết định đúng”. Chính xác hơn, chiến dịch (chủ hòa) của nhóm Clark Clifford chỉ là giọt nước tràn ly. Bản thân Lyndon Johnson – trong một khoảnh khắc trực nghiệm cá nhân nào đó – đã nhận ra rằng sự theo đuổi chính sách can thiệp Việt Nam trực tiếp bằng hành động quân sự là không còn cần thiết…

Theo Cao Minh

PetroTimes

Hội chứng Việt Nam cơn ác mộng vẫn còn ám ảnh nước Mỹ

Không có những biểu tượng của chủ nghĩa anh hùng, niềm vinh quang, lòng yêu nước hay bài học đạo đức thường thấy ở các đài tưởng niệm chiến tranh, Bức tường Chiến tranh Việt Nam chỉ là ký ức buồn đau của quá nhiều người Mỹ thời trai trẻ...

Phần lớn người Mỹ muốn nói hoặc đề cập tới một cuộc chiến lâu dài và tổn thất nhất của đất nước họ - cuộc chiến duy nhất mà Mỹ thất bại.

Kết quả là đầu những năm 1980, cuộc chiến ấy tạo ra một làn sóng thu hút: Hollywood, mạng lưới truyền hình, ngành công nghiệp âm nhạc hướng tới Việt Nam như một "điểm đến văn hoá"; các học giả, phóng viên, những cựu binh Mỹ từng tham chiến ở Việt Nam thì tung ra hàng loạt ấn phẩm về cuộc xung đột, đặc biệt là những tâm điểm các bài học và hậu quả để lại.

Hội chứng Việt Nam - cơn ác mộng vẫn còn ám ảnh nước Mỹ - Hình 1

Bức tường Chiến tranh Việt Nam chỉ là ký ức buồn đau của quá nhiều người Mỹ thời trai trẻ

Rất nhiều người cho rằng, cuộc chiến ấy đã làm tổn hại tới quan điểm, thể chế và chính sách đối ngoại của Mỹ. George R. Kennan mô tả, Chiến tranh Việt Nam "là tai họa tồi tệ nhất với mọi công việc mà Mỹ đảm nhận trong suốt 200 năm lịch sử".

Thất bại trong cuộc chiến, ảnh hưởng kinh tế do những khoản chiến phí khổng lồ (nhiều người ước tính là 167 tỉ USD) đã khiến cho nước Mỹ lâm vào tình trạng lạm phát hai con số, nợ liên bang tăng vọt, kinh tế và mức sống sụt giảm trong giai đoạn dài từ cuối những năm 1960 tới 1990.

Mỹ cũng phải trả giá đắt về chính trị cho Chiến tranh Việt Nam. Đó là lòng tin của người dân vào chính phủ giảm sút. Họ thấy hoài nghi về sự chân thực và năng lực của những người lãnh đạo.

Thực tế là sau cuộc chiến, ngày càng có nhiều người Mỹ hoài nghi và bất tín với chính quyền. Quân đội "mang tai tiếng" trong nhiều năm. Một điều chưa từng có trước đây: Nước Mỹ sau Chiến tranh Việt Nam không có sự tôn trọng hay tin tưởng của các tổ chức công chúng.

Họ lo lắng với lời kêu gọi của các quan chức trong việc can thiệp tại nước ngoài với ngọn cờ dân chủ, tự do. Lưỡng đảng thì nhất trí rằng, chính sách ngoại giao của Mỹ được ủng hộ từ những năm 1940 đã tan rã.

Phe đa số của đảng Dân chủ trong Quốc hội Mỹ năm 1973 còn ban hành nghị quyết Quyền quyết định chiến tranh, trong đó không cho phép tổng thống gửi quân đội ra nước ngoài chiến đấu hơn 90 ngày mà không có sự chấp thuận của quốc hội. Quan ngại bị sa lầy khiến nhiều người Mỹ tỏ ra miễn cưỡng với chính sách can thiệp quân sự tại các nước thuộc Thế giới thứ ba.

Khuynh hướng "tự cô lập mới" mà cựu Tổng thống Richard M. Nixon từng gọi là "Hội chứng Việt Nam" trở nên rõ ràng hơn trong những cuộc tranh cãi công khai về các chính sách can thiệp của Ronald Reagan tại Nicaragua và quyết định của George Bush cha với lực lượng Iraq tại Kuwait.

Mặc dù chiến thắng trong Chiến tranh vùng Vịnh thuộc về Mỹ và đồng minh, nhưng lo ngại về chính sách can thiệp lại xuất hiện trong những lần tranh cãi về cam kết điều động lực lượng gìn giữ hoà bình Mỹ của cựu Tổng thống Bill Clinton tại Somalia và Bosnia.

Rõ ràng là, hàng chục năm trôi qua khi Chiến tranh Việt Nam kết thúc, xung đột tiếp tục phủ bóng đen lên tâm trí nhiều người Mỹ. Và những nhà hoạch định chính sách ngoại giao cùng nhất trí nhiều điều rõ ràng là: Mỹ chỉ nên sử dụng vũ lực như một phương sách cuối cùng; chỉ khi lợi ích quốc gia rõ ràng liên quan; chỉ khi có sự ủng hộ mạnh mẽ của người dân và chỉ khi có khả năng giành chiến thắng nhanh chóng, ít tốn kém.

Hội chứng Việt Nam - cơn ác mộng vẫn còn ám ảnh nước Mỹ - Hình 2

Người Mỹ đã trả giá đắt cho cuộc chiến tranh Việt Nam

Cuối cùng, còn một thực tế khác nổi lên. Người ta biết rõ điều ấy với sự trở về của các cựu chiến binh. Mỹ có vẻ lảng tránh với thực tế: hơn 2 triệu người đã tới Việt Nam; 1,6 triệu người trực tiếp tham chiến; 300.000 người bị thương, rất nhiều người gặp các vấn đề tâm lý; 2.387 người trong danh sách mất tích và hơn 58.000 người chế.t.

Thực tế, hầu như chính phủ Mỹ không làm gì để hỗ trợ các cựu chiến binh cùng gia đình của họ. Sau đó là sự xuất hiện của hàng loạt tác phẩm, phim ảnh, chương trình truyền hình mô tả cuộc sống của cựu binh Mỹ, những ký ức tồi tệ họ trải qua, chứng loạn thần họ gánh chịu khi tham chiến ở Việt Nam và cả khi đã trở về nhà.

Nhiều người đã nhắc tới khái niệm, các cựu binh tham chiến ở Việt Nam là nạ.n nhâ.n của cuộc chiến. Cho dù nhiều cựu binh đã thành công khi trở lại cuộc sống của những người dân bình thường, nhưng rất nhiều người thất bại.

Sau chiến tranh, nhiều cựu binh Mỹ t.ự sá.t hơn số người bỏ mạng trong chiến tranh. Có lẽ hơn trong số một triệu người trở thành vô gia cư hoặc thất nghiệp. Gần 700.000 lính quân dịch, rất nhiều người xuất thân nghèo khó, giáo dục thấp không được hưởng trợ cấp xứng đáng. Họ rất khó khăn khi tìm kiếm việc làm, duy trì các quan hệ gia đình...Bản thân phải chịu đựng bệnh tật vì các loại hóa chất quân đội Mỹ sử dụng trong chiến tranh như chất da cam hoặc mắc hội chứng rối loạn tâm lý sau chấn thương...

Dù có giảm hơn, nhưng ám ảnh Chiến tranh Việt Nam tiếp tục hằn sâu vào tâm lý người Mỹ. Trở lại năm 1988, bạn đồng hành tranh cử của Bush là Dan Quayle đã phải bảo vệ danh tiếng trước những thông tin được tiết lộ rằng, ông đã từng dùng những quan hệ chính trị của gia đình để vào Lực lượng phòng vệ quốc gia Indiana năm 1969, nhằm tránh chế độ quân dịch và khả năng phải thực hiện nhiệm vụ tại Việt Nam.

4 năm sau, Bill Clinton, ứng viên đảng Dân chủ tranh cử tổng thống, lại đối mặt với cáo buộc, ông đã tránh quân dịch và sau đó tổ chức cuộc biểu tình phản chiến năm 1969 khi theo theo học ở Anh. Mỗi ví dụ đều nhắc nhở người Mỹ về sự chọn lựa khó khăn của thanh niên Mỹ với một cuộc chiến mà rất nhiều người xem là "mơ hồ về đạo đức".

Người ta có thể gặp lại những ký ức nhức nhối khi tới thăm Bức tường Chiến tranh Việt Nam tại Washington DC - một trong những địa điểm thu hút nhiều du khách nhất khi tới thủ đô của Mỹ. Chỉ cao so với mặt đất vài mét, bức tường dài 75m gồm 72 tấm đá hoa cương đen quý hiếm ghép lại, tấm thấp nhất 20cm, cao nhất 3m, được đán.h số thứ tự rất khoa học. Họ tên của hơn 58.000 lính Mỹ tử trận tại cuộc chiến tranh Việt Nam được khắc lên đá hoa cương.

Không có những biểu tượng của chủ nghĩa anh hùng, niềm vinh quang, lòng yêu nước hay bài học đạo đức thường thấy ở các đài tưởng niệm chiến tranh, Bức tường Chiến tranh Việt Nam chỉ là ký ức buồn đau của quá nhiều người Mỹ thời trai trẻ...

Theo Vietnamnet

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Cô giáo xin ủng hộ tiề.n mua máy tính: "Tôi không dỗi phụ huynh"
15:14:14 30/09/2024
Bà Nguyễn Phương Hằng xuất hiện, ủng hộ 10 tỷ đồng giúp đỡ đồng bào lũ lụt
20:10:46 29/09/2024
Bão Krathon mạnh cấp 15, sẽ đi vào Biển Đông?
13:33:26 30/09/2024
Bão Krathon có khả năng đi vào Biển Đông trong 24 giờ tới
18:14:21 30/09/2024
Lũ quét, sạt lở đất tại Hà Giang khiến 5 người chế.t và mất tích
18:08:30 29/09/2024
Tài xế xe khách ở Hà Giang kể phút bất lực khi nhìn quả đồi 'đán.h úp'
10:21:38 30/09/2024
Sạt lở ở Hà Giang: Tạm dừng tìm kiếm các nạ.n nhâ.n mất tích
07:04:15 30/09/2024
Bão Krathon vào Biển Đông thành bão số 5, giật trên cấp 17
08:18:31 01/10/2024

Tin đang nóng

Nam thanh niên t.ử von.g khi livestream vụ sạt lở ở Hà Giang: Hiền lành, tích cực giúp đỡ hàng xóm
12:20:23 01/10/2024
"Chị đại hột xoàn" Lý Nhã Kỳ sốc khi Negav dát cả cây đồ hiệu dự sự kiện
12:56:31 01/10/2024
Vụ cô giáo "xin hỗ trợ laptop": 95% học sinh đi học trở lại, cô Hiệu phó đảm nhiệm giảng dạy
12:26:36 01/10/2024
Phát hiện nam rapper mang tiếng "phông bạt" nhất Việt Nam đi "quẩy" sau khi có phát ngôn bỏ học gây tranh cãi khắp MXH
13:09:49 01/10/2024
Biệt tích 3 năm mới về, chàng trai bật khóc khi mẹ chỉ vào nấm mồ đầu ngõ nói trong nước mắt
12:19:07 01/10/2024
Nam chính phim Việt giờ vàng bất hiếu, vô ơn
14:03:20 01/10/2024
Hà Anh Tuấn hát trước 2.600 khán giả tại Úc, dành tặng 500 triệu đồng giúp tr.ẻ e.m khỏi nạn mua bá.n ngườ.i
13:17:53 01/10/2024
Lọ Lem xứng danh đệ nhất "bạch nguyệt quang", Nàng Mơ bất ngờ bị gọi tên
12:22:45 01/10/2024

Tin mới nhất

Vụ nhiều học sinh nhập viện nghi ngộ độc ở Hà Nội: Sức khỏe các em ra sao?

14:11:26 01/10/2024
Trong đó, có 9 trường hợp nhẹ đã được chuyển xuống Khoa Truyền nhiễm, 3 trường hợp nặng hơn được điều trị tại Khoa Hồi sức tích cực.

Quy định mới đáng chú ý có hiệu lực từ tháng 10

10:41:32 01/10/2024
Từ tháng 10, nhiều quy định mới liên quan đến cấp phiếu lý lịch tư pháp trên VNeID, quy chuẩn đèn chiếu sáng của phương tiện giao thông, hành nghề công tác xã hội, đán.h số nhà chính thức có hiệu lực.

"Ăn sáng Hà Nội, ăn trưa Sài Gòn" nhờ đường sắt tốc độ cao

10:01:40 01/10/2024
Viễn cảnh đi tàu tốc hành Bắc - Nam để ăn sáng Hà Nội, ăn trưa Sài Gòn sẽ được hiện thực hóa thế nào? Kết quả nghiên cứu của Tư vấn lập dự án cho thấy điều này là khả thi.

Công bố hết dịch bệnh viêm da nổi cục trên trâu, bò tại xã Hà Hiệu

09:54:30 01/10/2024
Sau nhiều tháng chữa trị và thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh, đến nay 05 thôn vùng xảy ra dịch bệnh đã qua 30 ngày không phát sinh ổ dịch mới, đàn bò 12 con mắc bệnh của các hộ đã khỏe trở lại.

Lũ ống đổ về trong đêm, sơ tán khẩn cấp học sinh và giáo viên

09:44:36 01/10/2024
Đêm 30/9, mưa lớn kéo dài nhiều giờ, lũ ống bất ngờ từ trên núi đổ xuống khiến Trường phổ thông dân tộc bán trú tiểu học Lượng Minh ở huyện biên giới Kỳ Sơn (Nghệ An) ngập gần hết các phòng học

Nguy cơ sạt lở ở miền núi Quảng Trị đ.e dọ.a cuộc sống người dân

18:22:54 30/09/2024
Các địa phương tăng cường theo dõi diễn biến mưa lũ, cung cấp thường xuyên thông tin cảnh báo, dự báo và chỉ đạo, hướng dẫn người dân chủ động phòng ngừa, ứng phó hiệu quả với nguy cơ trượt, lở đất, đá.

Tìm kiếm người đàn ông mất tích khi chèo thuyền qua sông Lấp

18:17:38 30/09/2024
Trong lúc hai vợ chồng đang chèo thuyền đến giữa sông, ông N có biểu hiện co giật nên bất ngờ bị ngã xuống sông và bị nước cuốn trôi mất tích.

Vụ sạt lở nghiêm trọng tại Hà Giang: Gấp rút cứu người và thông tuyến giao thông

18:10:03 30/09/2024
Ông Phùng Viết Vinh, Chủ tịch UBND huyện Bắc Quang cho biết: Huyện đã hỗ trợ tiề.n cho các gia đình có người thiệ.t mạn.g, mất tích và bị thương do sạt lở đất.

Giải cứu an toàn hai du khách đi lạc trên đỉnh Langbiang

17:30:42 30/09/2024
Trong quá trình tham gia tìm kiếm người bị nạn, anh Krasan Sroan thuộc Đội an ninh của Khu du lịch Langbiang bị trượt ngã chấn thương, được lực lượng cứu nạn, cứu hộ đưa đến nơi an toàn.

Rãnh áp thấp nối với bão Krathon gây mưa giông trên Biển Đông, sóng cao tới 6m

10:50:57 30/09/2024
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, hiện nay (30/9) có rãnh áp thấp có trục ở khoảng 19-22 độ vĩ Bắc nối với cơn bão Krathon lúc 7h có vị trí ở vào khoảng 20,2 độ Vĩ Bắc, 122,1 độ Kinh Đông.

Cẩu xe khách và nhiều ô tô khỏi hiện trường vụ sạt lở ở Hà Giang

10:37:35 30/09/2024
Lực lượng chức năng đã huy động cần cẩu cỡ lớn để đưa xe khách và nhiều ô tô, xe máy ra khỏi hiện trường vụ sạt lở tại xã Việt Vinh, huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang.

Chị gái nạ.n nhâ.n vụ sạt lở: 'Em tôi mất tích khi đang giúp dân sơ tán đồ'

10:04:09 30/09/2024
Chị Phạm Thị Hiển (xã Việt Vinh, huyện Bắc Quang, Hà Giang) cho biết, em trai chị đã mất tích trong vụ sạt lở khi đang giúp dân sơ tán đồ đạc.

Có thể bạn quan tâm

Nhạc sĩ 'Mắt nai cha cha cha': Tôi sống lạc quan sau biến cố ta.i nạ.n

Tv show

17:05:35 01/10/2024
Sau biến cố ta.i nạ.n, Sỹ Luân nhìn nhận cuộc sống theo hướng tích cực, lạc quan hơn. Ngoài nghệ thuật, anh còn tất bật với công việc giảng dạy, truyền lửa cho các học trò.

Vừa ra mắt đã bán siêu chạy, game bom tấn bất ngờ nhận vô số chỉ trích, người chơi rủ nhau "quay lưng"

Mọt game

17:04:06 01/10/2024
Cái tên đang được nhắc tới trong câu chuyện chính là Helldivers 2 - tựa game bom tấn nhận được rất nhiều sự chú ý và cũng chỉ vừa ra mắt vào ngày 8/2 mới đây.

Ái nữ nhà sao Việt đình đám giỏi đến mức Hoa hậu Hà Kiều Anh muốn gửi con sang nhờ kèm cặp: Soi thành tích đúng là quá đỉnh

Netizen

16:57:47 01/10/2024
Vợ chồng siêu mẫu Bình Minh và doanh nhân Anh Thơ hiện là một trong những gia đình hạnh phúc của showbiz Việt. Sau nhiều năm chung sống, cặp đôi có 2 cô con gái.

Hoa sữa về trong gió - Tập 24: Nghi ngờ vợ, Hiếu muốn Linh nghỉ việc

Phim việt

16:49:12 01/10/2024
Hiếu không giấu sự bực bội, khó chịu khi nghe được những điều thị phi về vợ mình. Hiếu cũng không xác minh hay hỏi lại Linh về những điều Hoàn đã bịa đặt.

Những mẫu trang trí trên sân thượng đẹp như mơ, ai thấy cũng mê

Sáng tạo

16:48:59 01/10/2024
Sân thượng không chỉ là nơi để phơi đồ hay chứa đồ như quan niệm truyền thống mà ngày nay, nó đã trở thành một phần quan trọng trong thiết kế không gian sống hiện đại.

Phát hiện mới về vai trò của nữ giới trong nền văn hóa Moche cổ đại

Thế giới

16:44:08 01/10/2024
Nhà khảo cổ Jose Ochatoma phấn khích cho biết: Điều thú vị nhất là các vết mài mòn. Không có bề mặt nào ở khu vực này là trống trơn. Mọi thứ đều được vẽ và trang trí tỉ mỉ bằng những cảnh tượng và nhân vật thần thoại .

Rapper Diddy nỗ lực xin bảo lãnh tại ngoại lần thứ 3

Sao âu mỹ

16:35:24 01/10/2024
Diddy bổ sung thêm hai luật sư nổi tiếng vào đội ngũ pháp lý cá nhân và đệ đơn kháng cáo trong nỗ lực lần thứ 3 xin được tại ngoại trong khi chờ xét xử.

Hôm nay nấu gì: Bữa tối 4 món dân dã nhưng ăn hết sạch

Ẩm thực

16:15:16 01/10/2024
Thực đơn bữa tối với 4 món dân dã nhưng ăn hết sạch. Món ăn nào cũng ngon, dễ làm lại gần gũi ai cũng có thể thực hiện được.

Negav xin lỗi giữa liên hoàn phốt căng

Sao việt

15:57:51 01/10/2024
Nam rapper cho biết được người thân, đồng nghiệp, bạn bè... gọi điện để hỏi thăm trong mấy ngày qua. Negav gửi lời xin lỗi vì đã làm những người yêu thương anh bị thất vọng.